Giải đáp chi tiết sinh mổ bao lâu thì tắm được?
Nhiều quan niệm cho rằng, phụ nữ sau sinh dù bằng phương pháp sinh mổ hay sinh thường cũng nên kiêng tắm gội ít nhất 1 tháng. Sở dĩ có quan điểm này là bởi dân gian cho rằng, sau sinh, cơ thể chị em còn rất yếu, việc kiêng tắm gội sẽ giúp vết thương tránh tiếp xúc với nước, giúp vết mổ mau lành.
Mẹ sau sinh nên tắm vào thời điểm nào?
Theo khoa học, phụ nữ sau khi sinh mổ không cần thiết phải kiêng cữ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vết mổ thường phải mất một vài tuần mới lành lại được nên trong thời gian ở cữ, việc vệ sinh vết mổ và tắm gội đúng cách là hết sức cần thiết. Để yên tâm hơn, sản phụ nên hỏi ý kiến của bác sĩ sản khoa để được tư vấn chi tiết các kiến thức chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Theo bác sĩ sản khoa, phụ nữ sau sinh chỉ cần kiêng tắm gội từ 5 - 7 ngày, không nên kiêng cữ quá lâu. Bởi sau sinh cơ thể sản phụ sẽ tiết ra mồ hôi hơn bình thường, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây hại cho mẹ và con.
Kiêng tắm gội từ 5-7 ngay sau sinh giúp mẹ thoải mái, dễ chịu
Ngoài ra, nếu mẹ muốn vệ sinh cơ thể thì có thể dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt khô sau đó lau sạch người và tránh lau vào vùng mổ. Việc gội đầu không hề gây ảnh hưởng đến vết mổ sản phụ không cần phải kiêng đủ 7 ngày, thay vào đó, mẹ có thể gội đầu bằng nước ấm sau 3 ngày sinh.
Hướng dẫn cách tắm cho mẹ sinh mổ
Với mẹ sinh mổ, các bác sĩ sản khoa khuyên sau 5-7 ngày khi vết mổ khô và lành lại là có thể tắm được. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
- Mẹ cần chuẩn bị trước khăn tắm và quần áo dài để tránh bị nhiễm lạnh. Phòng tắm phải được che chắn kín gió, phải tắm bằng nước ấm và lau khô người thật nhanh sau khi tắm.
- Mẹ sau sinh không ngâm mình trong bồn nước hoặc dưới vòi hoa sen sẽ ảnh hưởng đến vết mổ.
Mẹ bầu lưu ý tắm nhanh và không ngâm mình trong bồn tắm quá lâu
- Khi tắm nên tránh để nước bắn, nhỏ vào vết thương gây nhiễm trùng.
- Nếu vết mổ lâu khô chỉ nên dùng khăn sạch thấm nước ấm, vắt khô và lau người.
- Lau người mỗi ngày 1 lần, trời nắng nóng có thể thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và xế chiều.
- Không sử dụng nước lạnh, bắt buộc sản phụ phải dung nước ấm để tắm hoặc lau người vì có thể dẫn đến các biến chứng cho vết mổ.
- Việc gội đầu không ảnh hưởng đến vết mổ, tuy nhiên mẹ nên gội nhanh và sấy khô tóc để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh ảnh hưởng sức khỏe về sau này.
- Không sử dụng xà phòng, sữa tắm vì sản phẩm này có thể gây kích ứng cho vết mổ.
Ngoài những lưu ý về việc tắm gội, mẹ sinh mổ không nên nằm một chỗ mà cần vận động đi lại nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông. Như vậy, với những thông tin nêu trên, bạn đọc có thể gỡ bỏ thắc mắc bấy lâu về sinh mổ bao lâu thì tắm được và bổ sung cho mình kiến thức về cách tắm sau sinh đúng cách.
Một số vấn đề mẹ bầu cần “kiêng cữ” sau sinh mổ
Kiêng cữ là điều quan trọng của mẹ sau sinh, tham khảo thêm các thông tin bổ ích dưới đây.
Kiêng tắm nước lạnh và ăn đồ lạnh
Cơ thể phụ nữ sau sinh thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng vết thương đặc biệt là phụ nữ sinh mổ. Vì vậy, kiêng tắm nước lạnh trong thời gian ở cữ là điều quan trọng mẹ sinh mổ cần nhớ để bảo vệ sức khỏe của mình.
Mẹ bầu kiêng tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh sau sinh
Bên cạnh việc kiêng tắm nước lạnh thì mẹ sinh mổ cũng nên kiêng ăn đồ lạnh, nước đá. Sử dụng nước ấm, đồ ăn ấm là cách tránh gây tổn thương nhiều hơn cho cơ thể và giữ ấm thân nhiệt sau sinh.
Kiêng vận động mạnh
Phụ nữ sau sinh con, cơ thể bị tổn thương và yếu hơn rất nhiều so với bình thường. Vì vậy, mẹ nên nghỉ ngơi, dành thời gian ngủ nhiều tại giường để dưỡng sức và phục hồi sau sinh.
Kiêng vận động mạnh sau sinh mổ giúp mẹ ổn định và mau lành vết thương
Theo bác sĩ sản khoa, người mẹ sau sinh được ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục, tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ stress và lượng sữa nuôi con tiết ra cũng sẽ nhiều hơn. Vận động sớm có lợi cho việc co bóp tử cung, giúp tử cung về đúng vị trí và sản dịch có thể thoát ra ngoài, tăng nhu động ruột tránh bbí tiểu, táo bón.
Mẹ nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, sau khoảng 6-8 giờ có thể tự ngồi dậy. Những ngày sau đó có thể tự đi lại nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vết mổ.
Kiêng đồ tanh, dầu mỡ, cay, chua, mặn
Hệ tiêu hóa của người mẹ sau khi sinh đều suy yếu. Vì vậy, ăn đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ trực tiếp làm giảm chức năng co bóp của dạ dày, dễ gây tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn làm giảm chất lượng sữa và gián tiếp gây hại lên hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này hết sức non yếu nên mẹ đặc biệt cần lưu ý.
Mẹ bầu nên kiêng đồ tanh, dầu mỡ, cay, chua, mặn
Không nên ăn đồ mặn, chua, cay vì chúng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy và hậu sản. Nên chọn những loại thực phẩm có tính ấm như nghệ, gừng... đặc biệt là nghệ rất tốt cho sản phụ sau sinh, giúp đẩy hoạt huyết, sản dịch ra nhanh và tiêu hóa tốt.
Mẹ sau sinh không nên ăn thức ăn lên men, đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. Tốt nhất, sau khi sinh mẹ nên ăn đồ nhiều rau xanh như rau ngót, rau dền... cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, bổ sung thêm betacaroten.
Kiêng quan hệ tình dục sớm
Quan hệ tình dục sớm cũng là một trong những kiêng cữ sau sinh mổ cần đặc biệt lưu ý. Theo khuyến nghị của WHO, từ 4-6 tuần sau sinh mổ mẹ có thể quan hệ tình dục trở lại, tuy nhiên cũng cần xem xét đến cơ địa và sức khỏe của từng người mẹ.
Kiêng không nịt bụng (gen bụng)
Mẹ không nên sử dụng nịt bụng sau sinh để giảm vòng hai. Việc làm này có thể gây ra tình trạng chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng, ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo của mẹ sinh mổ.
Sử dụng gen bụng khiến mẹ sau sinh có thể bị chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng
Bài viết đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc “sinh mổ bao lâu thì tắm được?”. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho gia đình có mẹ sinh mổ hoặc sắp sinh con, giúp bổ sung kiến thức cho mình, hành trang nuôi con khỏe mạnh.