Sỏi túi mật 17mm là gì ? Những điều cần chú ý và phương pháp điều trị

Thiên Hương

29-12-2022

goole news
16

Bệnh sỏi túi mật là một trong những căn bệnh thường gặp ở Việt Nam, chiếm từ 8 – 10% dân số. Trong đó, sỏi túi mật 17mm là kích thước sỏi đã lớn, vậy bệnh nhân đã phải phẫu thuật chưa? Điều trị và theo dõi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Sỏi túi mật 17mm là gì?

Sỏi túi mật là các cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, phần lớn sỏi túi mật được hình thành chủ yếu từ cholesterol. Trong khi đó, ở Việt Nam phần lớn là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột. Sỏi túi mật thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật kích thước 17mm chưa phải là quá lớn nên nếu bạn không bị đau bụng dữ dội hay bị sốt, vàng da, thành túi mật chưa dày thì chưa cần thiết phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi túi mật 17mm và những đối tượng có khả năng mắc bệnh

Nguyên nhân cơ bản của bệnh sỏi túi mật thường là do quá trình chuyển hoá, khi mà trong dịch mật có nồng độ cholesterol dư thừa quá cao sẽ tạo thành các tinh thể cấu thành sỏi túi mật.

Sỏi túi mật có thể gặp ở bất kỳ ai, người trẻ tuổi thường ít bị hơn. Những người dưới đây thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Người béo phì: Vì sỏi túi mật liên quan đến vấn đề thừa lượng cholesterol trong máu.
  • Phụ nữ sử dụng các loại thuốc tránh thai có chứa hàm lượng estrogen.
  • Người mắc bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Sỏi túi mật như thế nào mới cần phẫu thuật

Mặc dù phẫu thuật chỉ có thể loại bỏ được sỏi mật, không thể giải quyết triệt để bệnh sỏi, có thể sẽ tái phát sỏi trong vòng 3-5 năm tới. Thế nhưng, quyết định mổ vẫn giải pháp tối ưu nhất để giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau và giảm sự nguy hiểm của biến chứng trong các trường hợp sau đây:

  • Sỏi túi mật làm viêm túi mật tái phát nhiều lần khiến người bệnh thường xuyên bị đau bụng dữ dội, sốt, buồn nôn và đầy trướng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Túi mật sứ (thành dày, nhiễm canxi) làm mất đi khả năng co bóp và cô đặc dịch mật.
  • Sỏi kẹt ở các vị trí hẹp như cổ túi mật, gây đau viêm thường xuyên.
  • Sỏi mật kết hợp polyp túi mật có kích thước trên 10mm
  • Sỏi kích thước lớn hơn 2cm hoặc sỏi chiếm 2/3 thể tích túi mật ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật.

Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt như: người mắc bệnh tiểu đường bị sỏi mật cũng được khuyên cắt túi mật ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng gì để phòng ngừa rủi ro về sau.

Một số dấu hiệu nhận diện bệnh sỏi túi mật 17mm

Bệnh sỏi túi mật 17mm hoàn toàn có thể phát hiện được nếu bệnh nhân chú ý quan sát các dấu hiệu sau:

Đau bụng ở mạn sườn phải

Đau bụng kéo dài gây cảm giác khó chịu.

Đau bụng kéo dài gây cảm giác khó chịu.

Vị trí đau này do sỏi di chuyển và cọ xát vào túi mật hoặc đường mật, cơn đau xuất hiện đột ngột và kéo dài từ vài phút đến thậm chí là vài giờ. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh sỏi túi mật cho biết, cơn đau thường mạnh mẽ hơn sau khi họ ăn nhiều dầu mỡ hoặc nhiều chất đạm.

Trong một số trường hợp, sỏi túi mật 17mm gây đau mạn sườn phải một cách âm ỉ, chỉ gây khó chịu.

Đặc điểm cơn đau mạn sườn phải thường đi kèm với những bệnh rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng và buồn nôn…Đau bụng do sỏi đường mật trong gan gây đau quặn kèm theo là triệu chứng vàng da, vàng mắt do tắc mật.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những biểu hiện cơ bản thường gặp nhất ở bệnh sỏi túi mật 17mm và dễ gây nhầm lẫn với các loại bệnh khác, đặc biệt là đau dạ dày. Đặc điểm nhận diện là tình trạng rối loạn tiêu hóa do sỏi túi mật kích thước này gây ra thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ hay những thực phẩm khó tiêu hoặc do ăn quá no.

Có những trường hợp bệnh nhân bị buồn nôn, nôn ói ngay sau khi ăn. Nguyên nhân là do thức ăn chứa nhiều dầu mỡ kích thích túi mật tăng tiết dịch mật, và sỏi mật cản trở làm giảm dịch mật tiết khiến chất này rất lâu được tiêu hóa.

Sốt cao

Sốt cao  cũng là  một triệu chứng nhiễm trùng điển hình, nếu xuất hiện ở bệnh nhân mắc bệnh sỏi túi mật 17mm thì nguy cơ cao nhiễm khuẩn đường mật. Hãy cẩn thận nếu sốt cao đi kèm với những triệu chứng như vã mồ hôi, ớn lạnh, tim đập nhanh,… 

Vàng da, vàng mắt

Sỏi túi mật di động làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, khiến bilirubin bị tích tụ trong máu, lắng đọng ở da. Do vậy, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như vàng da vàng mắt nhẹ hay nặng tùy theo mức độ tắc nghẽn dịch mật do sỏi.

Sự tích tụ bilirubin gây vàng da, vàng mắt

Sự tích tụ bilirubin gây vàng da, vàng mắt.

Hãy cẩn thận nếu sỏi túi mật kích thước 17mm gây ra các triệu chứng như đau bụng kéo dài nhiều giờ đi kèm sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu,… Bệnh nhân cần được cấp cứu và điều trị sớm để tránh sỏi túi mật gây viêm túi mật hoặc hoại tử.

Sỏi túi mật 17mm có nguy hiểm và cần phẫu thuật không?

Sỏi túi mật 17mm là kích thước không phải quá lớn vì vậy nếu như chưa có biến chứng nào làm túi mật mất chức năng thì có thể chưa cần phẫu thuật.Tuy nhiên yếu tố cắt túi mật hay không sẽ phụ thuộc vào các biến chứng do sỏi gây ra hoặc là sỏi có kích thước lớn chiếm 2/3 túi mật. 

Kích thước sỏi lớn hay bé chỉ là một trong những yếu tố để quyết định phẫu thuật cắt túi mật hay không. Tuy vậy, khi sỏi chiếm 2/3 túi mật thường được khuyên nên cắt túi mật bởi vì lúc này khả năng co bóp tống dịch bị giảm. Trường hợp nếu như người bệnh không có triệu chứng bất thường nào thì không cần chỉ định phẫu thuật.

Phương pháp điều trị sỏi túi mật 17mm

Mặc dù sỏi túi mật 17mm chưa gây những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không có những biện pháp phòng ngừa và phương pháp trị liệu hiệu quả sẽ dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng đến sức khỏe.

Điều trị sỏi túi mật có rất nhiều phương pháp, lựa chọn điều trị sỏi túi mật sẽ phải dựa trên kích thước, số lượng, đặc điểm của sỏi và các biến chứng mà bệnh nhân gặp phải. Nếu sỏi túi mật lớn hơn 1cm nhưng không di động và không gây triệu chứng gì thì không cần thiết phải phẫu thuật điều trị. Tuy nhiên, cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để giảm nguy cơ sỏi túi mật lớn hơn, đồng thời kiểm tra thường xuyên phát hiện sớm biến chứng.

Nếu sỏi túi mật 17mm xuất hiện ở phụ nữ mang thai, không nên phẫu thuật hay điều trị ở giai đoạn này. Nếu không quá nguy hiểm, bệnh nhân sẽ được điều trị phẫu thuật sau sinh.

Những trường hợp sỏi túi mật nhỏ từ 2 - 3mm cần điều trị sớm bằng can thiệp ngoại khoa kể cả sỏi chưa gây triệu chứng gì vì có nguy cơ viêm tụy, hoại tử túi mật rất cao. Nếu bệnh nhân đã có dấu hiệu nhiễm trùng hay sốt nặng thì cần điều trị càng sớm càng tốt.

Các phương pháp điều trị điển hình bệnh sỏi túi mật.

Các phương pháp điều trị điển hình bệnh sỏi túi mật.

Một số phương pháp điều trị điển hình khác như:

Dùng thuốc làm tan sỏi Tán sỏi bằng sóng Cắt túi mật nội soi Cắt túi mật bằng mổ mở
Chỉ định với sỏi túi mật cholesterol kích thước dưới 1,5cm, thời gian sử dụng kéo dài 6 - 24 tháng. Làm tan sỏi bằng hóa chất (hiện ít được áp dụng vì hiệu quả không cao) Chỉ định với sỏi to, gây đau nhiều hay gây viêm túi mật, túi mật thành dày, mất chức năng. Phương pháp điều trị này có thể giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian nằm viện và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Chỉ định khi mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật. 

Trường hợp chưa cần can thiệp phẫu thuật thì trước mắt cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và theo dõi thêm.

Một số điều cần lưu ý về chế độ ăn cho người mắc sỏi túi mật 17mm

Đối với trường hợp những người bệnh đã được xác định tình trạng sỏi túi mật với kích thước nhỏ và số lượng ít thì có thể điều trị tại nhà bằng một số phương pháp sau: 

  • Hạn chế dầu mỡ: giảm thiểu lượng thức ăn chứa nhiều cholesterol như thịt cá nhiều mỡ, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật,…
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và vitamin B như rau củ và trái cây tươi.
  • Không nên dùng trà, cà phê, ca cao, sôcôla hay rượu, bia và những gia vị cay, nóng; dầu cọ, dầu dừa,...những thực phẩm này sẽ làm tăng tình trạng đau bụng, khó tiêu do sỏi.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường đề kháng. Bệnh nhân nên dành ra thời gian từ 15-30 phút mỗi ngày để tập những bài tập hỗ trợ gan mật như đạp xe, đi bộ hoặc Yoga,… Những bài tập này giúp tăng cường vận động và hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài.
  • Duy trì mức cân nặng không vượt quá chuẩn mực dành cho lứa tuổi.
  • Người thừa cân không nên giảm cân đột ngột, khắt khe mà nên có chế độ giảm cân phù hợp.
  • Tẩy giun sán định kỳ, khám bệnh thường xuyên để theo dõi và phát hiện ra bệnh sớm.

Sử dụng rau củ và trái cây tươi để đảm bảo sức khỏe

Sử dụng rau củ và trái cây tươi để đảm bảo sức khỏe.

Sỏi túi mật 17mm là một căn bệnh chưa xảy ra những triệu chứng nguy hiểm nhưng có thể tiềm ẩn những biến chứng về sau. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà, mà nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín gần nhất, để nhận sự trợ giúp từ các chuyên gia y khoa trong lĩnh vực. Với đội ngũ y - bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, công nghệ hiện đại và không gian khám chữa an toàn, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chúng tôi sẽ tư vấn tích cực và đưa ra những phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất trong việc điều trị bệnh sỏi túi mật.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,529

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Biến Chứng Sỏi Túi Mật Nguy Hiểm Hơn Bạn Tưởng

Biến chứng sỏi túi mật rất nguy hiểm và có thể đe dọa tới sức khỏe nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời vì vậy cần hết sức lưu ý

10-11-2020
19001806 Đặt lịch khám