Bệnh sa van 2 lá là gì?
Sa van 2 lá (Mitral Valve Prolapse - MVP) là một tình trạng thay đổi cấu trúc van của một hoặc cả 2 lá van, khiến cho chúng bị tổn thương và phồng lên, sa vào nhĩ trái khi tâm thất trái co lại. Khi tim co bóp để tống máu đi sẽ có một lượng máu nhỏ rò rỉ trở lại buồng tâm nhĩ trái dẫn đến hở van hai lá.
Sa van 2 lá là hiện tượng máu rò rỉ ngược trở lại tâm nhĩ trái và gây hở van hai lá
Trong hầu hết trường hợp, bệnh sa van 2 lá không đe dọa tới tính mạng người bệnh và không cần điều trị hoặc thay đổi trong lối sống. Tuy nhiên, một số người vẫn cần phải sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, đặc biệt nếu khối sa gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Sa van hai lá thường hiếm khi xảy ra, chỉ có khoảng 2% người Mỹ gặp tình trạng này (theo Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ). Hầu như những người bệnh bị sa van hai lá thường không có bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào và không ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, khi có hở van hai lá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp khó thở, mệt mỏi, đau ngực hoặc cảm giác tim đập nhanh (palpitations).
Một số tên gọi khác của bệnh sa van 2 lá như:
- Hội chứng van đĩa mềm;
- Hội chứng Barlow;
- Hội chứng phình van hai lá;
- Bệnh van hai lá myxomatous;
Ai dễ bị mắc bệnh sa van 2 lá?
Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh sa van 2 lá bao gồm:
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh: Nếu người bệnh có cha hay mẹ bị sa van hai lá thì người con sẽ có nguy cơ bị bệnh lá tăng gấp đôi;
- Người mắc các rối loạn liên quan tới mô liên kết: Chẳng hạn như hội chứng Marfan, Ehlers-Danlos hoặc bệnh tăng áp lực trong động mạch ngoại vi (bệnh Verapamil);
- Người mắc các bệnh lý khác như: Bệnh viêm nhiễm cơ tim, hẹp van Aortic, bệnh lý van Tricuspid;
- Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
Tỷ lệ người mắc bệnh là 2,4% ở những quần thể bình thường, tùy thuộc vào tiêu chuẩn siêu âm tim được sử dụng. Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh sa van 2 lá, khởi phát thường theo sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ ở tuổi thiếu niên.
Tiên lượng của bệnh sa van 2 lá
Sa van hai lá thường lành tính thường lành tính, nhưng thoái hoá do u niêm nặng của van có thể dẫn đến MR (mitral regurgitation - hở hai lá). Ở những bệnh nhân bị MR nặng, tỷ lệ bị phì đại tâm thất trái hoặc tâm nhĩ trái, loạn nhịp tim, đột quỵ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tử vọng (khoảng 2- 4%/năm). Nam giới ít có khả năng san van hai lá, nhưng nếu bị thì có khả năng tiến triển thành hở van hai lá trầm trọng.
Nguyên nhân gây sa van 2 lá là gì?
Nguyên nhân gây sa van hai lá vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên một số trường hợp có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền hoặc có liên quan tới một số gen như FLNA, DZIP1, PLD1, DCHS1.
Sự thoái hoá mô liên kết của lá van hai lá và dây chằng
Trong thoái hoá mô liên kết, lớp collagen xơ của van mỏng đi và tích tụ nhầy. Thừng gân trở nên dày và mỏng hơn, các lá van mở rộng trở nên mềm hơn. Chính những thay đổi này dẫn đến các lá van mềm nhẹ có thể cuộn lại (sụp) sa vào tâm nhĩ trái khi tâm thất trái co lại. Đứt một thừng gân thoái hoá có thể làm cho một phần của van lọt vào tâm nhĩ, gây ra tình trạng hở hai lá trầm trọng.
Thoái hoá thường là tình trạng tự phát, mặc dù nó có thể di truyền gen trội hoặc di truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể X (hiếm khi). Thoái hoá nhầy cũng có thể do rối loạn mô liên kết (hội chứng Marfan, bệnh thận đa nang, thiếu xương, hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng lupus ban đỏ, viêm đa khớp). Sa van hai lá phổ biến hơn với những bệnh nhân mắc bệnh Graves, Hypermastia, bệnh Von Willebrand, bệnh hồng cầu lưỡi liềm, thấp tim.
Thoái hoá u niêm ít phổ biến hơn, ảnh hưởng đến van động mạch chủ hoặc van ba lá dẫn đến sa van động mạch chủ hoặc sa van ba lá.
Tách rời vòng van hai lá (MAD -mitral annulus disjunction)
Mitral Annulus Disjunction (MAD) là tình trạng vòng van hai lá tách khỏi cơ tâm thất, dẫn đến van hai lá di động quá mức. Tình trạng này có liên hệ mật thiết với sa van hai lá và nguy cơ rối loạn nhịp thất, đặc biệt là loạn nhịp thất nguy hiểm. Việc phát hiện sớm MAD đóng vai trò quan trọng trong quyết định phương pháp phẫu thuật, có thể giúp tối ưu hóa quá trình sửa chữa van hai lá, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu biến chứng.
Hở van hai lá
Hở van hai lá có thể phát sinh từ tình trạng sa van hai lá, ngay cả khi cấu trúc van vẫn bình thường. Tình trạng này thường liên quan đến tổn thương cầu cơ do thiếu máu hoặc các vấn đề khác như thấp tim. Ngoài ra, sa van hai lá thoáng qua có thể xuất hiện khi thể tích máu trong mạch giảm mạnh, thường xảy ra trong trường hợp mất nước nghiêm trọng hoặc đôi khi trong giai đoạn mang thai. Điều này làm cho van hai lá không đóng kín hoàn toàn, dẫn đến dòng máu chảy ngược từ tâm thất trái về tâm nhĩ trái.
Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời hở van hai lá là rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như phụ nữ mang thai hoặc những người bị mất nước nặng.
Dấu hiệu của bệnh sa van 2 lá là gì?
Mặc dù bệnh sa van 2 lá thường không có triệu chứng gì cho tới khi van bắt đầu đóng không chặt và sa ngược lên. Lúc này, các triệu chứng của tình trạng trào ngược van tim sẽ bắt đầu phát triển dần dần, cụ thể:
- Nhịp tim không đều;
- Đau ngực do co thắt cơ tim;
- Mệt mỏi cả khi hoạt động nhẹ nhàng;
- Cảm giác tim đập mạnh;
- Chóng mặt, choáng váng, đau nửa đầu, mất cân bằng;
- Khó thở hoặc thở khò khè.
Bệnh sa van 2 lá có nguy hiểm không?
Mặc dù đa số các trường hợp sa van hai lá là nhẹ và không gây ra biến chứng nghiêm trọng, nhưng ở một số bệnh nhân, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn:
- Biến chứng tim mạch: Một số bệnh nhân có thể phát triển biến chứng như hở van hai lá nặng, dẫn đến suy tim sung huyết, loạn nhịp tim hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở khoảng 2-4% bệnh nhân MVP mỗi năm (theo American Heart Association, 2021)
- Loạn nhịp tim: Một số người bị sa van hai lá có thể trải qua loạn nhịp tim, cảm giác hồi hộp hoặc đánh trống ngực. Mặc dù những loạn nhịp này thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng có thể gây lo lắng và giảm chất lượng cuộc sống.
- Nguy cơ đột quỵ: Một biến chứng hiếm gặp nhưng có thể nguy hiểm là đột quỵ do cục máu đông hình thành trong tim và di chuyển lên não. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra ở những bệnh nhân có sa van hai lá kèm theo hở van nặng.
Sa van hai lá thường là một bệnh lý lành tính, nhưng cần được theo dõi và quản lý đúng cách để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Chẩn đoán bệnh sa van 2 lá bằng cách nào?
Chẩn đoán bệnh sa van 2 lá giúp bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ và mức độ nặng của bệnh
Bằng cách nghe tim, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng sa van hai lá. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm liên quan bao gồm:
- Siêu âm tim: Siêu âm tim là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn. Bằng cách sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh và cấu trúc của tim bao gồm dòng chảy của máu và các van hai lá, đồng thời có thể đo được lượng hở.
- Chụp X-quang: Phương pháp này giúp cung cấp hình ảnh tổng quan về kích thước và hình dạng của tim, phổi. Mặc dù không thể chẩn đoán trực tiếp bệnh sa van hai lá nhưng chụp X-quang có thể phát hiện được các dấu hiệu bất thường ở tim như tim to - biến chứng thường gặp của bệnh van tim mạn tính.
- Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ giúp ghi lại các hoạt động điện của tim, giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn nhịp tim thường gặp và cơ cấu bất thường bao gồm sa van 2 lá.
- Thử nghiệm gắng sức: Có thể là thử nghiệm máy chạy bộ hoặc xe đạp và siêu âm gắng sức bằng thuốc Dobutamine để xác định được giới hạn khả năng gắng sức của người bệnh.
- Đặt ống thông tim: Thông tim là một phương pháp xâm lấn được sử dụng trong những trường hợp phức tạp khi các cách trên không đáp ứng được hiệu quả và cung cấp đủ thông tin cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống thông vào tim của bệnh nhân thông qua mạch máu, nhằm đo áp lực trong các buồng tim và đánh giá chức năng van tim.
Xem thêm:
Phương pháp điều trị bệnh sa van 2 lá?
Hầu hết những bệnh nhân bị sa van hai lá, đặc biệt là người không có triệu chứng thì gần như không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu triệu chứng diễn biến nặng thì bác sĩ vẫn có thể chỉ định sử dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh cần sử dụng trong quá trình điều trị bao gồm:
- Beta blockers: Giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim bằng cách làm cho nhịp chậm hơn và lực ít hơn, giảm huyết áp. Đồng thời thuốc còn giúp các mạch máu được thư giãn và mở ra để cải thiện lưu lượng máu.
- Aspirin: Nếu gia đình hoặc cá nhân có tiền sử bị đột quỵ, bác sĩ có thể kê đơn dùng aspirin để giảm nguy cơ đông máu.
- Warfarin: Được sử dụng để nếu có rung nhĩ, có tiền sử suy tim hoặc tiền sử đột quỵ. Để đề phòng những tác dụng phụ nguy hiểm, phải được thực hiện chính xác theo quy định.
- Thuốc lợi tiểu: Loại bỏ natri và nước qua nước tiểu, giảm tình trạng sung huyết phổi khi tim bị suy do hở van nặng gây ra.
Đối với thuốc kháng sinh, ngày nay ít được đề nghị để dùng. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, trong nhiều trường hợp cho người bị hở hoặc sa van hai lá, kháng sinh không còn cần thiết. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc kháng sinh trước bất kỳ thủ tục nào, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp.
Điều trị bằng phương pháp xâm lấn
Với những trường hợp nặng, phương pháp điều trị phẫu thuật có thể cải thiện chức năng tim mạch
- Phẫu thuật sửa van hai lá: Phương pháp này được ưu tiên hơn so với thay van hai lá vì van tự nhiên có thể được bảo tồn. Tuỳ vào mức độ tổn thương van tim cũng như thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp sửa van tim bằng cách mổ hở truyền thống hoặc phẫu thuật ít xâm lấn. Với phương pháp ít xâm lấn, vết mổ sẽ có kích thích rất nhỏ nên tỷ lệ mất máu sẽ ít hơn và thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.
- Phẫu thuật thay van hai lá: Cách này được áp dụng điều trị khi bệnh nhân có tổn thương van tim nặng, ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn của tim và điều trị bằng thuốc không đáp ứng. Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ van hai lá và thay thế bằng một van nhân tạo khác (như van cơ học/sinh học/tự thân). Đa số người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật sẽ đều có những chuyển biến tích cực.
Biện pháp phòng tránh bệnh sa van 2 lá hiệu quả
Biện pháp phòng tránh bệnh sa van 2 lá hiệu quả nhằm giảm thiểu nguy cơ và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Cụ thể:
- Kiểm soát yếu tố nguy cơ: Bao gồm việc duy trì huyết áp và cholesterol ở mức bình thường, bởi tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các bệnh lý tim mạch, trong đó có sa van 2 lá.
- Chế độ ăn uống đủ chất và lối sống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein lành mạnh (như cá và thịt gia cầm) giúp duy trì sức khỏe tim mạch. Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đường, muối có thể giảm nguy cơ phát triển hoặc tiến triển của bệnh. Ngoài ra, mọi người nên tập thể dục đều đặn (ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải), không hút thuốc lá, hạn chế tiêu thụ rượu bia.
- Theo dõi và điều trị bệnh lý liên quan: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh sa van 2 lá hoặc các bệnh lý tim mạch khác nên thường xuyên khám định kỳ sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Điều trị kịp thời các bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì, hoặc bệnh lý van tim bẩm sinh có thể ngăn ngừa sa van 2 lá.
- Kiểm soát căng thẳng và áp lực tâm lý: Căng thẳng và lo âu kéo dài có thể góp phần vào sự phát triển và tiến triển của bệnh lý tim mạch. Các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền và các hoạt động giải trí lành mạnh khác được khuyến khích để cải thiện sức khỏe tổng thể và tim mạch.
- Điều trị y tế theo chỉ định: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp điều chỉnh nhịp tim, giảm đau ngực, hoặc ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến sa van 2 lá. Phẫu thuật sửa van hoặc thay van có thể được chỉ định trong các trường hợp nghiêm trọng. Việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
Tại Bệnh viện Phương Đông là nơi hội tụ của những chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành về tim mạch. Vì vậy, nếu quý khách hàng cần tìm kiếm địa chỉ thăm khám uy tín hoặc có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ theo hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại website để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ sớm nhất.
Kết luận
Hiểu rõ về bệnh sa van 2 lá và những biện pháp điều trị phù hợp là chìa khóa giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe tim mạch, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Thăm khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh và tránh được những rủi ro không mong muốn.