Polyp túi mật 7mm có nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh hay không?

Thiên Hương

29-12-2022

goole news
16

Polyp túi mật là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi do các vấn đề về tiêu hóa. Phụ thuộc vào kích thước của polyp mà căn bệnh có mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, polyp túi mật 7mm được nhận định là căn bệnh không đáng lo ngại, có thể điều trị hoàn toàn nếu được phát hiện nhanh chóng.

Polyp túi mật và Polyp túi mật 7mm là bệnh gì?

Polyp túi mật là hình thái tổ chức xuất phát ở thành túi mật phát triển lồi vào bên trong thành túi mật. Các hình thái có cấu trúc bản chất khác nhau, có thể lành tính hoặc ác tính. 

Các polyp túi mật không có triệu chứng gì đáng kể, nếu polyp biến chứng người bệnh sẽ bị sốt, đau,... Polyp thay đổi kích thước một cách nhanh chóng, kích thước polyp lớn hơn 10mm, không có cuống thì nguy cơ căn bệnh chuyển biến thành ác tính.

Polyp túi mật 7mm là giả u, tổn thương dạng u có kích thước 7mm trên bề mặt của niêm mạc túi mật. Người bệnh thường nhầm lẫn polyp túi mật 7mm và sỏi túi mật 7mm. Trong khi polyp túi mật 7mm là xuất hiện dạng u kích thước 7mm bên trong niêm mạc của túi mật, còn sỏi túi mật 7mm là xuất hiện những viên sỏi có kích thước 7mm nằm ở đường dẫn mật hay trong túi mật.

Polyp túi mật kích thước 7mm.

Polyp túi mật kích thước 7mm.

Polyp túi mật 7mm - nguyên nhân từ đâu?

Có nhiều yếu tố làm xuất hiện polyp trong túi mật như:

  • Béo phì
  • Mỡ trong máu cao
  • Gan mật có chức năng hoạt động kém
  • Hàm lượng cholesterol có trong máu lớn
  • Mắc các loại viêm gan A, B, C, D, E

Đây là những yếu tố có khả năng làm xuất hiện polyp ở túi mật. Hiện nay, khoa học vẫn chưa chứng minh được mối quan hệ giữa các yếu tố kể trên đối với việc xuất hiện polyp ở túi mật.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống sinh hoạt cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp ở túi mật, đặc điểm là thói quen ăn uống không phù hợp ở người trẻ tuổi. Bệnh polyp túi mật hoàn toàn có thể ngăn chặn thông qua việc hạn chế dung nạp lượng cholesterol, sử dụng các loại thực phẩm như yến mạch, đậu, hạt, chất béo thực vật,... 

Hình ảnh túi mật có polyp.

Hình ảnh túi mật có polyp.

Dấu hiệu, cách nhận biết bệnh polyp túi mật 7mm

Các chuyên gia y tế cho biết rằng, người bệnh hầu hết không có dấu hiệu gì rõ ràng về bệnh polyp túi mật mà chỉ phát hiện bệnh trong quá trình kiểm tra sức khỏe, khám tổng quát,... Trường hợp nặng, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau tức, đầy hơi, chướng bụng, cứng vùng bụng dưới sườn, chậm tiêu,... Tuy nhiên, những triệu chứng này còn mơ hồ làm người bệnh nhầm lẫn với các căn bệnh về gan, mật. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như chụp MRI, siêu âm,... để xác định bệnh polyp túi mật.

Nếu người bệnh mắc bệnh polyp túi mật 7mm, một số dấu hiệu thường gặp đó là:

  • Người bệnh cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu
  • Người bệnh luôn trong trạng thái chóng mặt, buồn nôn,...
  • Thường xuyên bị đau ở mạn sườn bên phải trong quá trình sinh hoạt, làm việc sinh hoạt trở nên khó khăn hơn. Nếu cơn đau trở nặng người bệnh không thể hoạt động được.

Polyp túi mật 7mm làm đau thắt bụng.

Polyp túi mật 7mm làm đau thắt bụng.

Lời khuyên của các chuyên gia dành cho bệnh nhân mắc bệnh polyp túi mật 7mm:

Polyp túi mật 7mm là căn bệnh phổ biến hiện nay. Đây là căn bệnh lành tính và ít gây nguy hiểm đối với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân mắc bệnh này nhưng vẫn ăn uống nghỉ ngơi bình thường thì không phải lo lắng. Tuy nhiên, không được chủ quan khi mắc bệnh, dù nó là căn bệnh lành tính nhưng không thể mất đi. Mặc khác, kích thước của polyp sẽ phát triển lớn dần và nguy cơ gặp phải biến chứng là rất cao. Do đó, bệnh nhân nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để làm chậm và ngăn chặn quá trình phát triển của polyp túi mật.

Xây dựng chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh:

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống là việc làm vô cùng quan trọng đối với người bệnh túi mật có polyp 7mm, bệnh nhân nên thay đổi việc ăn uống của mình, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể như:

  • Bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng giàu tinh bột như: đậu, hạt, yến mạch, ăn cá hồi…
  • Bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn các loại rau xanh như bắp cải, su hào, cà rốt,…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ, cholesterol, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh…
  • Hạn chế ăn lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol, nên ăn lòng trắng trứng gà.
  • Hạn chế uống rượu bia, các loại nước uống có nồng độ cồn cao.
  • Tăng cường vitamin và chất xơ thông qua việc ăn nhiều rau củ, trái cây .
  • Ăn thực phẩm nhiều chất đạm như đậu, cá,... 
  • Ăn thực phẩm có chứa các chất béo tự nhiên như bơ, hạnh nhân, óc chó,.. 
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá.
  • Tăng cường uống nước để đào thải, loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể.

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh.

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh.

Luyện tập thể dục thể thao: 

Người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Việc tập thể dục thể thao nên được điều chỉnh ở mức độ phù hợp với cơ thể của mỗi người, điều đó giúp cơ thể luôn ở trạng thái ổn định.

Bổ sung Vitamin cho cơ thể: 

Sử dụng các loại trái cây tươi thường xuyên để cung cấp các loại vitamin cho cơ thể như vitamin B, vitamin C, vitamin D,... Người bệnh cũng có thể sử dụng nước ép từ các loại trái cây tươi để sử dụng.

Sử dụng những sản phẩm nhằm hỗ trợ điều trị: 

Trên thị trường, xuất hiện nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh polyp túi mật 7mm. Trong đó, PYLOLYP là sản phẩm được bác sĩ khuyến khích và người bệnh tin dùng. Sản phẩm này có nguồn gốc từ Mỹ và được sử dụng để điều trị bệnh polyp túi mật 7mm trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, trước khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị này, bệnh nhân nên nhận được tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để biết được sản phẩm có phù hợp với tình trạng bệnh hay không, những tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm.

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, người bệnh mắc bệnh polyp túi mật 7mm nên khám định kỳ 6-12 tháng/lần để có thể theo dõi bệnh tình, theo dõi sự phát triển của polyp để có những phương pháp điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị polyp túi mật 7mm

Túi mật là cơ quan quan trọng của cơ thể, có vai trò co bóp giúp đẩy dịch mật xuống bộ phận ruột non với nhiệm vụ phân hủy chất béo, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Vì vậy, khi xuất hiện polyp ở túi mật, các bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước của polyp để đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.

Các polyp túi mật hầu hết đều lành tính và có thể khỏi bệnh nếu người bệnh dùng thuốc và áp dụng chế độ ăn uống phù hợp. Những trường hợp polyp có kích thước lớn, lớn hơn 1cm kèm theo những nguy cơ bệnh ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân.

Khi căn bệnh diễn biến ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Khi căn bệnh diễn biến ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Những người bệnh có polyp kích thước nhỏ, cần phải theo dõi tình hình bệnh và khám định kỳ trong 1-2 năm. Nếu polyp lành tính và không có dấu hiệu phát triển thì không cần phải có sự can thiệp của y học.

Polyp túi mật 7mm có nguy hiểm đến người bệnh không?

Bệnh polyp túi mật kích thước 7mm không đáng lo ngại nếu người bệnh có những biện pháp phòng ngừa phù hợp từ sớm. 

Polyp túi mật 7mm cần phải theo dõi thường xuyên

Polyp túi mật 7mm là những hình dáng u, thịt thừa ở bên trong niêm mạc của túi mật, tỷ lệ căn bệnh này lành tính lên đến 90%. Đối với kích thước polyp nhỏ hơn 5mm, người bệnh không cần phải lo ngại. Người bệnh có kích thước polyp túi mật 6-7mm thì cần chú ý theo dõi sức khỏe, nên đi khám định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sự phát triển của polyp, tránh nguy cơ gây ung thư. Nếu sau đó bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, sốt,... thì polyp đã phát triển lan rộng, nguy cơ polyp ác tính rất cao, vì vậy nên nhanh chóng đi khám để nhận tư vấn và điều trị kịp thời.

Điều chỉnh lối sống giúp ngăn ngừa rủi ro

Theo khảo sát, có khoảng 6-7% bệnh nhân mắc bệnh polyp túi mật 7mm có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đau tức, khó chịu,... dẫn đến các biến chứng về viêm đường mật, viêm túi mật. Tình trạng này gia tăng nếu người bệnh sử dụng các loại thực phẩm giàu cholesterol, đồ ăn dầu mỡ, chiên xào, bia rượu, thuốc lá,... Do đó, bệnh nhân phải xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng quá trình lưu thông dịch mật.

Sỏi túi mật 7mm có nguy hiểm không?

Bên cạnh câu hỏi Polyp túi mật 7mm có nguy hiểm? thì Sỏi túi mật 7mm có nguy hiểm? cũng là một trong những câu hỏi được mọi người quan tâm. Và bênh sỏi túi mật là căn bệnh nguy hiểm vì biến chứng của bệnh xảy ra đột ngột, không thể dự báo trước. Việc các viên sỏi xuất hiện bên trong túi mật làm cản trở quá trình lưu thông của dịch mật trong quá trình thực hiện các chức năng của mình.

Một số biến chứng của bệnh sỏi túi mật 7mm là viêm túi mật, hoại tử túi mật, tắc nghẽn mật chủ, tắc nghẽn ống tụy, tắc ruột do sỏi mật, ung thư túi mật.

Người bị polyp túi mật 7mm nên thường xuyên kiểm tra định kỳ.

Người bị polyp túi mật 7mm nên thường xuyên kiểm tra định kỳ.

Tóm lại, polyp túi mật 7mm là căn bệnh có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, để có thể điều trị nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh phải thực hiện lời khuyên của các chuyên gia như: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể hay sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn sẵn sàng khám và điều trị các bệnh nhân polyp túi mật 7mm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,429

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám