Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Dương Minh Ngọc

27-08-2022

goole news
16

Rối loạn kinh nguyệt luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm trên các diễn đàn sức khỏe. Hiện tượng này xảy ra ở tuổi dậy thì, sau sinh hay giai đoạn tiền mãn kinh, chủ yếu do thay đổi nội tiết tố. 

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là một biểu hiện tự nhiên, là dấu hiệu theo dõi sức khỏe phụ nữ nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Rối loạn kinh nguyệt chính là sự bất bình thường của chu kỳ kinh nguyệt và các biểu hiện về kinh nguyệt nói chung. Thực tế chứng minh, phần lớn tình trạng này diễn trong thời gian dài sẽ không tốt. Nếu không kịp thời phát hiện điều trị sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. 

Rối loạn kinh nguyệt khiến nhiều chị em lo lắngRối loạn kinh nguyệt khiến nhiều chị em lo lắng

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt chị em cần chú ý

Một chu kỳ kinh bình thường sẽ lặp lại sau 28-32 ngày. Nếu kinh nguyệt xuất hiện không đúng như trên được coi là đã bị rối loạn. 

  • Một vòng kinh quá ngắn (dưới 22 ngày) hay quá dài (từ 35 ngày trở lên) là biểu hiện không bình thường. 
  • Kinh quay trở lại không đều, có thể sau 2-3 tháng mới có lại hoặc thậm chí 6 tháng liền không thấy kinh.
  • Trường hợp nhiều kỳ kinh quá gần nhau, một tháng có tới 2-3 đợt kinh sát nhau, không đều, không ổn định.
  • Lượng kinh trong kỳ quá nhiều hay quá ít: Thường thì kinh ra nhiều vào ngày thứ 2, thứ 3 và ít dần vào ngày thứ 4. Sang ngày thứ 5 là gần như hết hẳn. 
    • Lượng kinh quá nhiều (trên 80ml/kỳ), có thể nhận biết khi máu kinh nhiều bất thường so với các tháng trước. Liên tục bị tràn băng vệ sinh do quá tải trong thời gian ngắn, chỉ trong 1-2 tiếng. Có trường hợp kinh chảy ồ ạt cục bộ khiến phụ nữ lo lắng. 
    • Ngược lại, khi lượng kinh quá ít (dưới 30ml/kỳ), thậm chí chỉ thấm nhỏ giọt và kéo dài hết kỳ kinh thì cũng cần lưu ý.
  • Số ngày kinh kéo dài bất thường hoặc kết thúc quá nhanh: Một chu kỳ kinh bình thường kéo dài từ 3-5 ngày. Nếu các bạn thấy mình chỉ có kinh 2 ngày đã hết hoặc kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày là thuộc trường hợp bất thường.
  • Màu sắc kinh bất thường: Bình thường màu kinh của người khỏe mạnh là đỏ hơi sẫm, hơi loãng, không bị đông, hơi tanh. Khi rối loạn thường có màu đỏ tươi, nâu, đen, có thể thoát ra thành từng cục máu đông, có mùi lạ khó chịu.
  • Các triệu chứng lạ khác thường đi kèm như: Đau bụng một cách dữ dội hơn bình thường, choáng váng, chóng mặt, ngất đi, buồn nôn. Cơn đau lan ra nhiều bộ phận cơ thể,… da xanh xao, sụt cân, chán ăn, rối loạn cảm xúc.

Số ngày kinh kéo dài hơn 7 ngày là biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệtSố ngày kinh kéo dài hơn 7 ngày là biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự rối loạn của kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt thường diễn ra khi các bé tuổi dậy thì, phụ nữ vào thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh,…do thay đổi nội tiết tố. Trong trường hợp nếu diễn ra trong thời gian quá dài thì cần đi kiểm tra ngay.

Thay đổi nội tiết tố

Ở những giai đoạn như mang thai, dậy thì, sinh con, chăm con hay thời kỳ mãn kinh thì nội tiết tố ở phụ nữ thường mất cân bằng:

  • Giai đoạn dậy thì: cơ thể sẽ phải mất vài năm để progesterone và estrogen có thể đạt được sự cân bằng. Tình trạng rối loạn thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian này.
  • Giai đoạn mang thai: phụ nữ trong giai đoạn mang thai không có kinh, ngay cả thời điểm đang cho con bú. 
  • Giai đoạn tiền mãn kinh: Chu kỳ và lượng máu kinh trong cơ thể của người phụ nữ ở giai đoạn này sẽ thay đổi, do buồng trứng suy giảm chức năng. Dần dần chị em sẽ mất hẳn kinh nguyệt, lúc đó sẽ là giai đoạn mãn kinh.

Nguyên nhân thực thể

  • Thai nghén bất thường.
  • Do một số bệnh lý như: tiểu đường, u tuyến yên, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang,...
  • Một số căn bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung,...

Bệnh nhân u xơ tử cung có thể bị rối loạn kinh nguyệtBệnh nhân u xơ tử cung có thể bị rối loạn kinh nguyệt

Do thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Khi chị em phụ nữ thay đổi thói quen sinh hoạt hay ăn uống cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt:

  • Thay đổi chế độ ăn uống vì muốn tăng cân, giảm cân,...
  • Áp lực và căng thẳng đến từ công việc, học hành. 
  • Lạm dụng thuốc tránh thai

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Tùy từng đối tượng, độ tuổi, giai đoạn khác nhau mà những bất thường trên được coi là bình thường.

Đối với bé gái độ tuổi dậy thì từ 12 – 16 tuổi: Khi các hoocmon sinh dục bắt đầu xuất hiện, tăng dần và thích nghi với sự phát triển của cơ thể phụ nữ, thì kéo theo sự rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, thói quen, tính cách, giấc ngủ,… Việc này là bình thường với giai đoạn mới lớn. Thường thì sau khoảng 2 năm, kỳ kinh sẽ ổn định, chấm dứt tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. 

Chu kỳ kinh bị rối loạn ở tuổi dậy thì là hiện tượng bình thườngChu kỳ kinh bị rối loạn ở tuổi dậy thì là hiện tượng bình thường

Đối với phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh: Thường độ tuổi 45-50 tuổi là thời kỳ mãn kinh, suy giảm nội tiết tố nữ. Ở giai đoạn này, chị em có các biểu hiện của việc rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh như: Thưa kinh, rong kinh, dần dần mất kinh. Gốc chính vẫn là do sự biến đổi hoocmon sinh dục. 

Đối với phụ nữ sau sinh: Lúc này toàn bộ năng lượng và dưỡng chất được ưu tiên cho nghĩa vụ nuôi con. Đặc biệt là các chị em nuôi con bằng sữa mẹ sẽ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Khi tập trung để tạo đủ sữa cho con thì vô hình chung các chất không cần thiết khác như estrogen cũng suy giảm hoặc thay đổi đi. 

Tuy nhiên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một vài những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như xơ tử cung, u nang buồng trứng,... Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như suy thận, đại trang,... thậm chí là ung thư cổ tử cung. Để đảm bảo an toàn, nếu chị em phụ nữ nhận thấy mình kinh nguyệt không đều thì nên đi khám ngay. 

Các cách điều trị và phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

Cách điều trị chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn

  • Áp dụng thói quen sinh hoạt khoa học, nhất là phụ nữ sau sinh. Chú ý ăn, chơi, ngủ, nghỉ,… hợp lý và đều đặn nhằm thiết lập lại thói quen sinh học của cơ thể.
  • Tạm dừng sử dụng các chất kích thích, rượu bia,… hạn chế tiếp xúc môi trường độc hại, ô nhiễm.
  • Giữ tinh thần thư thái, tâm trạng vui vẻ. Áp dụng các biện pháp giãn thở tâm lý như thiền, nghe nhạc, đọc sách, du lịch,…
  • Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh thai và các biện pháp tránh thai khác. Không tự ý sử dụng thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt.

Thiền giúp điều chỉnh hormone và đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thườngThiền giúp điều chỉnh hormone và đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường

Cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

  • Sử dụng các dung dịch vệ sinh an toàn để chăm sóc “cô bé” một cách chu đáo, tránh viêm nhiễm hay những vi khuẩn không tốt.
  • Tập thể dục đều đặn, không nên quá sức mà nên tăng dần độ nặng theo thời gian.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.

Chỉ cần điều chỉnh thói quen cũng đã giúp bạn nhanh chóng đưa chu kỳ kinh trở lại bình thường. Nếu theo dõi một thời gian từ 2 - 3 kỳ kinh mà vẫn chưa thấy ổn định, hoặc bản thân tự thấy cần sớm thăm khám, thì ngay lập tức hãy đến gặp bác sĩ. 

Ăn uống lành mạnh cùng tập thể thao giúp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt hiệu quảĂn uống lành mạnh cùng tập thể thao giúp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Thắc mắc liên quan đến rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch có phải mang thai không?

Khi chị em bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và thử thai (+) thì cần nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Trường hợp chị em đi siêu âm ổ bụng vẫn không thấy túi thai cả trong lẫn ngoài tử cung thì chị em cần tiến hàng thêm các xét nghiệm khác. Trường hợp que thử thai 2 vạch giả khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt có thể do mắc một số bệnh như: Buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, suy buồng trứng, mang thai trứng,…

Khi chị em rối loạn kỳ kinh nhưng test 2 vạch nên thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân Khi chị em rối loạn kỳ kinh nhưng test 2 vạch nên thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân 

Rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần đáng lo ngại không?

Thường nếu chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn 21 ngày, thì việc có kinh nguyệt sớm 3 - 5 này sẽ khiến cho 1 tháng xuất hiện 2 lần kinh nguyệt. Đó là điều bình thường nhưng khi kéo dài quá thì được coi là rối loạn.

Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì?

Khi bị kinh nguyệt bị rối loạn, chị em có thể uống thuốc Đông y hoặc Tây y. Một số loại thuốc Tây được nhiều chị em tin dùng điều trị rối loạn kinh là thuốc tránh thai hàng ngàythuốc PM H-Regulator, thuốc Primolut-Nor. Tuy nhiên, chị em cần chú ý liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

Thông qua các kiến thức chia sẻ ở trên hi vọng chị em có hướng xử lý phù hợp khi gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nếu cần hỗ trợ hoặc giải đáp các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,151

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám