Sinh thiết tủy xương là gì? Chẩn đoán và quy trình thực hiện thế nào?

Bích Ngọc

15-03-2024

goole news
16

Sinh thiết tủy xương là thủ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến máu và ung thư. Vậy sinh thiết tủy xương được thực hiện như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Sinh thiết tủy xương là gì?

Tủy xương là phần mô mềm, xốp và có dạng keo nằm phía trong trung tâm rỗng của ống tuỷ. Tủy xương là nơi tạo ra các loại tế bào máu như tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào tiểu cầu. 

Sinh thiết tủy xương là kỹ thuật lấy mẫu mô trong tủy sống để biết được tình trạng sản sinh của các tế bào máu. Thường bác sĩ sẽ chỉ định chọc sinh thiết tủy xương nếu kết quả xét nghiệm ngoại vi của bệnh nhân cho thấy các thành phần chính của tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, hồng cầu) có hàm lượng quá cao hoặc quá thấp. Thực hiện sinh thiết giúp kịp thời phát hiện ra những bất thường liên quan đến cấu tạo máu hoặc chẩn đoán ung thư. 

Sinh thiết tủy xương nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh lý về máu và ung thư Sinh thiết tủy xương nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh lý về máu và ung thư

2. Vì sao cần sinh thiết tủy xương?

Việc thực hiện sinh thiết tủy xương giúp giải đáp được những nghi ngờ về các bệnh lý liên quan đến rối loạn tế bào máu. Vì vậy, xét nghiệm sinh thiết để kiểm tra những thông tin như: 

  • Đánh giá tình trạng của các tế bào máu: Thông qua kết quả sinh thiết tủy xương, các bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh lý như ung thư, tình trạng rối loạn máu, nguyên nhân gây sốt cao hoặc nhiễm trùng,...
  • Xác định các giai đoạn ung thư: Đối với bệnh nhân mắc ung thư, lấy sinh thiết giúp bác sĩ xác định giai đoạn của bệnh và sự tiến triển của tế bào ung thư tại tuỷ xương. 
  • Theo dõi quá trình điều trị bệnh: Sinh thiết tuỷ thường được áp dụng cho những bệnh nhân đang điều trị ung thư. Dựa vào kết quả sinh thiết, bác sĩ sẽ biết được phương pháp điều trị có hiệu quả, phù hợp hay không, nếu không sẽ có phương pháp xử lý kịp thời. 

Bên cạnh đó, các trường hợp cấy ghép tạng, thực hiện sinh thiết tủy xương giúp xác định độ tương thích của người bệnh với tế bào tạng được hiến. 

3. Sinh thiết tủy xương giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?

Thực hiện xét nghiệm sinh thiết giúp các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán cho các bệnh lý liên quan đến máu như: 

  • Thiếu máu (Số lượng hồng cầu thấp). 
  • Các bệnh lý liên quan đến máu (tăng hoặc giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu)
  • Bệnh Hemochromatosis - Là bệnh rối loạn di truyền do hấp thụ nhiều sắt từ các thực phẩm. 
  • Các bệnh lý về tủy xương (tăng sinh tuỷ xương, xơ hoá tuỷ nguyên phát)
  • Ung thư tủy xương hoặc ung thư máu. 
  • Ung thư từ các vùng khác đã di căn vào tuỷ xương. 

Bên cạnh đó, sinh thiết tủy xương còn được ứng dụng để:

  • Chẩn đoán các bệnh liên quan đến máu và tuỷ xương.
  • Xác định giai đoạn ung thư. 
  • Quản lý quá trình trao đổi chất và kiểm soát lượng máu trong cơ thể. 
  • Theo dõi những phản ứng của cơ thể trong quá trình chữa trị bệnh. 

Ung thư máu có thể được phát hiện sau khi sinh thiết tủy xươngUng thư máu có thể được phát hiện sau khi sinh thiết tủy xương

4. Quy trình thực hiện sinh thiết tủy xương

Các bước để thực hiện quy trình xét nghiệm sinh thiết tủy xương đều vô cùng quan trọng, cần có kỹ thuật chính xác, cẩn thận để giảm thiểu tối đa được những biến chứng nguy hiểm. 

4.1. Chuẩn bị trước khi thực hiện sinh thiết

Đối với các bệnh nhân thì không cần chuẩn bị quá nhiều, để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện thì cần lưu ý một số điểm như sau: 

  • Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng (gồm: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin,...) đặc biệt là thuốc chống đông máu. 
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thành phần của các loại thuốc (kể cả thuốc gây mê, gây tê). 
  • Đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. 
  • Bác sĩ sẽ hướng dẫn về một số những lưu ý và việc chăm sóc sức khoẻ trước khi thực hiện sinh thiết. 

4.2. Quy trình thực hiện sinh thiết

Vì là một thủ thuật có xâm lấn nên đầu tiên là kiểm tra huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân để chắc chắn mọi thứ đều bình thường. Sau đó, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch hoặc gây tê vùng cần sinh thiết để giảm cảm giác đau. 

Kế tiếp, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để đưa kim sinh thiết vào vị trí để lấy mẫu. Kim sinh thiết lúc này sẽ xuyên qua xương, đồng thời bác sĩ sẽ thực hiện xoay kim trong quy trình lấy mẫu. Vị trí sinh thiết tủy xương thường được thực hiện tại vùng đỉnh chóp mào chậu sau hoặc vùng trước hông. 

Trong quá trình lấy mẫu sinh thiết, bệnh nhân có thể có cảm giác đau âm ỉ ở vùng xương. Sau khi thực hiện xong, bác sĩ sẽ rút kim ra và dùng tay ấn lên vùng da vừa lấy mẫu sinh thiết để cầm máu. Cuối cùng, sát khuẩn vùng da đã thực hiện và băng vết thương để tránh nhiễm trùng. 

Quy trình thực hiện sinh thiết tủy xươngQuy trình thực hiện sinh thiết tủy xương

4.3. Những lưu ý sau khi thực hiện sinh thiết

Sau quá trình sinh thiết tủy, người bệnh cần được chăm sóc và nghỉ ngơi để vết thương sớm phục hồi. 

  • Đối với người bệnh được gây tê vùng sinh thiết, cần được nghỉ ngơi từ 10-15 phút. Còn đối với người bệnh được gây mê tĩnh mạch, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ tại phòng hồi sức để cơ thể phục hồi hoàn toàn. 
  • Bệnh nhân nên tránh để nước tiếp xúc với vị trí vết thương ít nhất là 24 giờ. 
  • Sau khi sinh thiết, bệnh nhân sẽ có một vài triệu chứng như: Sốt cao, vết thương sưng tấy, chảy máu, chảy dịch vàng,... Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài hơn 1 tuần hãy thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. 

5. Những rủi ro có thể gặp phải sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương là một thủ thuật an toàn. Tuy nhiên đối với bất kì một phương pháp y khoa có xâm lấn đều có thể xảy ra những rủi ro, sinh thiết tủy xương cũng không phải ngoại lệ. Một số những rủi ro mà có thể gặp sau khi sinh thiết gồm:

  • Đau: Đối với các bệnh nhân được gây tê cục bộ, bạn sẽ cảm thấy hơi đau trong quá trình thực hiện. Do việc làm tê chỉ giúp người bệnh không cảm thấy đau khi kim xuyên qua da. Bệnh nhân vẫn sẽ cảm thấy đau khi thực hiện lấy mẫu, tuy nhiên thường là cơn đau nhói và sẽ nhanh hết. 
  • Tổn thương thần kinh: Đây là trường hợp rất hiếm gặp, nhưng có những tổn thương thần kinh nhẹ có thể xảy ra. Bệnh nhân hãy thông báo với bác sĩ nếu bị tê hoặc yếu kéo dài hơn vài tuần. 
  • Chảy máu: Tại vị trí nơi kim đâu, chảy máu là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu người bệnh nhân thấy chảy máu nhiều, hãy dùng bông gạc giữ chặt vào khu vực đó. Bệnh nhân cũng có thể chườm túi lạnh tại khu vực đó vì hơi lạnh không chỉ giúp cầm máu mà còn có thể giảm đau. Nếu tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ. 
  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân hãy liên hệ với bác sĩ nếu có biểu hiện nhiễm trùng như: Sốt cao (trên 38°C), cảm giác đau tăng thêm tại vị trí sinh thiết, có tình trạng sưng tấy hoặc đỏ tại vị trí sinh thiết hoặc xuất hiện mủ rỉ ra ngoài,... Tuy nhiên, những trường hợp xảy ra nhiễm trùng khá hiếm gặp khi thực hiện sinh thiết. 
  • Thực hiện lại quy trình lấy mẫu sinh thiết: Nếu mẫu bệnh phẩm chưa giúp đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện lại sinh thiết tủy xương thêm lần nữa. 

Một số rủi ro sau quá trình thực hiện sinh thiếtMột số rủi ro sau quá trình thực hiện sinh thiết

6. Kết luận

Sinh thiết tủy xương là một trong những phương pháp y khoa nhằm đem lại những thông tin có giá trị về các bệnh lý về máu hoặc ung thư. Vì vậy, để thực hiện quy trình sinh thiết và chữa trị bệnh hiệu quả, hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là một trong những đơn vị đảm bảo về quy trình thực hiện sinh thiết và đưa ra những phương án điều trị bệnh phù hợp.

  • Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản tại nhiều trường đại học và bệnh viện trong và ngoài nước. 
  • Trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến nhất được nhập khẩu từ các nước đi đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản,...
  • Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp theo mô hình chuẩn Bệnh viện - Khách sạn.
  • Chi phí thăm khám và chữa bệnh tại Phương Đông được giảm trừ theo bảo hiểm bảo lãnh. Đặc biệt, bệnh viện có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng để đem đến những lợi ích tối đa.

Tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngTầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Để Đặt lịch khám và tầm soát ung thư từ sớm bằng các phương pháp y khoa hiện đại, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

722

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám