Sa tinh hoàn là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị bệnh ra sao?

Ngọc Anh

02-07-2024

goole news
16

Vì tinh hoàn là bộ phận chịu trách nhiệm lưu giữ, sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam nên bất cứ vấn đề nào ở bộ phận này cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Chính vì thế, nếu phát hiện bản thân mình có các triệu chứng của sa tinh hoàn, bạn nên đến Bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sa tinh hoàn là gì?

Sa tinh hoàn (xệ tinh hoàn) là hiện tượng lớp da (bìu)treo tinh hoàn dài sa xuống sâu hơn vị trí bình thường. Tình trạng này có thể nhận biết bằng mắt thường khi tinh hoàn ở vị trí thấp hơn nhiều so với dương vật. Bên cạnh đó, lớp da không thể co lại mà giãn và có dấu hiệu chảy xệ. 

Trong khi đó, ở người bình thường, tinh hoàn dài trung bình từ 4 - 4,5 cm và rộng 2 - 2,5 cm. Người đàn ông khỏe mạnh có chiều dài tinh hoàn bằng hoặc ngắn hơn so với dương vật khi không cương cứng. 

(Hình 1- Biểu hiện của sa trễ tinh hoàn là sưng to, lỏng lẻo và nặng bất thường ở phía dưới)

(Hình 1- Biểu hiện của sa trễ tinh hoàn là sưng to, lỏng lẻo và nặng bất thường ở phía dưới)

Trên thực tế, sa tinh hoàn tương tự tình trạng sa tử cung ở nữ giới thường gặp ở người lớn tuổi hơn. Do sự ảnh hưởng của lão hoá nên lớp da bên ngoài tinh hoàn rão ra, mất khả năng đàn hồi và chảy xệ. Tuy nhiên, hiện nay các ca sa tinh hoàn ở trẻ em, hoặc sa tinh hoàn ở trẻ sơ sinh cũng không còn hiếm gặp. 

Dấu hiệu của bệnh sa tinh hoàn

Đối với người lớn

Ở người trưởng thành, bệnh sa tinh hoàn có thể được nhận biết đơn giản, tại nhà thông qua các triệu chứng:

  • Bìu giãn xuống và lỏng lẻo
  • Bìu không co lại khi ngồi xuống, khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong thời gian dài
  • Mất cân đối hai bên tinh hoàn, một trong hai bên to lên bất thường
  • Phần ruột phía trên bị kéo xuống dưới, dồn lại theo chiều bên tinh hoàn bị xệ
  • Kích thước của bìu càng ngày càng to
  • Cảm thấy lỏng lẻo ở bìu, nặng bất thường ở phần dưới. Một số người còn cảm thấy tức, khó chịu ở bụng dưới

(Hình 2- Triệu chứng của xệ tinh hoàn khá điển hình và dễ nhận biết bằng mắt thường)

(Hình 2- Triệu chứng của xệ tinh hoàn khá điển hình và dễ nhận biết bằng mắt thường)

Đối với trẻ em

Nếu bé trai có tinh hoàn chảy xệ một chút thì không sao. Nhưng nếu bé có các biểu hiện điển hình sau đây, cha mẹ cần lưu ý đưa bé đến Bệnh viện uy tín gần nhất để được chẩn đoán:

  • Bìu giãn xuống nhưng không co lại được
  • Tinh hoàn lỏng lẻo, bên cao bên thấp, bên to bên nhỏ. Hoặc cả hai tinh hoàn đều bị sưng phồng khiến bìu trũng xuống bất thường
  • Đau nhức dữ dội ở vùng bìu. Cơn đau càng tăng lên khi ấn vào tinh hoàn, tập thể dục hay hoạt động mạnh

Nguyên nhân bệnh lý gây ra sa tinh hoàn

 Dù là sa tinh hoàn ở người trưởng thành, sa tinh hoàn ở trẻ em hay sa tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thì đa số đều xuất phát từ các bệnh lý:

  • Viêm tinh hoàn: Khi tinh hoàn phát viêm, các triệu chứng kèm theo là đau nhức, sưng tấy, khó chịu khiến tinh hoàn to hơn bình thường, làm giãn bìu và chảy xệ.
  • Tinh hoàn xoắn và giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến tinh hoàn bị xoắn lại hoặc giãn căng ra, máu lưu thông không đều khiến tinh hoàn tăng kích thước, dễ bị sa trễ. Các bác sĩ cho biết, không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể bị sa tinh hoàn do giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Da bìu rộng hơn túi tinh: Đây là nguyên nhân sa tinh hoàn ở trẻ em thường gặp nhất. Lớp da bao bên ngoài rộng và dày, không ôm sát khiến bìu có cảm giác trễ thấp xuống 1 hoặc cả hai bên.

(Hình 3 - Viêm tinh hoàn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sa tinh hoàn)

(Hình 3 - Viêm tinh hoàn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sa tinh hoàn)

  • Nhiệt độ tăng cao: Bìu có thể co giãn khi nhiệt độ thay đổi. Nếu thời tiết nóng lên hay vận động cường độ cao đều khiến lớp da bìu giãn ra quá mức. 
  • Kích thước tinh hoàn: Một số nam giới có tinh hoàn quá cỡ so với khả năng co giãn của bìu sẽ khiến tinh hoàn có xu hướng bị xệ xuống.
  • Tràn dịch ở tinh mạc: Ống hút tinh mạc bị rối loạn chức năng có thể gây tràn dịch tinh mạc, sa túi tinh và xệ tinh hoàn
  • Ung thư tinh hoàn: Mặc dù đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng nếu mắc K tinh hoàn, bệnh nhân sẽ xuất hiện hạch ở tinh hoàn, kích thước tinh hoàn lớn dần khiến tình trạng sa tinh hoàn càng nghiêm trọng
  • Thoát vị bẹn: Bệnh lý này khiến tinh hoàn chảy xệ, đau tức vùng bìu, đặc biệt là khi đi lại hoặc đứng
  • Tổn thương lớp màng tinh hoàn

(Hình 4 - Người bị thoát vị bẹn thường có tinh hoàn bị tổn thương, dễ sa trễ)

(Hình 4 - Người bị thoát vị bẹn thường có tinh hoàn bị tổn thương, dễ sa trễ)

Các yếu tố rủi ro gia tăng nguy cơ mắc bệnh sa tinh hoàn ở nam giới

Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp, các nhân tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ nam giới bị xệ tinh hoàn như:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Khi búi tĩnh mạch xoắn lại làm biến dạng ở tinh hoàn sẽ khiến lưu lượng máu lưu thông thấp, tĩnh mạch giãn nở quá mức gây ra các cơn đau đớn và khó khăn trong đời sống: xuất tinh sớm, suy giảm chất lượng tinh trùng,...
  • Tràn dịch tĩnh mạch: Dịch trong tĩnh mạch bị ứ đọng khiến tinh hoàn sưng lên, túi bìu biến dạng và gây sưng, chảy xệ tinh hoàn. 
  • Tổn thương màng tinh hoàn: Tinh hoàn bị tổn thương khiến lớp màng bên ngoài bị ứ đọng máu tại tinh hoàn, có thể có cả dịch mủ. Bất thường này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến người bệnh bị viêm tinh hoàn, chảy xệ búi tinh. 
  • Da bìu tinh hoàn rộng: Nếu phần da ở cơ quan sinh dục rộng hơn so với túi tinh thì tinh hoàn dễ bị chảy xệ.
  • Ung thư tinh hoàn: Các tế bào bất thường có thể khiến tinh hoàn cứng hơn, lớn hơn, da bìu trùng xuống và cảm giác nặng nề ở bìu.

Sa tinh hoàn liên quan đến bệnh gì? 

Viêm mào tinh hoàn

Đây là tình trạng mào tinh hoàn sưng viêm do nhiễm khuẩn hoặc không. Nếu không điều trị kịp thời, nam giới có thể bị vô sinh hiếm muộn, suy giảm chức năng sinh lý hoặc liệt dương.  Đồng thời, nếu bệnh nhân đã bị viêm mào tinh hoàn, rất có thể cũng mắc các bệnh lý khác như viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu.

(Hình 5 - Viêm mào tinh hoàn là bất thường khiến bộ phận này bị xệ xuống)

(Hình 5 - Viêm mào tinh hoàn là bất thường khiến bộ phận này bị xệ xuống)

Người bị viêm mào tinh hoàn có thể nhận biết bằng bíu sưng đỏ, ấm; đau một bên tinh hoàn (khi đi tiểu, xuất tinh, quan hệ tình dục), khó chịu vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu. Các triệu chứng kèm theo bao gồm: mệt mỏi, ớn lạnh, sốt cao,...

Viêm tinh hoàn 

Các vi khuẩn gây viêm nhiễm niệu đạo thường lội ngược lên theo ống dẫn tinh, gây nhiễm khuẩn tinh hoàn. Các triệu chứng thường gặp của người bệnh, bao gồm: sa tinh hoàn, tinh dịch có máu, đau khi tiểu, xuất tinh, quan hệ tình dục,.... Một số trường hợp bị viêm nặng có thể bị sưng to, phù nề, tinh dịch ở tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn

Đây là tình trạng tinh hoàn xoắn lại tại phần cuối của dây thừng tinh, gián đoạn lượng máu đến tinh hoàn, gây tổn thương, thậm chí hoại tử tinh hoàn. Bệnh lý này không thường thấy trên lâm sàng , thường là do chấn thương hoặc các nguyên nhân không xác định khiến lượng máu đổ về tinh hoàn ngưng trệ, dẫn đến tổn thương các mô và tinh hoàn bị sa trễ.

(Hình 6 - Người bị xoắn tinh hoàn có thể có tinh hoàn sa trễ)

(Hình 6 - Người bị xoắn tinh hoàn có thể có tinh hoàn sa trễ)

Sa tinh hoàn có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Có, đây là bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của nam giới như sau:

  • Số lượng tinh trùng ít hơn, nhiều tinh trùng dị dạng, khó thụ tinh khiến người bệnh có nguy cơ vô sinh cao hơn.
  • Dễ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt
  • Giảm nồng độ hormone testosterone khiến ham muốn của nam giới suy giảm, khả năng quan hệ tình dục giảm sút. Theo thời gian, bệnh nhân sẽ e ngại, né tránh thân mật.

Về phương hướng điều trị, bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm. 

Cách điều trị sa tinh hoàn ở nam giới

Phương hướng điều trị phải được căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị sa bìu ở nam giới có thể kể đến:

  • Điều trị bằng thuốc đặc trị, tuỳ tình trạng nhiễm khuẩn nếu bạn bị xệ tinh hoàn do viêm
  • Phẫu thuật cố định lại dây tĩnh mạch thừng tinh bị giãn, cải thiện lượng máu lưu thông bình thường nếu bệnh nhân có tinh hoàn chảy xuống do xoắn tinh hoàn hay bị giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Kết hợp điều trị bằng thuốc và phẫu thuật nếu nguyên nhân sa tinh hoàn là do thoát vị bẹn…

(Hình 7 - Điều trị nội khoa là cách chữa bệnh Nam khoa phổ biến)

(Hình 7 - Điều trị nội khoa là cách chữa bệnh Nam khoa phổ biến)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến Bệnh viện ngay nếu phát hiện bản thân có các triệu chứng sa tinh hoàn như sau:

  • Sưng dương vật
  • Tinh hoàn xệ xuống, ở vị trí thấp hơn so với dương vật. Khi ngồi, lớp da bao quanh tinh hoàn không co lên
  • Cảm giác đau nhức ở tinh hoàn, có thể thấy hơi tức

Phòng ngừa sa tinh hoàn ở nam giới

Liên quan mật thiết đến quá trình lão hoá nên đại đa số nam giới sẽ đều bị sa tinh hoàn. Ngay cả khi bạn lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ, lớp da này cũng sẽ chảy xệ theo thời gian. Các biện pháp sau đây có thể làm chậm quá trình lão hoá như sau:

  • Tập thể dục thường xuyên, khoảng 30 phút/ ngày, 3 -4 lần/ tuần
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Xây dựng chế độ ăn uống chứa nhiều vitamin A, B,C và E cùng các axit béo sorbitol và omega 3 trong khẩu phần ăn
  • Bổ sung đầy đủ 2 - 2,5 lít nước/ ngày, tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động

Để tránh khỏi trường hợp khó điều trị hoặc chữa bệnh sa tinh hoàn chậm trễ, bạn nên thăm khám tại các Bệnh viện uy tín định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh từ sớm. Khoa Nam học - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong các địa chỉ thăm khám uy tín. Nơi đây được nhiều anh em tin tưởng bởi hiệu quả điều trị tốt và chất lượng dịch vụ cao cấp. 

(Hình 7 - Điều trị nội khoa là cách chữa bệnh Nam khoa phổ biến)

(Hình 8 - Nam giới nên đi khám Nam khoa định kỳ)

Các anh em sẽ được thăm khám và thực hiện chữa bệnh bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm lâm sàng để phát hiện bệnh sớm. Các phương án điều trị sẽ được cân nhắc các kỹ thuật hiện đại nhất, phác đồ tối ưu nhất để rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ được đảm bảo riêng tư, an toàn và thoải mái từ hệ thống phòng nội trú đầy đủ tiện nghi và hệ thống trang thiết bị hiện đại, sẵn sàng thực hiện mọi cuộc phẫu thuật từ đơn giản cho tới đại phẫu kỹ thuật cao.

Như vậy, sa tinh hoàn có thể là trạng thái sinh lý bình thường nhưng cũng không ngoại trừ đây là triệu chứng của các bệnh lý Nam khoa. Để chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để can thiệp và chữa trị càng sớm càng tốt. 

378

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS

LÊ QUANG ĐẠO

Trung tâm hiếm muộn và Nam học công nghệ cao

BS

LÊ QUANG ĐẠO

Trung tâm hiếm muộn và Nam học công nghệ cao
19001806 Đặt lịch khám