Tìm hiểu thông tin về ung thư tinh hoàn - Nỗi khiếp sợ của phái nam

Nguyễn Thu Hà

11-06-2022

goole news
16

Ung thư tinh hoàn là nỗi lo của rất nhiều đấng nam nhi bởi bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ. Tìm hiểu chi tiết về căn bệnh ung thư này nhé.

Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục phái nam, đóng góp vào quá trình sản sinh hóc môn sinh dục nam và sản xuất tinh trùng. Vậy khi mắc ung thư tinh hoàn có ảnh hưởng đến khả năng làm cha của nam giới hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin thông qua bài viết được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ dưới đây nhé.

Tìm hiểu ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư xuất hiện ở bộ phận tinh hoàn của nam giới. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong tuyến sinh dục nam trong việc sản xuất, dự trữ tinh trùng. Bên cạnh đó, tinh hoàn còn góp phần quan trọng cùng với hệ nội tiết sản xuất hóc môn sinh dục Testosterone.

Trong tinh hoàn, các tế bào thường phát triển và có sự phân chia một cách có trật tự. Tuy nhiên, một vài trường hợp các tế bào phát triển bất bình thường, khiến cho sự sự tăng trưởng này vượt tầm kiểm soát, gọi là tế bào ung thư. Những tế bào nhiễm bệnh sẽ tiếp tục phân chia và tích tụ thành khối u.

Ung thư tinh hoàn là sự phát triển của khối u ác tính bắt nguồn từ một trong hai bộ phận tinh hoàn của nam giới. Bệnh này thường gặp ở nam giới nằm trong độ tuổi 15 đến 35 tuổi. Theo báo cáo tại Mỹ, hằng năm họ tiếp nhận khoảng 9000 nam giới bị ung thư bộ phận tinh hoàn.

Tinh hoàn bị ung thư là điều đáng lo sợ với phái mạnh

Tinh hoàn bị ung thư là điều đáng lo sợ với phái mạnh

Các giai đoạn bệnh ung thư tinh hoàn

Cũng giống như các căn bệnh ung thư khác, ung thư bộ phận tinh hoàn trải qua những giai đoạn tiến triển khác nhau từ nhẹ tới nặng và thường sẽ được chia thành 3 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư chỉ trú ngụ ở tinh hoàn và chưa phát triển quá to
  • Giai đoạn 2: Lúc này bệnh đã lây lan rộng đến các hạch bạch huyết phụ cận, kích thước của khối u cũng dần phát triển hơn
  • Giai đoạn 3: Đây là ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối khi mà bệnh đã lan rộng khỏi tinh hoàn và ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể.

Ung thư bộ phận tinh hoàn trải qua 3 giai đoạn chung

Ung thư bộ phận tinh hoàn trải qua 3 giai đoạn chung

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tinh hoàn?

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn chưa được xác định rõ và kiểm chứng chắc chắn. Tuy nhiên vẫn có khả năng do một vài yếu tố nguy cơ gây bệnh sau:

Do tinh hoàn ẩn

Những người gặp tình tràng tinh hoàn ẩn cũng dễ mắc ung thư tinh hoàn, lên đến 2,5 đến 14%. Thông thường, tinh hoàn sẽ được bao bọc trong một lớp da bìu ở trước vùng xương chậu. Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn không nằm trong vùng da bìu đó mà nằm trong vùng ổ bụng.

Đối với thai nhi, tinh hoàn sẽ phát triển bên trong bụng và trong 3 tháng đầu sau kỳ sinh hay đến giai đoạn bào thai thì tinh hoàn sẽ di chuyển dần từ ổ bụng đến bìu. Một số khác thì tinh hoàn vẫn còn ở bụng, số khác thì tinh hoàn bắt đầu đi xuống nhưng bị mắc kẹt.

Do tuổi tác

Có thể nói tuổi tác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mắc bệnh. Bệnh ung thư này có thể ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt gặp trong những trường hợp từ 15 đến 35 và đôi khi còn ít tuổi hơn. Hơn 50% bệnh nhân nằm trong độ tuổi này và các tuổi khác chưa đến 10%. Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu cũng sẽ phụ thuộc vào yếu tố này và sự tiến triển của bệnh.

Tuổi tác có ảnh hưởng nhiều đối với bệnh ung thư

Tuổi tác có ảnh hưởng nhiều đối với bệnh ung thư

Tiểu sử gia đình

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Ung thư cho thấy tỷ lệ di truyền do ung thư tinh hoàn lên đến 49%. Trong khi đó, các bệnh ung thư khác tỉ lệ di truyền dưới 20%. Vậy nên gia đình có ông, bố, anh em trai mắc ung thư này thì có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Do mắc bệnh nam khoa

Một vài trường hợp bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn là do trước đó từng mắc bệnh nam khoa. Ví dụ như bị hẹp bao quy đầu sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh lên 8%. Hay người bị CIS cũng có khả năng mắc đến 50% trong vòng 5 năm.

Bệnh CIS (tên khác: ung thư biểu mô tại chỗ) là sự phát triển bất bình thường của mô gây hại, không di chuyển khỏi vị trí ban đầu và chưa lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể, hay gọi là tiền ung thư.

Do tính chất công việc

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người làm những công việc như: lái xe đường dài, xe tải hay công nhân dầu khí, thợ mỏ có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn so với người làm những công việc khác. Đây là do họ phải làm việc trong thời gian dài và môi trường làm việc chật chội, bức bí khiến cho nhiệt độ tăng cao, gây bí bách và tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Công việc là một trong những nguyên nhân phổ biến

Công việc là một trong những nguyên nhân phổ biến

Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn đó là:

  • Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư gan,.. và cả ung thư tinh hoàn. Việc từ bỏ hút thuốc sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh tinh hoàn cao hơn 4 - 5 lần so với người da đen và gấp 3 lần so với người Mỹ gốc Á. Trên thế giới, nhóm có nguy cơ bị ung thư cao nhất là ở châu Mỹ và châu u. Nó sẽ ít hơn với người ở châu Phi và châu Á.
  • Thói quen mặc quần bò chật, bó của nhiều người nam giới cũng sẽ là nguyên nhân gây bệnh.

Ung thư tinh hoàn triệu chứng như thế nào?

Việc sớm nhận biết được triệu chứng sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, do dấu hiệu ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu thường không rõ ràng và nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh nam khoa khác nên rất khó phát hiện. Dẫu vậy, các nghiên cứu vẫn có thể chỉ ra được một số các dấu hiệu chung của căn bệnh này bao gồm:

  • Kích cỡ của tinh hoàn to hơn bình thường
  • Thường xuyên gây đau mỏi lưng.
  • Đau âm ỉ, đau kéo dài tại vùng bụng, vùng bẹn.
  • Nặng bìu, dịch tụ trong bìu.
  • Đau vú: Đây là do các tế bào ung thư tiết hormone kích thích ngực phát triển. Vậy nên người bệnh sẽ thấy ngực phình, căng to và thấy đau.

Người bệnh cần lưu ý những triệu chứng của bệnh

Người bệnh cần lưu ý những triệu chứng của bệnh

Các cách chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Ngoài việc nhận biết ung thư tinh hoàn dấu hiệu cơ bản thì hiện nay chúng ta dễ dàng xác định được bệnh thông qua các phương pháp được bác sĩ chỉ định. Một số các xét nghiệm sau đây sẽ được ứng dụng trong việc chẩn đoán bệnh:

Siêu âm

Các bác sĩ sẽ dùng sóng âm thanh để cho ra các hình ảnh về bìu và tinh hoàn. Trước khi siêu âm, các bác sĩ sẽ tiến hành bôi một loại gel vào bìu giúp việc siêu âm trơn tru hơn và hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn. Một đầu dò cầm tay sẽ di chuyển qua bìu để thu được hình ảnh chân thực nhất về phần bìu của bạn.

Việc siêu âm sẽ hỗ trợ các bác sĩ trong việc xác định được bản chất của khối u tinh hoàn. Ví dụ như khối u đó là khối u chứa chất lỏng hay khối u rắn.Bên cạnh đó, việc siêu âm cũng giúp xác định khối u nằm bên ngoài hay trong tinh hoàn.

Xét nghiệm máu

Việc xét nghiệm sẽ giúp phát hiện ra các chất chỉ điểm ung thư trong máu. Thực chất, các chất này vẫn luôn có trong máu bạn với nồng độ thấp. Tuy nhiên khi bị ung thư tinh hoàn sẽ thúc đẩy các chất chỉ điểm này tăng cao. Tuy nhiên, việc chất chỉ điểm ung thư có nồng độ lớn không thể đủ cơ sở để khẳng định việc bạn có bị ung thư hay không, nó phụ thuộc vào định hướng chẩn đoán của bác sĩ.

Các xét nghiệm được tiến hành để chẩn đoán ung thư

Các xét nghiệm được tiến hành để chẩn đoán ung thư

Ung thư tinh hoàn có chữa được không?

Khả năng chữa khỏi bệnh ung thư ở tinh hoàn rất cao và ung thư tinh hoàn có chết không cũng có câu trả lời tương tự. Vì có đến 90% người bị mắc ung thư này được chữa khỏi và đến 95% tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư sống 5 năm. Ngày nay, bạn có thể chữa trị ung thư bộ phận tinh hoàn bằng nhiều cách khác nhau như:

Phẫu thuật

Trường hợp được chỉ định phẫu thuật khi xác định chính xác đó là khối u ung thư. Sau khi chẩn đoán, từ hình ảnh ung thư tinh hoàn sẽ xác định loại ung thư nào để điều trị và tiên lượng tình trạng bệnh. Phẫu thuật cũng được xem là phương pháp phổ biến hiện nay trong điều trị ung thư.

Các bác sĩ sẽ cắt bỏ vùng tinh hoàn bị tổn thương, toàn bộ quá trình này được gọi là kỹ thuật cắt bỏ tinh hoàn vùng bẹn (tên tiếng Anh là Inguinal or Chiecromy). Nếu ung thư đã sang giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3 thì sẽ phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết trong bụng.

Chiếu xạ

Liệu pháp này sử dụng các tia năng lượng cao chiếu trực tiếp vào các vùng đau. Nhờ vào các tác nhân vật lý sẽ làm đứt mạch liên kết của các phân tử gây ung thư. Các khối u tinh ung thư Seminorm rất nhạy cảm với các tia chiếu xạ nên thường dễ bị tiêu diệt. Với các khối u phi u tinh hoàn Seminoma lại ít nhạy bén hơn nên thường ít dùng phương pháp này.

Điều trị ung thư tinh hoàn với nhiều phương pháp khác nhau

Điều trị ung thư tinh hoàn với nhiều phương pháp khác nhau

Hóa trị liệu

Phương pháp này dùng hóa chất để điều trị ung thư và được chỉ định cho những trường hợp ung thư di căn toàn thân. Trong liệu pháp này, thuốc sẽ được tiêm vào cơ thể và sẽ kiểm tra các tác dụng của thuốc. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc đặc trị, thông thường là thuốc Cisplatin để mang lại hiệu quả chữa trị cao hơn.

Những lưu ý khi tiến hành phương pháp chữa trị

Việc phẫu thuật cắt bỏ và tiêu diệt các tế bào ung thư tinh hoàn sẽ không làm giảm khả năng ham muốn cũng như quá trình sản xuất tinh trùng hay có con của nam giới. Bởi vì có thể tiến hành phẫu thuật cấy ghép tinh hoàn để đảm bảo cân bằng. 

Việc cắt bỏ các hạch bạch huyết cũng giống như cắt bỏ tinh hoàn, không ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lí của phái mạnh. Tuy nhiên, nó lại có thể gây ra vô sinh do ảnh hưởng của quá trình phóng sinh. Chính vì thế bạn nên tham khảo tư vấn chuyên gia về vấn đề này hoặc giữ tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng trước khi phẫu thuật để đảm bảo sinh sản.

Cần lưu ý khi điều trị ung thư bộ phận tinh hoàn

Cần lưu ý khi điều trị ung thư bộ phận tinh hoàn

Mắc ung thư tinh hoàn nên ăn gì?

Với những người mắc ung thư bộ phận tinh hoàn, việc ăn uống cũng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh. Các bác sĩ luôn ưu tiên lựa chọn những thực phẩm sau để hỗ trợ quá trình lành bệnh cho bạn:

Tỏi

Tỏi từ lâu được xem là bài thuốc dân gian giúp chữa trị bệnh tật. Đối với bệnh ung thư tinh hoàn thì tố góp phần vào việc tăng sức đề kháng cơ thể, tránh bệnh. Sử dụng tỏi hàng ngày giảm nguy cơ phát sinh các khối khu gây bệnh và hạn chế sự hình thành các gốc tự do gây bệnh trong cơ thể.

Tỏi vừa là gia vị, vừa là thực phẩm cực tốt cho đời sống sinh dục nam

Tỏi vừa là gia vị, vừa là thực phẩm cực tốt cho đời sống sinh dục nam

Húng quế

Húng quế thường rất ít được biết đến trong vai trò chữa trị ung thư. Tuy nhiên nó giúp bảo vệ tốt các tế bào khỏe mạnh và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đặc biệt biến chất Monoterpene có trong húng quế có tác dụng ngăn ung thư tinh hoàn rất hiệu quả.

Cà chua

Cà chua không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn. Ngoài công dụng làm đẹp, nó còn giúp phòng chống ung thư bộ phận sinh dục ở nam giới. Trong cà chua có chứa Lycopene trực tiếp bảo vệ các tế bào và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.

Ăn nhiều cà chua sẽ giúp nâng cao sức khỏe của tinh hoàn

Ăn nhiều cà chua sẽ giúp nâng cao sức khỏe của tinh hoàn

Trái cây họ nhà cam

Các loại trái cây này luôn chứa một nguồn vitamin C dồi dào, hỗ trợ tuyệt vời trong phòng chống ung thư, đặc biệt luôn giúp cho cơ thể nam giới khỏe mạnh hơn. Các loại quả này chứa các chất Quercetin, Limonoid giúp cơ thể kháng viêm, chống nhiễm trùng, hạn chế ung thư.

Các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn không nguy hiểm cho tính mạng nam giới nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ. Vậy nên bạn cần chú ý để phòng tránh bệnh này bằng những cách như sau:

Tự kiểm tra hằng ngày

Bạn có thể tự mình kiểm tra và phát hiện bệnh khi có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào. Khi đi tắm, nên dành thời gian kiểm tra kỹ lưỡng từng tinh hoàn, bìu, kích cỡ, hình dạng của chúng. Bạn giữ cố định một bên dương vật rồi đặt ngón trỏ và giữa ở dưới tinh hoàn. Nhẹ nhàng lăn tinh hoàn, sờ nắn xem có đau không, có nhân cứng hay nổi cục không.

Đồng thời có thể tự mình quan sát bằng mắt thường. Nếu thấy kích thước của 2 bên tinh hoàn khác nhau hoặc có dấu hiệu khối u, các bề mặt sần sùi, u cục thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Chế độ sống lành mạnh giúp tránh bệnh

Bằng cách xây dựng bữa ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh và các chất béo tốt, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hay đồ uống có ga, các chất kích thích sẽ giúp người bệnh đẩy lùi nguy cơ bị ung thư tinh hoàn. Ngoài ra nên bổ sung nhiều vitamin, chất khoáng từ hoa quả nhé.

Duy trì một cuộc sống khoa học và lành mạnh

Duy trì một cuộc sống khoa học và lành mạnh

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Do các dấu hiệu của bệnh tinh hoàn không rõ ràng nên thường dễ bị nhầm với các bệnh lý khác. Chỉ bằng cách thăm khám thường xuyên, sẽ giúp bạn đảm bảo chắc chắn có bị mắc bệnh hay không. Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để có thể sớm phát hiện bệnh. Từ đó, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn và chế độ kiêng ăn uống giúp tăng tỉ lệ khỏi bệnh.

Một cơ sở y tế được đề xuất giúp bạn có thể kiểm tra và theo dõi sức khỏe tổng thể của mình cũng như tầm soát ung thư một cách hiệu quả là Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Tại đây có đội ngũ bác sĩ vô cùng chuyên nghiệp và tận tình, thực hiện quá trình chăm sóc bệnh nhân bài bản, được nhiều khách hàng tin tưởng, hài lòng lựa chọn.

Không chỉ có thế, Phương Đông còn có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tân tiến được ứng dụng nhiều công nghệ y khoa hiện đại giúp quá trình khám và chữa bệnh tiết kiệm thời gian cũng như công sức, đồng thời mang đến kết quả chuẩn xác hơn.

Tại Phương Đông hiện đang có Gói khám sức khỏe tổng quát & tầm soát ung thư với đầy đủ danh mục khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… giúp bạn có thể phát hiện bệnh sớm và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Gói khám với chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, BVĐK Phương Đông còn áp dụng bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh theo đúng quy định, nhằm tiết kiệm tối đa cho người bệnh. .

Đến với BVĐK Phương Đông để tiến hành tầm soát ung thư từ sớm

Đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để tiến hành tầm soát ung thư từ sớm

Biện pháp khác

Ngoài các biện pháp nêu trên, bạn cũng có thể kết hợp tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Đồng thời nên lựa chọn quần lót bên trong với chất liệu co giãn, thoải mái tránh bị bí bách, hạn chế mặc quần bò gây nóng bức và hạn chế mặc đồ bó. Với những người có người nhà từng mắc bệnh ung thư bộ phận tinh hoàn thì lại càng đặc biệt chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng và chế độ chăm sóc sức khỏe.

Có thể thấy, độ nguy hiểm về tính mạng của ung thư tinh hoàn gây ra là không cao, tỷ lệ người mắc căn bệnh này cũng khá thấp. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống bệnh. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những cái nhìn chi tiết nhất về căn bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình này. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,108

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám