Viêm mũi vận mạch là gì? Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Phan Ngọc Linh

18-05-2022

goole news
16

Viêm mũi vận mạch có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nguyên nhân gây bệnh cũng rất đa dạng.

Viêm mũi vận mạch có lẽ còn là khái niệm khá xa lạ với nhiều người. Hầu hết chúng ta thường nhầm lẫn căn bệnh này với những bệnh lý khác có liên quan đến mũi. Nội dung sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết sớm và điều trị bệnh hiệu quả. 

Viêm mũi vận mạch là gì?

Viêm mũi vận mạch là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp do sự phản ứng quá mức của hệ thần kinh giao cảm đối với niêm mạc mũi. Điều này do các tác nhân gây bệnh như sự thay đổi về nhiệt độ, nấm, vi khuẩn gây nên… Bệnh này có thể kèm theo nhiều biểu hiện gây khó chịu như hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi…

Bệnh viêm mũi vận mạch tuy không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra những cảm giác khó chịu. Đặc biệt là khi ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hơn nữa nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy nên, bệnh lý này cần được phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, để tránh gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. 

Viêm mũi vận mạch nên được phát hiện sớm có hướng điều trị kịp thời

Viêm mũi vận mạch nên được phát hiện sớm có hướng điều trị kịp thời

Những nguyên nhân gây nên viêm mũi vận mạch

Bệnh viêm mũi vận mạch là một trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp ở nhiều đối tượng. Một số tác nhân có thể gây nên tình trạng bệnh lý này đó là: 

Do khí hậu

Thời tiết có thay đổi bất thường từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh cùng với đó là độ ẩm trong không khí thay đổi đột ngột. Điều này khiến cho vùng niêm mạc mũi bị kích ứng nghiêm trọng, đây là cơ hội thuận lợi cho những tác nhân có hại như vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. 

Khí hậu là nguyên nhân tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công

Khí hậu là nguyên nhân tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công

Do sử dụng thuốc tây

Một số loại thuốc tây có chứa các thành phần kích ứng niêm mạc mũi cũng là những tác nhân gây nên bệnh. Điển hình đó là các loại thuốc thần kinh, thuốc giảm đau, thần kinh… Những người có thể trạng yếu khi sử dụng những loại thuốc này cần lưu ý tham vấn ý kiến của bác sĩ.  

Do môi trường

Bạn thường xuyên sống hoặc làm việc trong môi trường có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi… đây cũng là cơ hội để những tác nhân gây bệnh dễ dàng thâm nhập và cơ thể. Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường máy lạnh, hoặc do áp lực căng thẳng… cũng khiến cho căn bệnh này “ghé thăm” bất cứ lúc nào. 

Khí hậu là nguyên nhân tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công

Bạn thường xuyên sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm dễ bị bệnh

Rối loạn nội tiết

Ở phụ nữ, trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai sẽ có sự biến đổi về lượng nội tiết tố. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mắc bệnh viêm mũi vận mạch cao hơn so với bình thường. 

Khí hậu là nguyên nhân tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai có nguy cơ nhiễm bệnh

Dấu hiệu cơ bản của viêm mũi vận mạch

Bệnh viêm mũi này có nhiều dấu hiệu tương đồng với những bệnh về đường hô hấp khác, vậy nên bạn cần hết sức lưu ý. Triệu chứng của căn bệnh này bao gồm có các biểu hiện cơ bản như:

Hắt hơi liên tục

Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp ở những người đang mắc viêm mũi vận mạch. Triệu chứng này diễn ra thường xuyên khiến cho người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, lao động, công việc. 

Ngạt mũi, sổ mũi

Người mắc bệnh lý này thường có các triệu chứng như ngạt một bên mũi, gây ảnh hưởng đến khả năng thở. Khi bệnh nặng hơn có thể gây ngạt cả hai bên mũi, người bệnh phải thở bằng miệng, đặc biệt là về đêm dấu hiệu này càng rõ rệt khiến giấc ngủ xấu đi. Và cũng tương tự như viêm mũi dị ứng, bệnh này cũng xuất hiện sổ mũi, dịch trong không có mùi, chủ yếu là buổi sáng. 

Người mắc bệnh lý này thường ngạt một bên mũi

Người mắc bệnh lý này thường ngạt một bên mũi

Tương tự như nhiều bệnh lý về mũi khác, bệnh viêm mũi vận mạch có nhiều điểm giống về biểu hiện. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có biểu hiện tắc ngạt mũi nhiều hơn so với hắt xì hơi, nước mũi chảy ít hơn và kèm theo chảy nước mắt. 

Sau mỗi lần ngừng hắt hơi, người bệnh sẽ trở về thể trạng bình thường, không xuất hiện hoặc ít có những triệu chứng đau đầu hay mệt mỏi kèm theo. Tuy nhiên, bệnh nhân hay có những biểu hiện ngứa, căng đầu ngón tay, ngón chân mỗi khi trời trở lạnh. 

Điều trị bệnh viêm mũi vận mạch như thế nào?

Bệnh lý này tuy không gây ra quá nhiều nguy hiểm đến cơ thể  và tính mạng người bệnh. Nhiều người còn e ngại viêm mũi vận mạch có chữa được không.  Nhìn chung phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng là điều rất cần thiết. Với sự phát triển của y học hiện đại, đã có nhiều phương pháp để viêm mũi vận mạch điều trị dứt điểm: 

Điều trị nội khoa

Với những người đang có tình trạng bệnh nhẹ thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định các loại thuốc đường xịt hoặc đường uống. Cụ thể:

Các loại thuốc xịt

Khi bị viêm mũi, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc như ipratropium bromide hoặc dòng kháng cholinergic. Đây là những loại thuốc xịt có tác dụng làm giảm các triệu chứng như ngạt hay sổ mũi chứ không thể điều trị dứt điểm. Những loại thuốc này thậm chí còn gây khô niêm mạc mũi, các tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách, chính vì thế cần có sự chỉ dẫn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Có thể sử dụng các loại thuốc xịt để giảm triệu chứng

Có thể sử dụng các loại thuốc xịt để giảm triệu chứng

Về thuốc uống

Các loại thuốc chữa trị viêm mũi này có tác dụng làm se niêm mạc, hoặc một số dòng thuốc HIV cũng có tác dụng làm giảm tình trạng sổ mũi. Bên cạnh đó, một số thuốc kháng HIV cũng có khả năng làm giảm tình trạng sổ mũi, hoặc các thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phóng thích của những loại hóa chất trung gian. Tất cả khi sử dụng đều bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. 

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định với người bệnh đã điều trị bằng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả cao. Bệnh viêm mũi vận mạch vẫn có thể tái đi tái lại nhiều lần, vậy nên điều trị ngoại khoa là phương pháp bắt buộc với những người đã chuyển biến nặng. Tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp: 

Đốt nhiệt, hóa chất

Phương pháp đốt nhiệt, hóa chất tác động trực tiếp vào phần niêm mạc mũi để nó bị teo bớt lại, tuy nhiên hiệu quả về lâu dài của phương pháp này không được đánh giá cao. Theo các chuyên gia, phương pháp đốt nhiệt/đốt hóa chất hiệu quả ngắn và sử dụng hóa chất / cồn còn có thể gây nên hiện tượng xơ dính, ảnh hưởng đến chức năng niêm mạc mũi.

Phương pháp đốt nhiệt, hóa chất tác động trực tiếp vào phần niêm mạc mũi 

Phương pháp đốt nhiệt, hóa chất tác động trực tiếp vào phần niêm mạc mũi 

Phương pháp Plasma

Phương pháp hiện đại này đến từ Mỹ, áp dụng đầu dò nhiệt độ thấp để truy tìm chính xác đến vùng viêm, từ đó đánh tan các ổ viêm tại khoang mũi. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn nhưng vẫn có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu như không kết hợp với các phương pháp phòng tránh khác, 

Phẫu thuật mổ hở

Tùy theo tình trạng chuyển biến của bệnh cùng với cấu trúc của cuốn mũi của bệnh nhân mà bác sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cuốn mũi dưới, đem lại kết quả ban đầu rất khả quan. 

Tuy vậy, phương pháp này cũng khiến cho người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng như chảy máu tại chỗ, viêm mũi teo. Chính vì thế, cần chăm sóc vết thương sau mổ đúng cách để phục hồi vết mổ tốt hơn.

Tiêm corticoid

Đây là nhóm thuốc kháng viêm được dùng để làm dịu bớt phản ứng viêm và giảm các triệu chứng mà viêm mũi vận mạch gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này lại chứa không ít các nhược điểm như nhiễm trùng, chảy máu, cảm giác đau với vùng tiêm. Với những người bị kích ứng với corticoid có thể viêm nhiễm trầm trọng hơn khi áp dụng phương pháp này. 

Tiêm Corticoid làm dịu bớt phản ứng viêm

Tiêm Corticoid làm dịu bớt phản ứng viêm

Phẫu thuật nội soi

Đây được xem là phương pháp có hiệu quả tốt khi điều trị viêm mũi vận mạch, theo đó các bác sĩ sẽ loại bỏ thần kinh vidien. Phương pháp này được đánh giá đem đến kết quả khả quan, nhưng nếu như chăm sóc sai cách có thể gây nên tình trạng đau mắt, khô mắt do giảm tiết nước mắt. 

Phòng ngừa viêm mũi vận mạch

Ngày nay, số người mắc căn bệnh này ngày một nhiều hơn, viêm mũi vận mạch ở trẻ em cũng khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Chính vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc đẩy lùi phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh là cực kỳ quan trọng. Để tránh xa, đề phòng căn bệnh này tốt, bạn nên thực hiện:

Giữ ấm khi chuyển mùa 

Khi thời tiết giao mùa, bạn cần phải giữ ấm cơ thể nhất là tại vùng mũi và vùng cổ để ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt trong thời điểm trời trở lạnh, bạn cần tắm nước ấm, tránh ngâm mình quá lâu trong bồn tắm, tắm trong phòng kín gió và lau thật khô cơ thể khi tắm xong.

Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cơ thể

Nếu như bạn phải thường xuyên làm việc trong môi trường có máy lạnh, hãy lưu ý để nhiệt độ trong phòng không được quá chênh lệch với bên ngoài quá lớn. Giữ cho tinh thần thật thoải mái trong quá trình làm việc, tránh áp lực và mệt mỏi cũng khiến cơ thể giảm đề kháng.

Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm

Bạn nên hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi và ô nhiễm càng ít càng tốt. Nếu như phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi hoặc ra đường nên đeo khẩu trang để tránh virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Bên cạnh đó, cần phải giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, sinh hoạt, nhà cửa luôn cần sạch sẽ và trong lành để giảm bớt sự tồn tại của vi khuẩn, virus có hại trong không khí.

Lưu ý khi dùng thuốc

Khi dùng các loại thuốc tây như cao huyết áp, thuốc thần kinh, thuốc giảm đau… Bạn cần lưu ý nếu như có bất cứ hiện tượng dị ứng bất thường ở niêm mạc mũi cần thông báo cho các bác sĩ, chuyên gia ngay để có hướng điều trị khác thay thế kịp thời.

Nâng cao đề kháng

Bên cạnh những phương pháp trên, tăng cường sức đề kháng chính là phương án tốt nhất để phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau. Bạn nên có cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt khoa học. Nên chăm chỉ rèn luyện thể dục, thể thao và tránh xa các loại đồ cay nóng, thuốc lá, bia rượu…

Bạn nên có cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện thường xuyên

Bạn nên có cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện thường xuyên

Bên cạnh đó, hãy luôn là người sống lạc quan và vui vẻ để có tinh thần trẻ khỏe mỗi ngày. Đồng thời tuân thủ triệt để hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ chuyên khoa. 

Câu hỏi thường gặp về viêm mũi vận mạch

Bệnh viêm mũi vận mạch khiến cho người bệnh khó chịu, sinh hoạt khó khăn, gây cản trở công việc. Để bạn có thể an tâm hơn, Phương Đông sẽ giải đáp những băn khoăn thường có liên quan đến căn bệnh này, cụ thể:

Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm mũi vận mạch?

Đây là căn bệnh phổ biến, có khả năng ảnh hưởng đến mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, căn bệnh này thường xuất hiện nhất ở những người trên 20 tuổi và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. 

Trường hợp bệnh nào nên đi thăm khám?

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa Tai- Mũi- Họng nếu như có các triệu chứng bất thường sau đây: 

  • Cơn đau vùng xoang mũi dần trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà.
  • Có những phản ứng phụ từ thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. 

Nếu như có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vậy nên bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đưa ra được phương án điều trị phù hợp nhất.

Viêm mũi vận mạch nên kiêng ăn gì?

Để có thể ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng của căn bệnh này gây nên, bạn cần phải tránh xa những thực phẩm như:

  • Đồ uống, thức ăn lạnh có thể gây co thắt đường thở, kích thích phế quản… từ đó dẫn đến những cơn ho chứa đờm, tăng cường hiện tượng tiết nhầy ở đường hô hấp.
  • Đồ uống như cà phê, rượu bia có chứa chất kích thích với hàm lượng histamin cao.
  • Sữa cùng những thực phẩm từ sữa có khả năng khiến lượng đờm nhiều hơn.
  • Một số loại hạt chứa nhiều histamin như hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, óc chó…
  • Đồ ngọt và nhóm thực phẩm nhiều béo, ít calo có thể thúc đẩy quá trình sản sinh chất nhầy, dẫn đến nghẹt mũi.

Nên hạn chế dùng sữa khi mắc bệnh

Nên hạn chế dùng sữa khi mắc bệnh

Nhìn chung, viêm mũi vận mạch không phải là bệnh lý nguy hiểm hay nghiêm trọng. Nhưng không nên chủ quan, bởi bệnh này có thể diễn biến phức tạp gây nên những biến chứng khó lường. Vậy nên, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần đến các trung tâm y tế để được chữa trị chính xác và dứt điểm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,483

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám