Nguyên nhân sốt xuất huyết giảm tiểu cầu
Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là lượng tiểu cầu trong máu giảm dưới mức bình thường (dưới 150.000/mm3 hay tương đương < 150G/L). Nguyên nhân chính là do virus gây bệnh sốt xuất huyết, virus này chủ yếu thuộc họ Filoviridae – Dengue, với tác nhân truyền bệnh chính là muỗi vằn cái.
Dengue là nguyên nhân chính làm giảm tiểu cầu khi mắc sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, virus gây bệnh sẽ ức chế làm khả năng sản xuất tiểu cầu giảm. Các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi virus khiến số lượng tiểu cầu trong máu giảm. Các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn sốt xuất huyết cũng bị phá hủy một lượng lớn tiểu cầu trong thời gian người bệnh bị sốt xuất huyết.
Biểu hiện của sốt xuất huyết giảm tiểu cầu
Thông thường, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn và triệu chứng giảm tiểu cầu thường xuất hiện ở giai đoạn 2 (từ cuối ngày bệnh thứ 3 đến ngày thứ 7). Cụ thể như sau:
Giai đoạn sốt
Giai đoạn này người bệnh thường có các biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục, nhức đầu, chán ăn và buồn nôn, da xung huyết, đau khớp, đau cơ, nhức hai hố mắt. Thường có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Những triệu chứng này thường giống với một số loại bệnh khác, vì thế để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm.
Giai đoạn nguy hiểm
Khi vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh, người mắc có thể đã giảm hoặc còn sốt. Một số biểu hiện dễ gặp là tràn dịch phổi, thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, nề mi mắt, da lạnh ẩm, li bì, tụt huyết áp, tiểu ít,... Số lượng tiểu cầu thường giảm đáng kể vào khoảng thời gian này, cụ thể vào ngày thứ 4 của bệnh.
Tình trạng nổi mẩn dưới ra sẽ xuất huyết bào ngày bệnh thứ 4
Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn này kéo dài trong thời gian từ 48 - 72 giờ. Người bệnh thể trạng tốt lên, hết sốt, thèm ăn, huyết động ổn định hơn và tiểu nhiều. Ở thời điểm này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.
Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết sẽ xảy ra biến chứng, có khoảng 10 đến 20% bệnh nhân gặp phải các biểu hiện nghiêm trọng, khiến tính mạng bị nguy hiểm. Tình trạng giảm tiểu cầu quá mức có thể gây chảy máu tự nhiên dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng và nguy hiểm hơn là chảy máu nội tạng,…
Bởi vậy, trong quá trình điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ luôn chú trọng việc theo dõi chỉ số tiểu cầu của bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân cần bổ sung chế độ dinh dưỡng giúp tăng tiểu cầu khi điều trị. Đối với những trường hợp tiểu cầu giảm nghiêm trọng có thể được chỉ định truyền truyền máu, tiểu cầu kịp thời để phòng tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm hay không?
Giải đáp câu hỏi sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, bác sĩ chuyên khoa cho biết khi số lượng tiểu cầu giảm quá thấp, cơ thể bệnh nhân sẽ có thể bị xuất huyết. Từ đó, gây nên nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh như: Tiết niệu, sinh dục, chảy máu đường tiêu hóa và thậm chí có thể gây ra xuất huyết não, màng não ảnh hưởng tính mạng.
Vì thế, khi phát bệnh, bạn phải thật cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày, không nên hoạt động nặng và chạy nhảy, hạn chế xỉa răng, không ăn những vật cứng như đá, mía, xương…
Số lượng tiểu cầu giảm gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh
Khi phát hiện triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc như chảy máu nướu răng, chảy máu giác mạc, chảy máu cam thì nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để kiểm tra số lượng tiểu cầu, tránh trường hợp xuất huyết do tiểu cầu giảm, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm, không để biến chứng xấu xảy ra với sức khỏe.
Quá trình tiến triển của bệnh đối với trường hợp mãn tính có thể kéo dài trong vài năm. Tuy nhiên, người bệnh có thể sống khỏe mạnh nếu biết cách quản lý tình trạng bệnh tốt, thậm chí với cả những trường hợp nặng.
Chế độ dinh dưỡng giúp tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết giữ lượng tiểu cầu ổn định, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là thông tin được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Bù nước, điện giải
Bù nước, điện giải là biện pháp hàng đầu người bệnh nên thực hiện. Nguyên nhân được lý giải là do sốt xuất huyết thường làm cơ thể mệt mỏi, sốt cao,... dễ gây ra tình trạng mất nước. Người bệnh cần uống nhiều nước hoặc bổ sung dung dịch điện giải để bù lại lượng nước mất đi và giúp thanh lọc cơ thể.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể uống một số loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C như nước ép bưởi, ổi, cam, chanh,... hoặc cũng có thể sử dụng nước dừa, một loại trái cây được ví như dung dịch điện giải tự nhiên cho cơ thể.
Bổ sung thức ăn dạng lỏng
Do cơ thể yếu nên người bệnh dễ chán ăn và khó ăn, chính vì thế, người nhà cần lưu ý hãy bổ sung những loại thức ăn dạng lỏng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Một số món ăn phù hợp có thể lựa chọn như các món súp, móng cháo,...
Những món ăn này giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, giúp người bệnh mau hồi phục. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay để tránh nguy cơ bị khó tiêu, chướng bụng.
Gợi ý thực đơn giúp tăng tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Để khắc phục tình trạng giảm tiểu cầu, bệnh nhân sốt xuất huyết nên sử dụng một số loại thực phẩm giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu một cách tự nhiên. Người bệnh có thể tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Bổ sung một số loại rau củ và trái cây có chứa nhiều vitamin C như đu đủ, ổi, cam, súp lơ xanh,...
- Thực phẩm giàu Omega-3: Nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người bệnh, bạn đừng quên những thực phẩm có chứa nhiều Omega-3 như quả hạt lanh, óc chó, rau bina,…
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần bổ sung thực phẩm giúp tăng tiểu cầu vào chế độ ăn
Thực phẩm giàu folate: Thiếu folate cũng có thể làm giảm tiểu cầu, vì thế người bệnh hãy bổ sung các thực phẩm giàu folate khi bị sốt xuất huyết. Folate có nhiều trong một số thực phẩm như các loại ngũ cốc và măng tây.
- Thực phẩm giàu Vitamin B12: Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như thịt gà, cá hồi, cá ngừ, thịt bò,... cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết.
- Thực phẩm giàu Vitamin K: Giúp các tế bào tăng trưởng một cách tối đa, bạn có thể tìm thấy vitamin K trong các loại thực phẩm như gan, rau cải xoăn và trứng,…
Bên cạnh đó còn nhiều cách tăng tiểu cầu khác, phụ thuộc vào tình hình sức khoẻ cụ thể của người bệnh để áp dụng. Tuỳ vào trường hợp cụ thể cùng với sự tham vấn của bác sĩ có mà có cách cụ thể giúp tăng tiểu càu cho người bệnh.
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh, biện pháp chủ yếu là diệt loăng quăng, tránh muỗi đốt và diệt muỗi trưởng thành. Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh, trong đó có tình trạng giảm tiểu cầu, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị sớm nhất.
Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là biến chứng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người mắc. Bệnh nhân nên tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Liên hệ số hotline 1900 1806 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.