Kích thích phóng noãn là gì?
Phương pháp kích thích phóng noãn là cách điều trị hỗ trợ sinh sản được áp dụng với mục đích kích thích buồng trứng sản xuất và giải phóng trứng trưởng thành.
Thông thường, vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên tiết ra hormon FSH và hormon LH. Các hormone này sẽ thúc đẩy các nang trứng phát triển, trong đó có 1 nang trứng nổi trội nhất. Nồng độ LH trong máu tăng đột biến sẽ thúc đẩy nang trứng căng phồng và thành càng mỏng, yếu dẫn đến hiện tượng buồng trứng phóng ra nang noãn trưởng thành. Số nang còn lại sẽ thoái triển.
Vào thời điểm giữa chu kỳ, trứng sẽ tự rụng khi tuyến yên tiết ra hormon Gonadotropins
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải quá trình rụng trứng này ở người phụ nữ nào cũng diễn ra bình thường. Mọi nguyên nhân dẫn đến trứng rụng không đều đặn, trứng không trưởng thành,... gây rối loạn kinh nguyệt đều có thể trở thành lý do gây vô sinh nữ. Khi đó, để trứng gặp được tinh trùng, các phương pháp kích thích phóng noãn trở thành chỉ định bắt buộc để tiến hành thu thập trứng nuôi phôi (IVF) hoặc bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).
Khi nào cần kích thích phóng noãn?
Như đã đề cập đến, phương pháp kích thích phóng noãn dù là tự nhiên hay nhân tạo cần được thực hiện trong cách trường hợp sau:
- Mắc các bệnh lý khiến chức năng buồng trứng bị gián đoạn như buồng trứng đa nang (PCOS), suy buồng trứng,...
- Rối loạn nội tiết tố, cơ thể không tiết ra đủ các hormon kích thích buồng trứng phát triển hoặc thúc đẩy quá trình rụng trứng
- Ảnh hưởng từ tiền sử phẫu thuật bóc tách u hoặc cắt u, hoá xạ trị trong điều trị ung thư buồng trứng,...
Người mắc các bệnh lý về buồng trứng như PCOS có thể phải thực hiện phương pháp này
Dùng thuốc - Phương pháp kích thích phóng noãn
Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, thuật ngữ “thuốc kích thích rụng trứng” không phải là khái niệm mới lạ. Đây là phương pháp kích thích phóng noãn gần như dành cho mọi cặp đôi tại các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản hiện nay nhằm tạo ra nhiều trứng hơn và thu thập được nhiều trứng tốt hơn trong một chu kỳ kinh nguyệt.
Dưới đây là một số loại thuốc kích thích phóng noãn thường được chỉ định như sau:
Clomiphene citrate
Đây là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được đưa vào cơ thể người phụ nữ qua đường uống, chịu trách nhiệm kích thích tuyến yên để giải phóng các hormon FSH và LH. Bằng cách này, cơ thể sẽ có đủ nồng độ hormon FSH để các nang trứng nguyên thuỷ trưởng thành và đủ LH để phóng noãn khi trứng “chín”.
Phương pháp kích thích phóng noãn thường thấy nhất là tiêm thuốc
Gonadotropin
Đây là hormone do vùng dưới đồi diễn ra. Có hợp chất này, tuyến yên mới nhận được tín hiệu và tiết ra hormon FSH và LH kể trên.
Đồng thời, sau khi trứng đã được kích thích để lớn lên, các bác sĩ có thể tiêm thêm hormon này vào người vợ để kích thích trứng “rụng” xuống. Ngay sau đó, các chuyên gia sẽ thu thập trứng để lưu trữ hoặc chuẩn bị cho quá trình nuôi phôi, chuyển phôi trong chu trình IVF.
Metformin
Nếu người phụ nữ được chẩn đoán hoặc nghi ngờ hiếm muộn do kháng insulin, có tiền sử buồng trứng đa nang thì sẽ được chỉ định dùng loại thuốc này. Nó giúp cải thiện sự nhạy cảm của insulin và giảm nồng độ androgen, từ đó kích thích khả năng rụng trứng.
Bạn có thể phải kích nhiều liều thuốc rụng trứng để nuôi được phôi chất lượng
Letrozole
Là một loại thuốc ức chế aromatase, giúp tăng sản xuất hormone FSH và LH, kích thích sự phát triển của nang trứng. Tuy nhiên, thuốc kích thích phóng noãn này ít được sử dụng hơn do ảnh hưởng của nó chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Bromocriptine
Đối với các trường hợp rối loạn phóng noãn liên quan đến tình trạng prolactin do tuyến yên tiết ra quá nhiều thì bệnh nhân có thể được dùng thuốc này.
Xem thêm: Tiêm kích trứng có đau không? Quy trình tiêm như thế nào?
Phương pháp kích thích phóng noãn bằng thuốc có an toàn không? Có tác dụng phụ gì?
Nhìn chung, phương pháp kích thích phóng noãn bằng thuốc vẫn được xem là an toàn do các bác sĩ đã kiểm soát liều lượng, loại thuốc phù hợp với từng ca bệnh. Tuy nhiên, không loại trừ được các trường hợp bạn bị kích thích phóng noãn dẫn đến gặp các biến chứng như:
Đa thai
Mặc dù chỉ có 10% các mẹ sẽ mang đa thai khi tiêm thuốc kích trứng. Tuy nhiên, nếu tăng liều thuốc tới 30% thì tỷ lệ mang thai ba, mang thai nhiều hơn ba sẽ tăng lên.
Lưu ý rằng, tử cung của người phụ nữ được tạo ra để nâng đỡ một em bé nên nếu mang đa thai thì gánh nặng lên cơ quan sinh sản là rất lớn. Khi đó, mẹ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng sản khoa như sinh non, sảy thai, em bé sinh ra nhẹ cân hơn,... Hay tiền sản giật, nhiều khả năng bị băng huyết, tử vong,...
Mẹ có thể gặp biến chứng mang đa thai
Quá kích buồng trứng (OHSS)
Đây là biến chứng được nhắc đến nhiều nhất của phương pháp kích thích phóng noãn. Trong trường hợp một lượng thuốc kích thích quá lớn được tiêm vào cơ thể, buồng trứng dễ bị phù nề và gây ra cảm giác đau đớn.
Mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng thường tự biến mất nhưng mẹ có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Đau bụng nhẹ
- Chướng bụng
- Buồn nôn
- Nôn
- Tiêu chảy
Đặc biệt, nếu may mắn đậu thai, các biểu hiện khó chịu này có thể kéo dài tới vài tuần. Trong trường hợp hiếm gặp khác, nó có thể gây ra tăng cân nhanh, sưng to buồng trứng, tràn dịch ổ bụng và khó thở.
Người phụ nữ có thể cảm thấy đau bụng, buồn nôn và khó chịu nếu dùng thuốc liều cao
Tăng nguy cơ phát triển các khối u buồng trứng
Có thể ngay sau khi được tiêm thuốc kích thích buồng trứng, bạn sẽ không gặp vấn đề sức khoẻ gì luôn nhưng hậu quả của nó sẽ đến trong tương lai. Một số phụ nữ sử dụng loại thuốc này có thể làm tăng tỷ lệ có các khối u buồng trứng trong tương lai, đặc biệt là phụ nữ chưa từng mang thai hoặc phải kích thích buồng trứng nhiều lần.
Lưu ý khi thực hiện các phương pháp kích thích phóng noãn
Để sớm ngày đón “vía lành” đậu thai, cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ cả về tài chính và nền tảng tâm lý vững chắc. Đồng thời, bạn có thể tham khảo lời khuyên tử các chuyên gia về chế độ dinh dưỡng như sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Đa dạng thức ăn mỗi bữa, tăng thêm các bữa ăn phụ ngoài bữa chính
- Bổ sung thêm nhiều loại cá, dầu thực vật và hạt
- Hạn chế chất béo động vật hoặc chất béo chuyển hoá nhanh trong đồ ăn nhanh, đồ chiên rán
- Hạn chế tối đa việc hút thuốc, uống cafe, uống rượu
Bên cạnh đó người vợ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, luyện tập thể dục thể thao quá sức, hạn chế quan hệ vợ chồng để ảnh hưởng đến chu kỳ hỗ trợ sinh sản đang thực hiện.
Phối hợp chặt chẽ với Khoa Phụ Sản, Trung tâm Hiếm muộn và Nam học Công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông) đã được nhiều cặp đôi kém may mắn tin tưởng. lựa chọn là nơi gửi gắm niềm mong mỏi thiên thần nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Trực tiếp thăm khám, chữa trị và phẫu thuật là các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu như:
- Bác sĩ Trần Minh Thắng (Nguyên Trưởng khoa Sản Phụ, Bệnh Viện Chuyên khoa Nam Học và Hiếm Muộn Việt Bỉ)
- Ths.Bs Lê Vũ Hải Duy - Chuyên gia hỗ trợ sinh sản và nam khoa
- Ths.Sinh học Nguyễn Thị Thu Thủy - Chuyên viên phôi
- …
Bệnh nhân chuyển phôi tại Trung tâm IVF Phương Đông
Thực hiện tại Phòng Lab hiện đại, đầy đủ các trang thiết bị như máy kiểm soát độ ẩm, O2, CO2,... Thiết kế phòng Lab đặt giữa các phòng lấy tinh trùng, phòng phẫu thuật tạo thành quy trình khép kín, đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng cho khách hàng. Đặc biệt, Trung tâm tiên phong trong áp dụng mô hình DFT 1:1 để nâng tỷ lệ điều trị thành công cho các ca hiếm muộn lên đến 86%.
Ngoài ra, áp dụng mô hình DFT 1:1 song song với phác đồ điều trị trúng đích còn giúp khách hàng tiết kiệm chi phí thuốc men, thủ thuật cho các cặp vợ chồng chưa may mắn. Hơn nữa, đề cao sức khỏe tinh thần trong quá trình hỗ trợ sinh sản, Trung tâm IVF Phương Đông phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tinh thần để hỗ trợ cha mẹ xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, sẵn lòng đón con khi nhận được “duyên lành”.
Cặp đôi đón con, kết thúc hành trình IVF tại Phương Đông
Có thể nói, phương pháp kích thích phóng noãn là một trong những tiến bộ vượt bậc, góp phần nâng cao tỷ lệ mang thai cho các cặp đôi hiếm muộn. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn các Bệnh viện uy tín để điều trị nhẹ nhàng, an toàn, tránh xa các rủi ro sức khoẻ đáng tiếc.