Sinh thiết tuyến tiền liệt: Quy trình thực hiện và những điều cần biết

Bích Ngọc

28-03-2024

goole news
16

Nam giới có thể có một số các bệnh lý nghiêm trọng tại tuyến tiền liệt, đặc biệt là ung thư. Bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt để chẩn đoán chính xác bệnh. Vậy kỹ thuật sinh thiết được thực hiện như thế nào? Cùng các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây. 

1. Sinh thiết tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là một cơ quan chỉ có ở nam giới, chúng nằm phía dưới bàng quang, bao quanh một phần của niệu đạo và có hình dạng như quả óc chó. Tại đây tạo ra chất lỏng của tinh dịch, cả tinh trùng được sản xuất tại tinh hoàn. Tuyến tiền liệt có chức năng ngăn không để nước tiểu lọt vào trong quá trình xuất tinh.

Ung thư tuyến tiền liệt được đánh giá là một loại bệnh khá phổ biến ở phái mạnh, chính vì vậy bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật sinh thiết để chẩn đoán chính xác bệnh. 

Sinh thiết tuyến tiền liệt là một thủ thuật y khoa được sử dụng để lấy các mẫu mô từ tuyến tiền liệt. Các mẫu mô này sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm sẽ được giải phẫu dưới kính hiển vi để đánh giá mẫu bệnh phẩm. Nếu phát hiện ra tế bào ung thư, các chuyên gia y tế sẽ đánh giá mức độ, khả năng tiến triển của ung thư, từ đó có phương án điều trị bệnh hợp lý.  

Sinh thiết tuyến tiền liệt giúp chẩn đoán bệnh chính xácSinh thiết giúp chẩn đoán bệnh chính xác ở tuyến tiền liệt

2. Chỉ định và chống chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt nếu như cần thiết. Đặc biệt khi có những dấu hiệu nghi ngờ như: 

  • Nếu người bệnh có như dấu hiệu đáng nghi tại tuyến tiền liệt như: Đau bụng, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu đêm nhiều lần, trong nước tiểu có máu, đau hông, đùi,...
  • Các xét nghiệm cho thấy nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen - PSA) trong máu tăng cao hơn so với bình thường. 
  • Trong quá trình thăm khám, bác sĩ phát hiện ra những bất thường hoặc khối u tại tuyến tiền liệt
  • Kết quả sinh thiết lần trước bình thường nhưng giá trị của PSA vẫn tăng cao. 
  • Kết quả sinh thiết trước đó có phát hiện những tế bào tuyến tiền liệt bất thường nhưng không phải là ung thư.

Bên cạnh đó, có những trường hợp chống chỉ định lấy sinh thiết như: Người bệnh mắc rối loạn đông máu, nhiễm trùng đường niệu và viêm tuyến tiền liệt cấp.

3. Các phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt

Có thể thực hiện với nhiều phương pháp sinh thiết khác nhau như: 

  • Sinh thiết qua thành hậu môn: Sử dụng kim sinh thiết đi xuyên qua thành hậu môn để tiếp cận vị trí của tuyến tiền liệt. Đây là thủ thuật được sử dụng nhiều nhất. 
  • Sinh thiết qua niệu đạo: Là kỹ thuật sử dụng ống soi bàng quang được thực hiện qua niệu đạo (sử dụng ống nội soi mềm có thiết bị để quan sát)
  • Sinh thiết qua đáy chậu: Kỹ thuật này dùng kim sinh thiết đi qua vùng da dưới đáy chậu (nằm giữa bìu và hậu môn) để vào tuyến tiền liệt.  

Phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt phổ biếnCác phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt phổ biến

4. Quy trình thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt

Quy trình xét nghiệm sinh thiết tuyến tiền liệt sẽ trở nên thuận lợi hơn nếu người bệnh tìm hiểu trước về quá trình tiến hành. Dưới đây là những bước cơ bản khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết:

4.1.  Bước chuẩn bị sinh thiết

  • Trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc mà đang sử dụng, cả thuốc kê đơn và không kê đơn, cũng như các loại vitamin, thực phẩm chức năng,...
  • Cần thông báo với bác sĩ về những thành phần thuốc có tiền sử dị ứng (kể cả thuốc gây mê). 
  • Bệnh nhân không cần nhịn ăn hay sử dụng thuốc an thần trước khi sinh thiết bằng phương pháp sinh thiết qua thành hậu môn và sinh thiết qua đáy chậu. Còn đối với người bệnh được chỉ định thực hiện sinh thiết bằng phương pháp qua niệu đạo có thể sẽ được gây mê toàn thân, trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn trong khoảng từ 6-8 tiếng. 

Tuỳ vào từng trường hợp của ca bệnh, bác sĩ sẽ có những yêu cầu khác nhau với người bệnh. 

4.2. Trong khi thực hiện sinh thiết

Sinh thiết tuyến tiền liệt có thể không yêu cầu người bệnh nhập viện. Tùy vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh và phương pháp sinh thiết thì quy trình có thể khác nhau. Đây là các phương pháp khác nhau:

Phương pháp sinh thiết qua thành hậu môn: 

  • Người bệnh nằm nghiêng về phía bên trái, ở tư thế hơi co người
  • Bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ để làm tê vùng kim đi qua khi sinh thiết.
  • Sử dụng siêu âm cắt ngang để xác định vị trí đặt kim sinh thiết. 
  • Bác sĩ sẽ dùng lò xo để đưa kim xuyên qua thành trực tràng để vào tuyến tiền liệt. Lúc này bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu khi kim đâm vào tuyến tiền liệt. 
  • Bác sĩ sẽ đưa kim nhiều lần để lấy được nhiều mẫu mô khác nhau từ những vị trí khác nhau của tuyến. 
  • Những mẫu mô sinh thiết này sẽ được mang đến phòng thí nghiệm để giải phẫu.

Phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt qua thành hậu mônPhương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt qua thành hậu môn

Phương pháp sinh thiết qua đáy chậu: 

  • Bệnh nhân có thể được yêu cầu nằm nghiêng về bên trái hoặc nằm ngửa, đầu gối cong, đùi dạng ra (tư thế nằm ngửa). 
  • Sử dụng dung dịch sát trùng để làm sạch vùng da giữa bìu và hậu môn. 
  • Người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ. 
  • Sau khi gây tê thành công vùng được tiêm thuốc, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da. Sử dụng tay để xác định vị trí có dấu hiệu bất thường. 
  • Bác sĩ đưa kim sinh thiết qua vết mổ và tiến hành tiếp cận mẫu từ các phần khác nhau của tuyến. 
  • Sau khi lấy xong mẫu mô, bác sĩ dùng tay ấn mạnh vào vị trí sinh thiết để ngừng chảy máu. Việc khâu vết thương được rạch thường không được thực hiện. 
  • Các mẫu mô sẽ được mang đến phòng thí nghiệm để kiểm tra và phân tích. 

Phương pháp sinh thiết qua niệu đạo:

  • Bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa, đùi dạng, đầu gối co. 
  • Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân khi lấy mẫu sinh thiết qua niệu đạo. 
  • Bác sĩ sử dụng ống soi bàng quang (ống mềm và có thiết bị quan sát) đưa vào lỗ ở cuối dương vật, đi qua niệu đạo để tới tuyến tiền liệt. 
  • Dùng các dụng cụ nhỏ qua ống soi bàng quang để thực hiện lấy mẫu mô. 
  • Ống soi bàng quang được bác sĩ từ từ lấy ra và mẫu bệnh phẩm sẽ được kiểm tra phân tích trong phòng thí nghiệm. 

4.3. Sau khi thực hiện sinh thiết

Quá trình phục hồi sẽ tùy thuộc vào thể trạng và loại thuốc gây mê được sử dụng trong quy trình lấy mẫu mô. Người bệnh có thể trở về nhà sau khi được kiểm tra sức khoẻ ở trạng thái ổn định nhất. 

Đối với trường hợp gây mê toàn thân, người bệnh sẽ được đưa đến phòng hồi sức để nhân viên y tế theo dõi. Người bệnh sẽ có cảm giác muốn đi tiểu sau vài giờ sau khi sinh thiết. 

Sau vài ngày khi thực hiện sinh thiết, có thể xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân. Hoặc cũng có thể xuất hiện máu trong tinh dịch của người bệnh sau vài tuần lấy mẫu sinh thiết. Bệnh nhân hãy liên hệ với bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường sau:

  • Lượng máu trong nước tiểu hoặc phân nhiều hơn. 
  • Đau bụng hoặc đau vùng chậu
  • Đi tiểu khó
  • Cảm thấy nóng rát khi đi tiểu hoặc nước tiểu đổi tính chất và mùi (có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng)
  • Sốt, cảm thấy ớn lạnh. 

Tình trạng khó tiểu sau khi thực hiện sinh thiếtTình trạng khó tiểu sau khi lấy mẫu mô sinh thiết

4.4. Kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt

Thời gian để nhận kết quả sinh thiết tiền liệt tuyến thường dao động từ 3 đến 5 ngày làm việc. Bác sĩ sẽ hẹn gặp người nhà bệnh nhân để thảo luận về kết quả sinh thiết sau 7 đến 10 ngày kể từ khi thực hiện thủ thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể liên hệ với bạn sớm hơn nếu kết quả cho thấy ung thư tuyến tiền liệt.

Dưới đây là một số mốc thời gian dự kiến:

  • Ngày 1: Sinh thiết được thực hiện.
  • Ngày 2-3: Mẫu sinh thiết được xử lý và nhuộm màu.
  • Ngày 4-5: Bác sĩ chẩn đoán kết quả sinh thiết.
  • Ngày 7-10: Bác sĩ gặp người bệnh và người nhà bệnh nhân để thông báo kết quả.

5. Những biến chứng có thể gặp sau khi sinh thiết

Sinh thiết tuyến tiền liệt có thể có tiềm ẩn một số vấn đề nhất định, gồm:

  • Chảy máu tại vị trí sinh thiết: Sau khi lấy sinh thiết, chảy máu hậu môn là tình trạng thường thấy. 
  • Trong tinh dịch chứa máu: Người bệnh sẽ thấy tinh dịch màu đỏ, tình trạng này sẽ xảy ra khoảng vài tuần kể từ sau sinh thiết, tuy nhiên không đáng lo ngại. 
  • Nước tiểu có máu: Lượng máu chảy ra khi đi tiểu thường khá ít, chúng chỉ kéo dài khoảng vài ngày sau khi làm sinh thiết. 
  • Khó tiểu: Người bệnh có thể cảm thấy khó tiêu sau khi sinh thiết.
  • Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng sau khi sinh thiết hiếm khi xảy ra, nếu bị nhiễm trùng, hãy liên hệ với bác sĩ để được điều trị bằng thuốc kháng sinh. 

6. Kết luận

Sinh thiết tuyến tiền liệt là một kỹ thuật quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng của ung thư, hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. 

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngTầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một cơ sở y tế uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, thiết bị máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thăm khám và chữa bệnh. 

Để Đặt lịch khámxét nghiệm sinh thiết tuyến tiền liệt, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

1,137

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám