Thời gian trẻ bắt đầu mọc răng là khi nào?
Quá trình mọc răng là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự phát triển lớn lên của con trẻ. Đến thời điểm mọc răng, trẻ đã bắt đầu có thể ăn những loại thực phẩm khác nhau, trẻ không còn phụ thuộc quá nhiều vào sữa. Tuy nhiên, những ngày mọc răng sẽ khiến con phải trải qua khó chịu với những cơn sốt mọc răng. Ba mẹ cần chú ý để hiểu rõ nguyên nhân và khắc phục chúng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu.
Trẻ từ 4 đến 7 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mọc răng ở trẻ đầu tiên. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ trẻ mọc răng từ rất sớm trong khoảng từ 3 tháng tuổi trở đi. Thứ tự mọc răng của trẻ em khi phát triển bình thường như sau: đầu tiên là hai răng cửa dưới, sau đó đến hai răng cửa trên, lần lượt đến hai răng cửa bên hàm trên và hai răng cửa bên hàm dưới, răng hàm, cuối cùng là răng nanh.
Hai răng cửa dưới là răng mọc đầu tiên ở trẻ
Trẻ phần lớn trước 3 tuổi sẽ mọc răng sữa với số lượng khoảng 20 cái. Bởi vậy mà ba mẹ nên theo dõi quá trình mọc răng của trẻ và cho trẻ đi khám nếu trẻ chậm mọc răng, chưa mọc đủ răng khi đã được 3 tuổi. Việc này giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình hình răng miệng của con và có biện pháp điều trị kịp thời, cụ thể, tránh tình trạng trẻ bị sâu răng, sún răng,...
Có những trường hợp đặc biệt là khi trẻ đã có sẵn 1 đến 2 chiếc răng được mọc trước khi chào đời. Trường hợp răng mọc sớm như vậy được gọi là răng sơ sinh. Nhiều trẻ chỉ sau vài tuần khi chào đời đã bắt đầu mọc răng. Việc răng phát triển quá sớm sẽ gây ra những tác động ảnh hưởng tới quá trình bú sữa mẹ của bé. Ngoài ra trẻ có khả năng bị nghẹt thở nếu răng lung lay.
Phân biệt sốt mọc răng với sốt thông thường
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên cơ thể của bé rất nhạy cảm. Chính vì thế mà rất dễ ốm vặt và bị sốt. Đặc biệt ở những trẻ nhỏ đang trong giai đoạn mọc răng gây sốt và rất nhiều cha mẹ không phân biệt được sốt mọc răng với sốt thông thường.
Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy đầu tiên và cũng là điểm chung của hai hiện tượng này đó chính là:
- Thân nhiệt cao hơn bình thường
- Cơ thể mệt mỏi
- Liên tục quấy khóc và khó chịu trong nhiều hoàn cảnh
- Bỏ ăn, bỏ bú
Tuy nhiên có một vài dấu hiệu khác mà cha mẹ cần tinh ý hơn để nhận biết, phân biệt được. Cùng tìm hiểu chi tiết trong từng phần chia sẻ của Bệnh viện Phương Đông sau đây:
Dấu hiệu sốt mọc răng ở con mà ba mẹ cần chú ý
Đối với trẻ nhỏ, chiếc răng mọc đầu tiên là răng cửa dưới và làm cho cơ thể bé có những tình trạng khác lạ. Khi trẻ mọc răng có những biểu hiện khiến ba mẹ lo lắng và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bé là sốt cao. Một số dấu hiệu của triệu chứng sốt mọc răng mà ba mẹ cần lưu ý:
- Trẻ sẽ có hiện tượng sốt nhẹ khoảng từ 38 đến 38,5 độ C. Trẻ có thể sẽ bị sốt cao hơn nếu có hiện tượng sưng viêm nướu răng. Khi nướu răng bắt đầu sưng đỏ và tình trạng răng bắt đầu nhú ra, thì đó là thời điểm trẻ sẽ hay bị sốt nhất.
Trẻ thường sốt nhẹ khi bắt đầu mọc răng
- Sốt cao đi kèm với tiêu chảy: Nếu trường hợp bé mọc răng và có hiện tượng sốt nhưng đi kèm với hiện tượng tiêu chảy, thì trẻ có nguy cơ cao bé đang bị một bệnh lý khác. Ba mẹ không được quá chủ quan và cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để được thăm khám sớm nhất.
- Chán ăn, bỏ ăn và không muốn bú: Khi trẻ có hiện tượng sốt mọc răng sẽ đi kèm với cảm giác đau nhức nên dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn bỏ bữa.
- Tình trạng ngủ không ngon giấc và quấy khóc sẽ liên tục xuất hiện: Dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu hay sốt mọc răng hàm thì cũng đều giống nhau.
- Luôn muốn nhai, cắn đồ vật, đồ chơi: Lúc này răng bắt đầu mọc đâm qua lợi làm cho trẻ bị ngứa, việc nhai cắn sẽ giúp bé giảm cảm giác khó chịu đó.
Lưu ý: Trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ thường là do nướu bị nứt khi răng đang chuẩn bị nhú lên. Chính vì thế hiện tượng này gây ra tình trạng hở lợi, khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ và nhiễm trùng. Nếu trẻ mọc răng sốt mấy ngày những không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác thì không cần quá lo. Sau 3-4 ngày chăm sóc tại nhà bé sẽ tự khỏi.
Trẻ thường gặm đồ vật, đồ chơi khi mọc răng vì ngứa lợi
Dấu hiệu sốt thông thường
Trường hợp trẻ bị sốt thông thường sẽ có thân nhiệt dao động từ 38,5 độ trở lên. Cùng với đó là sẽ xuất hiện các hiện tượng như rét run người hoặc bị đổ mồ hôi. Đây là tình trạng khi trẻ bị sốt cao gây nên tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, khóc chịu và quấy khóc. Những trường hợp này trẻ thường bị sổ mũi, đau họng, xuất hiện ổ viêm.
Cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh. Một trong số đó không thể không nhắc đến các trường hợp sau:
- Sốt vi rút
- Rối loạn hệ miễn dịch
- Rối loạn trung tâm điều hoà thân nhiệt
- Sốt sau khi bé tiêm vắc xin
- ....
Với mỗi trường hợp cụ thể cha mẹ cần chú ý và đưa ra phương án chăm sóc và can thiệp phù hợp để giúp trẻ cải thiện sức khoẻ. Với nhiều trường hợp trẻ có hiện tượng chuyển biến xấu, sốt cao kéo dài cha mẹ nên đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ thăm khám tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông.
Tại đây trẻ sẽ được thăm khám bởi đội ngũ Bác sĩ hàng đầu được đào tạo bài bản với trình chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Ngoài ra bạn cũng sẽ được trải nghiệm dịch vụ 5 sao với dịch vụ và điều kiện khám chữa bệnh tốt nhất:
- Hệ thống máy móc và trang thiết bị đều được nhập khẩu từ Đức, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản,...
- Trong Khoa Nhi sở hữu khu vui chơi cao cấp giúp tạo không khí thoải mái, vui vẻ cho các bé đến với Bệnh viện
- Tại các khu vực chức năng và phòng nội trú được Bệnh viện thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn cao cấp với đầy đủ trang thiết bị tiêu chuẩn
Chính vì thế cha mẹ sẽ có cảm giác vô cùng chuyên nghiệp, an toàn và tin tưởng khi trải nghiệm quy trình thăm khám tại Bệnh viện cùng con. Ngoài dấu hiệu sốt mọc răng chuyển biến xấu hay bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về tình trạng sức khoẻ của trẻ hãy đưa bé tới ngay với Bệnh viện Phương Đông nhé!
Thăm khám tại Bệnh viện Phương Đông
Trẻ sốt mọc răng mấy ngày thì khỏi?
Việc trẻ bị sốt, khó chịu, bỏ ăn luôn là nỗi ám ảnh của các bậc làm cha làm mẹ. Khi trẻ đến tuổi mọc răng thì hiện tượng sốt sẽ luôn đi kèm trong quá trình phát triển răng của trẻ. Vậy bé sốt mọc răng mấy ngày khỏi? Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng sốt nhẹ sẽ chỉ diễn ra trong vòng 1 đến 2 ngày.
Một vài trường hợp đặc biệt sẽ kéo dài hơn vào khoảng 3 đến 5 ngày, khi răng bắt đầu nhú khỏi lợi. Trường hợp này ba mẹ không cần quá lo lắng bởi sau khi răng đã mọc lên hoàn toàn, thì các hiện tượng trên cũng không còn nữa. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn nên theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe của trẻ, ba mẹ không nên để trẻ bị sốt quá cao dẫn đến các tình huống xấu như sốt co giật.
Trẻ bị sốt mọc răng thường diễn ra trong 1-2 ngày
Ba mẹ cần làm gì khi bé bị sốt mọc răng?
Đối diện với tình huống trẻ bị sốt mọc răng, nhiều ba mẹ còn lúng túng không biết nên làm gì để giúp bé hạ sốt, giảm nhẹ các biểu hiện đặc trưng khi mọc răng. Ba mẹ không cần quá lo lắng bởi sốt mọc răng không nguy hiểm. Nhưng nếu ba mẹ chủ quan, lơ là trong cách chăm sóc trẻ mọc răng, trẻ sốt cao không được xử lý đúng cách sẽ dễ dàng sốt cao hơn và đi kèm các triệu chứng nặng hơn như co giật. Phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để trẻ mọc răng không sốt.
Khi trẻ mọc răng kèm dấu hiệu sốt, các chuyên gia y tế khuyến cáo ba mẹ nên áp dụng một số điều sau để chăm sóc trẻ trong độ tuổi mọc răng:
- Khi thấy trẻ xuất hiện được 2-3 răng, ba mẹ có thể quấn quanh ngón tay bằng miếng gạc mỏng, sạch rồi chấm vào nước ấm vệ sinh cho trẻ vào mỗi sáng. Ba mẹ cần luôn luôn vệ sinh sạch sẽ tay trước khi chà nước cho trẻ.
- Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm, răng của trẻ mọc nhiều hơn, thì ba mẹ có thể bắt đầu dùng bàn chải mềm để đánh răng cho trẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bàn chải mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi để ba mẹ có thể lựa chọn. Ba mẹ có thể tìm thấy tại bất kỳ cửa hàng bán đồ sơ sinh nào.
- Trẻ khi bắt đầu mọc răng thường hay có triệu chứng sốt mọc răng kèm đau nướu. Ba mẹ có thể thử mua cho bé một vòng silicon nhỏ để bé nhai. Điều đó giảm cảm giác đau, khó chịu, ngứa nướu cho trẻ. Ba mẹ để tăng hiệu quả nên bỏ vòng silicon vào trong ngăn mát của tủ lạnh sau đó cho bé gặm. Việc để silicon vào ngăn đông sẽ là điều không nên vì nó làm biến dạng vòng silicon. Khi lựa chọn vòng nhai cho trẻ, ba mẹ lưu ý tránh những sản phẩm có chứa chất lỏng bên trong. Vì bé trong quá trình sử dụng sẽ làm nứt vỡ gây rò rỉ dung dịch bên trong gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ khi nuốt phải. Việc đơn giản hơn ba mẹ hãy rửa sạch tay, sau đó ba mẹ chà nhẹ nhàng lên nướu cho trẻ để làm dịu cơn đau.
Nhai vòng silicon giúp giảm đau và ngứa nướu cho trẻ khi mọc răng
- Ngoài triệu chứng sốt khi trẻ bắt đầu mọc răng, các bé thường còn bị chảy nước dãi. Ba mẹ nhớ dùng khăn sạch để lau miệng, vệ sinh cho bé thường xuyên để tránh tình trạng phát ban ở quanh miệng. Ba mẹ cũng có thể đeo yếm cho trẻ khi bé chảy dãi nhiều.
- Việc cha mẹ dùng hóa chất để chà vào nướu của trẻ là tuyệt đối không nên làm.
- Trong trường hợp sốt mọc răng dùng thuốc giảm đau cho trẻ cần tuân thủ và làm đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ bị sốt mọc răng nên ăn gì?
Khi mọc răng, trẻ sẽ bị ngứa, sưng viêm nướu khiến trẻ chán ăn, bỏ ăn. Bởi vậy mà muốn trẻ ăn uống một cách thoải mái dễ dàng ba mẹ nên sử dụng thức ăn mềm, nhiệt độ vừa phải. Một số loại thức ăn làm giảm bớt cơn đau nhức của bé, đảm bảo dinh dưỡng hằng ngày mà mẹ có thể áp dụng như sau:
Thức uống mát
Ba mẹ nên sử dụng các loại đồ uống mát dành cho bé để làm dịu cơn đau nhức ở hàm răng khi trẻ bị sốt mọc răng. Tùy theo độ tuổi mà thức uống được khuyến nghị là khác nhau.
- Để làm phong phú thức uống cho bé, mẹ có thể pha thêm một chút nước ép trái cây.
- Độ tuổi trẻ trên 12 tháng, sữa lạnh là thức uống ưa thích của đa số các bé. Mẹ có thể tăng tần suất cho bé bú để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé trong trường hợp bé lười ăn, bỏ ăn. Việc này cũng làm dịu cơn đau, ổn định tâm lý cho bé và giảm thời gian quấy khóc.
Xay nhuyễn đồ ăn cho bé
Đồ ăn đã được xay nhuyễn sẽ hỗ trợ bé ăn dễ dàng hơn, không cần nhai, không khiến bé khó chịu, đau nhức. Ba mẹ nên nghiền thêm rau quả và trái cây ngay tại nhà để bổ sung thêm chất xơ, vitamin cho trẻ. Ba mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn rau củ đã được nấu chín cùng với một ít nước. Việc ăn uống của trẻ sẽ dễ hơn rất nhiều. Khi đang mọc răng, nướu của trẻ sẽ thích hợp với đồ ăn lạnh hơn. Mẹ nên cho bé ăn đồ ấm hoặc lạnh để bé dễ chịu hơn trong lúc ăn.
Cho trẻ ăn đồ ăn được xay nhuyễn giúp bé dễ ăn hơn khi mọc răng
Sử dụng bánh ăn dặm
Đây là loại bánh chuyên sử dụng cho các bé đang trong độ tuổi ăn dặm. Bánh có kết cấu mềm, dễ ăn, tan ra trong miệng khi có nước bọt của bé. Đặc biệt loại bánh này được làm với công thức riêng, an toàn cho hệ tiêu hóa của bé.
Nấu chín các loại rau
Ngoài việc xay nhuyễn, ba mẹ có thể nấu thực phẩm đến khi chúng mềm, dễ ăn. Việc này vừa giúp bé ăn uống dễ dàng hơn và vẫn cung cấp đầy đủ chất xơ và các loại vitamin cho cơ thể.
Câu hỏi thường gặp
Trẻ mọc răng sốt mấy ngày?
Thông thường hiện tượng sốt mọc răng là một hiện tượng sinh lý. Và có thể tự hết sau 3-4 ngày khi răng đã nhú lên. Và cha mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc bé tại nhà. Nhưng sau khoảng vài tuần hoặc 1 tháng bé có thể sẽ bị sốt lại. Vì trẻ mọc răng theo đợt, mỗi đợt 1-2 chiếc đến khi hàm đủ 20 chiếc răng. Tuy nhiên mỗi lần mọc răng trẻ sẽ có triệu chứng sốt mọc răng khác nhau. Cha mẹ cần chú ý quan sát nhé!
Trẻ sốt mọc răng hàm bao lâu thì khỏi?
Trường hợp trẻ mọc răng hàm khoảng 5 ngày, sẽ lâu hơn mọc răng bình thường 2-3 ngày. Hoặc kèm theo sốt kéo dài trên 39 độ C. Nhiều trường hợp mọc răng hàm ở trẻ có kèm theo các dấu hiệu như chảy dãi, quấy khóc, bỏ ăn,... kéo dài nhiều ngày (Khoảng 10 ngày). Nếu trẻ sốt kéo dài quá 5 ngày, có dấu hiệu mưng mủ ở vị trí mọc răng hoặc tiêu chảy kéo dài cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt?
Trường hợp trẻ bị sốt mọc răng trên 38,5 độ C cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Có thể sử dụng hình thức uống hoặc đút đít theo liều lượng thuốc tính bằng cân nặng:
- 10 -15 mg Paracetamol cho 1 kilogam cân nặng của trẻ (Ví dụ: trẻ nặng 10 kg cha mẹ cần dùng 100mg - 150mg Paracetamol)
- Sử dụng 4-6 tiếng 1 lần. Nếu sau 4-6 tiếng dùng thuốc nếu trẻ còn sốt thì tiếp tục dùng liều vừa đủ tương tự và tiếp tục theo dõi. Tuyệt đối không được sử dụng quá liều và không rút ngắn thời gian nghỉ giữa 2 lần uống thuốc của trẻ.
Trẻ sốt mọc răng có nên tắm?
Khi trẻ bị sốt mọc răng cha mẹ hoàn toàn có thể tắm cho trẻ nhưng cần chú ý những điều sau:
- Sử dụng nước ấm vừa tay. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh
- Nước tắm cần dược duy trì ổn định
- Tắm trẻ trong phòng kín gió
- Không được ngâm trẻ trong nước quá lâu
- Massage thư giãn cho trẻ
- Có thể xông hơi cho bé
- Lau khô người và sấy khô tóc cho bé sau khi tắm
- Sau khi tắm xong nên để bé ở trong hòng kín ổn định cơ thể, không đưa ra không gian thoáng có gió
Mọc răng là sự đánh dấu mốc phát triển của trẻ mà bất cứ ba mẹ nào cũng quan tâm. Hy vọng từ những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp về sốt mọc răng, ba mẹ đã có nhiều kiến thức hơn để chăm sóc tốt trẻ trong giai đoạn này. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, ba mẹ nên liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám và điều trị tại Khoa Nhi của Bệnh viện Phương Đông ngay nhé!