Sonde JJ niệu quản là gì?
Sonde JJ, hay còn được gọi là Stent DJ, thực tế là một loại ống rỗng được làm từ silicon hoặc nhựa dẻo, được thiết kế theo dạng cong ở 2 đầu. Trong đó, 1 đầu được đặt trong bàng quang và đầu còn lại được đặt trong bể thận.
Toàn bộ ống đều được nằm gọn trong niệu quản, ống có nhiều lỗ chạy dọc theo chiều dài thân và có cản quang. Tùy vào cấu tạo đường niệu và mục đích sử dụng mà ống sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau.
Stent DJ hay Sonde JJ là một ống rỗng được làm bằng silicon hoặc nhựa dẻo với hình dáng cong ở 2 đầu
Vai trò của sonde JJ niệu quản
Sau khi đặt vào trong niệu quản, sonde JJ sẽ giúp dòng nước tiểu có thể đi từ thận xuống dưới bàng quang kể cả khi ống dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn vì một nguyên do nào đó.
Do đó, thành vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường và không bị tổn thương do sự tắc nghẽn, đồng thời bệnh nhân có thể hạn chế được những cơn đau quặn ở thận nếu dòng nước tiểu không được lưu thông tốt.
Bên cạnh đó, stent DJ còn có khả năng hỗ trợ niệu quản lành vết thương nhanh hơn ngay cả khi đang bị tổn thương và đồng thời bảo vệ niệu quản. Một số ca không thể đặt sonde do tổn thương niệu quản vì bất kì nguyên nhân nào đó, sau khi vết thương hồi phục, niệu quản sẽ có nguy cơ bị hẹp lại.
Vì vậy, việc đặt sonde JJ niệu quản có thể dự phòng tình trạng hẹp niệu quản và giúp phục hồi chức năng hoạt động của niệu quản trong tương lai
Ngoài ra, còn có một ca đặt stent DJ nhằm có thể làm rộng niệu quản hẹp sau một khoảng thời gian. Việc này rất quan trọng vì sẽ giúp bác sĩ lấy sỏi cho bệnh nhân hoặc cần đưa một dụng cụ qua lòng niệu quản bị hẹp. Nói chung là đặt stent sẽ hỗ trợ các tiếp cận vào niệu quản dễ dàng hơn sau này.
Chỉ định và chống chỉ định của stent DJ (sonde JJ)
Chỉ định đối với các trường hợp
Nếu bệnh nhân đang bị một trong các yếu tố sau sẽ được chỉ định đặt ống stent DJ hay sonde JJ:
- Bị tắc nghẽn niệu quản hoặc có khả năng nước tiểu sẽ bị tắc nghẽn khó lưu thông từ thận đi xuống bàng quang và đi qua niệu quản.
- Có sỏi trong niệu quản.
- Đặt sau khi làm phẫu thuật đường niệu trên: sau khi thực hiện phẫu thuật xong, sonde sẽ được đặt để giảm thiểu tối đa sự phù nề ở niệu quản, giúp phòng ngừa sự tắc nghẽn và đau.
- Sau khi tán sỏi ở niệu quản hoặc thận: đặt sonde với mục đích giúp các vụn sỏi đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.
- Niệu quản bị chít hẹp: sẹo có thể gây ra sự chít hẹp và khiến lòng niệu quản bị tắc nghẽn.
- U bướu ở trong đường niệu hoặc ổ bụng: stent sẽ giúp thận dẫn lưu khi đang trong quá trình điều trị nội khoa để giảm bớt hiện tượng sưng phù gây ra bởi sự tắc nghẽn trước đó.
Chống chỉ định đối với các trường hợp
Một số trường hợp sau sẽ không được chỉ định đặt ống sonde JJ niệu quản như viêm niệu đạo, viêm bàng quang,... Bởi vì nếu đặt ống thì có thể gây viêm bể thận ngược dòng.
Các đối tượng bị viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo sẽ không đặt ống stent vì có thể gây viêm bể thận ngược dòng
Ưu nhược điểm khi đặt ống JJ niệu quản
Ưu điểm
Một số ưu điểm của việc đặt ống stent DJ niệu quản bao gồm:
- Quy trình thực hiện khá nhanh.
- Mang lại cảm giác dễ chịu, không gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Là một phương pháp không xâm lấn, không bị chảy máu (nếu có thì chảy rất ít).
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm ở trên thì việc đặt ống JJ niệu quản vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Chi phí thực hiện phương pháp này khá cao.
- Trong thời gian đầu, bệnh nhân sau khi đặt cần phải gìn giữ và thường xuyên theo dõi để phòng tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Khi nào cần phải đặt sonde niệu quản?
Sonde JJ niệu quản chỉ được áp dụng nếu niệu quản bị tắc nghẽn, làm cho dòng nước tiểu không thể chảy từ thận xuống bàng quang. Vì vậy, khi mắc phải các trường hợp sau đây, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu đặt ống JJ niệu quản:
- Lòng niệu quản bị tắc nghẽn do sẹo và xuất hiện sau khi tạo hình.
- Sỏi niệu quản di chuyển xuống từ thận. Một vài sỏi nhỏ có thể tự thoát ra ngoài nhưng số còn lại thì bị kẹt lại, từ đó dẫn đến những cơn đau quặn ở thận.
- Sau khi thực hiện phẫu thuật đường niệu trên, bác sĩ sẽ đặt ống để giảm bớt sự sưng phù và hạn chế nguy cơ tắc nghẽn gây ra các cơn đau niệu quản.
- Niệu quản bị hẹp do có khối u trong ổ bụng và đường niệu bị chèn ép. Lúc này, bệnh nhân cần phải đặt Stent DJ để phòng hiện tượng thận bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được áp dụng các phương pháp khác như xạ trị, phẫu thuật để loại bỏ khối u hoàn toàn.
- Sau khi thực hiện nội soi tán sỏi thận, bệnh nhân sẽ được đặt sonde JJ luôn để giúp vụn sỏi thoát ra ngoài dễ dàng và nhanh hơn.
Đặt sonde JJ niệu quản sau khi tán sỏi thận sẽ giúp vụn sỏi đảo thải ra ngoài dễ dàng và nhanh hơn
Thời gian lưu sonde trong cơ thể là bao lâu?
Để có thể mang lại hiệu quả nhất và phòng ngừa các biến chứng ngoài ý muốn, bệnh nhân chỉ nên đặt ống stent DJ trong một khoảng thời gian nhất định.
Thông thường sau khoảng 3 tuần từ ngày phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được rút ống, nhưng nếu niệu quản lại có tình trạng bị chít hẹp thì bác sĩ sẽ yêu cầu lưu lại khoảng 6 tuần. Còn đối với những trường hợp bị ung thư thì thời gian đặt ống trong niệu quản sẽ kéo dài lâu hơn.
Ngoài ra, phụ thuộc vào chất liệu của ống mà thời gian đặt trong cơ thể sẽ khác nhau. Nếu sonde JJ được sản xuất từ nhựa dẻo thì người bệnh có thể sử dụng ống trong khoảng từ 1 đến 3 tháng. Còn ống làm từ silicon thì sẽ sử dụng trong khoảng từ 3 đến 12 tháng.
Các loại sonde JJ có mặt trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường chỉ có 2 loại ống sonde JJ niệu quản đó là stent DJ được làm từ nhựa dẻo và silicon. Như đã giải thích ở trên, phụ thuộc vào tình trạng bệnh và chất liệu ống mà thời gian đặt trong cơ thể mỗi người là khác nhau.
Trên thị trường hiện nay, chỉ có ống sonde JJ niệu quản làm từ nguyên liệu silicon và nhựa dẻo
Các câu hỏi thường gặp về stent DJ (sonde JJ)
Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về quy trình đặt ống JJ niệu quản:
Rút ống JJ niệu quản có đau không?
Sau khi hết thời gian đặt ống Stent DJ trong niệu quản, bệnh nhân nên đến bệnh viện ngay để bắt đầu rút ống. Tuyệt đối không nên để sonde quá lâu trong cơ thể. Bởi vì tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, làm niệu quản bị tắc, hình thành sỏi, hay thậm chí bị suy thận.
Theo thông thường, bác sĩ sẽ nội soi bàng quang để lấy sonde JJ ra bên ngoài cơ thể bệnh nhân. Kỹ thuật này vô cùng đơn giản, thực hiện khá nhanh và có thể giảm thiểu cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Sau khi đã rút sonde JJ, bệnh nhân cần phải nằm lại vài giờ để theo dõi sau khi rút ống. Nếu không có điều gì bất thường thì bệnh nhân có thể xuất viện ngay. Thời gian đầu sau khi rút ống, cơ thể bạn sẽ xuất hiện một số biểu hiện khó chịu nhưng thường sẽ biến mất sau khoảng 2 hoặc 3 ngày.
Đặt ống JJ niệu quản có quan hệ tình dục được không?
Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân không nên quan hệ tình dục trong tuần tiên sau khi đặt ống sonde JJ niệu quản để giảm thiểu nguy có nhiễm trùng nước tiểu.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể thực hiện hầu hết các công việc, hoạt động bình thường, kể cả hoạt động tình dục sau khi đặt ống, miễn là không cảm thấy khó chịu. Nhưng trước khi đặt ống trong niệu quản, bạn cần phải trao đổi chi tiết với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất cho vấn đề này.
Đặt sonde JJ có nguy hiểm không? Một số biến chứng
Trong quá trình đặt ống sonde niệu quản, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng sau:
- Xuất hiện các biểu hiện đau nhức ở vùng bẹn, hông và bàng quang. Cơn đau bắt đầu tăng lên nếu áp lực ở bàng quang tăng, đặc biệt là lúc bệnh nhân hoạt động hoặc đi tiểu.
- Có khá nhiều thời điểm đi tiểu ra máu, nhất là những lúc đang vận động sẽ làm cho ống cọ xát vào thành niệu quản làm trầy xước và chảy máu.
- Ống stent DJ có thây gây kích ứng bàng quang, làm cho nhiều người đi tiểu nhiều lần, nhất là vào đêm phải thức dậy để đi tiểu.
Sau khi đặt ống, tùy từng người mà những triệu chứng trên có thể tồn tại trong vài ngày ay vài tuần. Thậm chí cũng có trường hợp các biểu hiện trên kéo dài trong suốt quá trình lưu ống.
Để có thể giảm thiểu biến chứng và tác dụng phụ, hãy uống nhiều nước và vận động vừa phải, đồng thời đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ và biến chứng trong lúc lưu ống
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sonde JJ niệu quản cũng như giải đáp một số câu hỏi chung của mọi người. Đặt stent DJ là một kỹ thuật cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.
Chính vì vậy, để phòng tránh các tác dụng phụ cũng như biến chứng không mong muốn về sau, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và chỉ đặt sonde JJ tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
Khoa Tiết niệu Thận học của Bệnh viện Phương Đông quy tụ đội ngũ các y bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, tay nghề cao và tận tâm.
Bên cạnh đó, còn sở hữu các trang thiết bị y tế, máy móc tân tiến và hiện, đảm bảo chất lượng và vệ sinh sạch sẽ. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 1806 hoặc tại địa chỉ 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.