Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Phan Thị Hoàn

30-07-2024

goole news
16

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể sẽ trải qua nhiều sự thay đổi. Một trong những biến đổi này gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày là rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Vậy rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì, cách khắc phục như thế nào? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé. 

Bệnh rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ở phụ nữ là gì?

Giai đoạn mãn kinh thường xảy ra từ độ tuổi 45 đến 55, đánh dấu sự chấm dứt quá trình sinh sản ở phụ nữ. Khi kinh nguyệt đã ngừng, điều này cho thấy phụ nữ đã chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh.

Tiền mãn kinh là giai đoạn đầu của quá trình mãn kinh, còn được biết đến là giai đoạn chuyển tiếp. Thời gian và các triệu chứng của tiền mãn kinh khác nhau tùy theo từng người và cơ địa của họ.

Thường thì phụ nữ trong độ tuổi từ 37 đến 45 sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, hoạt động của hệ trục vàng não bộ - tuyến yên - buồng trứng giảm dần. Điều này dẫn đến việc sản xuất không đủ nội tiết tố nữ để duy trì các hoạt động của cơ thể. 

Do đó, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh thường phải đối mặt với những biến động về mặt tâm sinh lý, sức khỏe và cả ngoại hình. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một trong những vấn đề phổ biến nhất trong số đó.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?

Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Chị em cần chú ý và tìm sự hỗ trợ từ Bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh kịp thời.

Cắt bỏ tử cung

  • Việc cắt bỏ tử cung nhưng giữ lại buồng trứng thường không dẫn đến mãn kinh ngay lập tức. Mặc dù bạn không còn kinh nguyệt, buồng trứng vẫn tiếp tục rụng và sản xuất estrogen và progesterone. 
  • Tuy nhiên, nếu loại bỏ cả tử cung và buồng trứng trong một ca phẫu thuật sẽ gây ra mãn kinh ngay lập tức. Điều này có thể dẫn đến bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác, có thể rất nghiêm trọng, do thay đổi nội tiết xảy ra đột ngột thay vì trong vài năm.

Sự giảm tự nhiên của kích thích tố sinh sản

  • Ở những năm cuối của tuổi 30, buồng trứng bắt đầu sản xuất ít estrogen và progesterone hơn và khả năng sinh sản giảm xuống. 
  • Khi đến độ tuổi 40, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên không đều hơn về thời gian, lượng và tính chất và có thể kéo dài hoặc ngắn hơn. 
  • Ở độ tuổi trung bình 50, buồng trứng ngừng sản xuất trứng và bạn không còn có kinh nguyệt nữa.

Phụ nữ bị hóa trị và xạ trị 

  • Phụ nữ bị hóa trị và xạ trị có thể dẫn đến mãn kinh và gây ra các triệu chứng như bốc hỏa trong hoặc ngay sau khi điều trị. 
  • Việc phụ nữ ngừng kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là vĩnh viễn sau khi hóa trị, do đó cần áp dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản.

Suy buồng trứng

  • Khoảng 1% phụ nữ trải qua mãn kinh sớm, tức là trước tuổi 40. Nguyên nhân có thể là do suy giảm buồng trứng nguyên phát, khi buồng trứng không sản xuất đủ lượng kích thích tố sinh sản theo mức bình thường. 
  • Nguyên nhân có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc các bệnh tự miễn dịch, nhưng thường không có nguyên nhân cụ thể được xác định. 
  • Đối với những trường hợp này, liệu pháp hormone thường được khuyến cáo ít nhất là cho đến khi đạt độ tuổi tự nhiên của mãn kinh, nhằm bảo vệ sức khỏe não, tim và xương.

Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh?

Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh?

Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một tình trạng rất phổ biến và thường không cần lo ngại. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi hormone trong cơ thể trở nên không đều hơn do hoạt động của buồng trứng suy giảm. Điều này có thể gây ra các vấn đề rối loạn kinh nguyệt.

Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Kinh nguyệt bị mất: Kinh nguyệt của phụ nữ có thể biến mất trong một số tháng. Nếu kinh nguyệt mất hẳn trong vòng 12 tháng kể từ lần kinh cuối cùng, bạn có thể đã vào giai đoạn mãn kinh.
  • Máu kinh ra ít: Lượng máu ra trong kỳ kinh có thể ít đi đến mức bạn hầu như không cần dùng băng vệ sinh.
  • Ra nhiều máu kinh: Bạn có thể gặp tình trạng ra nhiều máu hơn bình thường trong kỳ kinh.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Nếu thông thường bạn có chu kỳ kinh 28 ngày một lần, trong giai đoạn tiền mãn kinh bạn có thể kinh ít hơn hoặc thường xuyên hơn.
  • Thay đổi số ngày kinh: Khoảng thời gian kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ có thể thay đổi, ví dụ như chỉ có kinh trong 1-2 ngày hoặc có thể kéo dài hơn một tuần.

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh là gì?

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh là gì?

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể do bệnh lý?

Tiền mãn kinh rối loạn kinh nguyệt có thể là các triệu chứng của một số bệnh lý. Để phát hiện sớm những bệnh lý này, bạn cần thường xuyên đi khám sức khỏe. Các bệnh có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh bao gồm:

U xơ tử cung

  • U xơ tử cung là khối u phổ biến nhất ở vùng chậu của phụ nữ. Theo thống kê, khoảng 25% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị chẩn đoán mắc u xơ tử cung. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài. 
  • Nhiều phụ nữ bị u xơ tử cung không có triệu chứng rõ rệt, hoặc họ đã quen với những kỳ kinh kéo dài hơn bình thường. 
  • Tuy nhiên, khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, tình trạng chảy máu kinh nguyệt bất thường có thể trở nên nặng hơn và đòi hỏi sự hỗ trợ từ Bác sĩ.

Polyp nội mạc tử cung

  • Polyp nội mạc tử cung thường xảy ra ở khoảng 6% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi.
  • Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh polyp nội mạc tử cung. Khoảng một nửa số ca có triệu chứng gặp phải hiện tượng này. 
  • Các triệu chứng khác bao gồm chảy máu sau khi gắng sức hoặc nâng vật nặng trong kỳ kinh, chảy máu nhiều hoặc kéo dài nhiều ngày, chảy máu sau khi mãn kinh, sa cổ tử cung và chảy máu đột ngột trong quá trình điều trị bằng nội tiết tố.

Viêm nội mạc tử cung

  • Viêm nội mạc tử cung có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và bị viêm nội mạc tử cung mãn tính thường xuất hiện các triệu chứng như lấm tấm, giữa chu kỳ kinh bị chảy máu. Ngoài ra, phụ nữ có thể bị  đau bụng âm ỉ và chuột rút, thường đi kèm với chảy máu.

Buồng trứng đa nang

  • Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân quan trọng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh và dư thừa androgen ở phụ nữ. 
  • Bệnh này có thể dễ dàng được chẩn đoán khi phụ nữ có các đặc điểm như lông rậm, chu kỳ kinh nguyệt không đều và buồng trứng đa nang được phát hiện trên hình ảnh siêu âm qua ngã âm đạo.

Buồng trứng đa nang là một trong nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

Buồng trứng đa nang là một trong nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

Ung thư tử cung

  • Nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ tăng theo tuổi. Cụ thể, tỷ lệ là 1,5% ở nhóm từ 20 đến 34 tuổi và 19,0% ở nhóm từ 45 đến 54 tuổi. 
  • Các triệu chứng thường gặp ở phụ nữ bị ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu lẻ tẻ, đốm sau kinh, dịch âm đạo tiết như nước, có dịch nhầy hoặc có mủ và có mùi hôi. 
  • Khi phụ nữ phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, cần đến gặp Bác sĩ để  tiến hành xét nghiệm tế bào và sinh thiết, để đưa ra chẩn đoán về ung thư tử cung một cách nhanh, chính xác nhất.

Khi nào cần gặp Bác sĩ?

Các trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hầu hết là bình thường và không cần đến sự hỗ trợ của Bác sĩ. Tuy nhiên, những biểu hiện kinh nguyệt bất thường có thể chỉ ra vấn đề tiềm ẩn. Hãy thăm khám Bác sĩ sản khoa nếu bạn gặp các dấu hiệu sau đây:

  • Kỳ hành kinh bị kéo dài hơn bình thường.
  • Chảy máu nhiều bất thường.
  • Phụ nữ bị chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh.
  • Kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn ba tuần một lần.
  • Cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng dưới và vùng xương chậu khi có kinh.
  • Bạn đã ngưng kinh trong 12 tháng liên tục nhưng lại bị ra máu trở lại.

Những phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh?

Hầu hết các phương pháp điều trị mãn kinh không cần can thiệp y tế. Thay vào đó, các phương pháp điều trị tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa hoặc quản lý các bệnh mãn tính có thể xảy ra do lão hóa. 

Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng:

Trường hợp rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh không do bệnh lý

  • Sử dụng thuốc bổ sung sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do rong kinh kéo dài.
  • Cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc giảm đau như Ibuprofen có thể giúp giảm cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Liệu pháp hormone tổng hợp được sử dụng để cải thiện các rối loạn nội tiết như rong kinh và cường kinh.
  • Sử dụng thuốc ngăn ngừa cục máu đông để phòng ngừa và điều trị các tình trạng tiêu sợi huyết.

Chị em cần tuân thủ đúng chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng các loại thuốc này. Không nên tự ý sử dụng hoặc kết hợp các loại thuốc với nhau mà không có sự hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt, tránh sử dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt để tránh những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể do một số bệnh lý phụ khoa

  • Phẫu thuật nạo: Loại bỏ niêm mạc tử cung để giảm mất máu do rong kinh, cường kinh.
  • Nội soi buồng tử cung: Loại bỏ các khối u xơ, polyp xuất hiện bất thường trong buồng tử cung.
  • Cắt, loại bỏ nội mạc tử cung: Hạn chế máu kinh ra nhiều, có thể là cắt bỏ một phần hoặc toàn phần nội mạc tử cung.
  • Cắt tử cung toàn phần: Được áp dụng trong các trường hợp ung thư tử cung, u xơ tử cung phức tạp và khi không còn nhu cầu sinh nở.

Chị em cần tuân thủ sự hướng dẫn chi tiết từ Bác sĩ và tìm hiểu về các lựa chọn điều trị phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của mình.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh điều trị như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh điều trị như thế nào?

Biện pháp khắc phục tiền mãn kinh rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Để giảm thiểu những tác động này, việc thực hiện các biện pháp về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và cải thiện tâm trạng là rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý giúp phụ nữ nâng cao chất lượng cuộc sống trong giai đoạn tiền mãn kinh:

Phụ nữ hãy lên chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

  • Một chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Do đó, cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe trong giai đoạn này như omega 3 và omega 6. Các dưỡng chất này phong phú trong các loại thực phẩm như đậu nành, hạt hướng dương, dầu mè và rong biển.
  • Các loại trái cây tươi và rau có màu xanh là những thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin, giúp nâng cao sức đề kháng, chống lão hóa và làm đẹp da. Một số loại rau xanh được khuyến khích sử dụng bao gồm súp lơ, rau bina, xà lách, khoai lang và ớt chuông.
  • Trong chế độ ăn khoa học, không thể không nhắc đến chất đạm. Chất này giúp giảm lượng cholesterol xấu hấp thu vào máu và giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, cao huyết áp. Bạn có thể tìm thấy chất đạm trong các thực phẩm như cá hồi, thịt gà và nhiều loại thực phẩm khác.

Cần ngủ đủ giấc

  • Mất ngủ gây cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh cảm giác mệt mỏi và rối loạn nội tiết tố. Do đó, việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
  • Chị em nên đi ngủ sớm và dậy sớm để tập luyện thể thao. Trong trường hợp mất ngủ kéo dài, có thể áp dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ như uống trà sen, trà gừng... Nên tránh sử dụng thuốc ngủ hoặc thuốc an thần vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngủ đủ giấc là cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

Ngủ đủ giấc là cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

Cần giữ tâm trạng ổn định lạc quan, thoải mái

  • Làm việc quá sức, căng thẳng và thiếu nghỉ ngơi là nguyên nhân khiến các triệu chứng tiền mãn kinh, bao gồm rối loạn kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Chính vì vậy, chuyên gia khuyên phụ nữ nên lập kế hoạch làm việc hợp lý và phân bổ thời gian nghỉ ngơi phù hợp để sức khỏe tinh thần được phục hồi. Điều này giúp cải thiện tâm trạng và làm cho cuộc sống của chị em trở nên thoải mái hơn.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh nên giảm stress và lo âu bằng các hoạt động yêu thích như đi bộ, tập yoga, đọc sách và tham gia các hoạt động của câu lạc bộ.

Tập thể dục thể thao mỗi ngày

  • Ở thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ không cần phải tập luyện thể thao ở mức độ cao. Thay vào đó, nên duy trì các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, chạy bộ nhẹ, tập yoga.
  • Những bài tập này không chỉ giúp duy trì cân nặng và phát triển cơ thể linh hoạt, mà còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress và lo âu.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách khắc phục. Nếu như bạn còn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến bệnh sản phụ khoa hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất nhé.

Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
191

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám