Suy thận độ 4: Triệu chứng, nguyên nhân và chế độ chăm sóc

Phương Loan

20-07-2024

goole news
16

Suy thận độ 4 là giai đoạn tổn thương thận nghiêm trọng, không có cách chữa trị triệt để nhằm bảo toàn tính mạng. Dù vậy, nếu sức khỏe và tài chính đảm bảo, người bệnh có thể thực hiện chạy thận kết hợp lối sống lành mạnh để làm chậm quá trình tổn thương, tăng tỷ lệ sống sót.

Suy thận độ 4 là gì?

Suy thận độ 4 là tình trạng thận bị xơ hóa nghiêm trọng, là hậu quả của việc không kiểm soát tốt khiến số lượng nephron gia tăng, gây tổn thương cho thận. Ở giai đoạn này, thận bị xơ hóa, chỉ số GFR dao động 15 - 39 ml/phút, mất khoảng 85 - 90% chức năng vốn có để duy trì đời sống sinh hoạt bình ổn.

Suy thận độ 4 là tình trạng thận bị xơ hóa nghiêm trọng do nephron gia tăng

(Suy thận độ 4 là tình trạng thận bị xơ hóa nghiêm trọng do nephron gia tăng)

Thận là cơ quan thuộc hệ tiết niệu, có nhiệm vụ bài tiết, điều hòa dịch, điện giải, đào thải độc tố có hại ra ngoài cơ thể bằng được nước tiểu. Nếu bị suy thận, không được phát hiện, điều trị kịp thời hay tuân thủ hướng dẫn, người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm về sức khỏe lẫn tính mạng.

Triệu chứng suy thận cấp độ 4

So với các cấp độ 1, 2, hay 3, suy thận giai đoạn 4 có triệu chứng tương đối rõ ràng. Cụ thể gồm có:

  • Phù nhẹ, ít biểu hiện ra ngoài.
  • Tiểu ít, dưới mức 600ml/24 giờ.
  • Tăng huyết áp chiếm 80% bệnh nhân suy thận cấp 4, tăng đồng thời huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
  • Thiếu máu với các biểu hiện đặc trưng như hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khô, tóc khô và dễ rụng.
  • Hội chứng tăng ure máu với huyết áp tăng, nhịp tim nhanh, khó thở, thở nhanh, chướng bụng, hơi thở mùi amoniac, buồn nôn, nôn.

Biểu hiện suy thận cấp 4 tương đối rõ ràng

(Biểu hiện suy thận cấp 4 tương đối rõ ràng)

Nếu mức lọc cầu thận xuống thấp đồng nghĩa chất độc trong cơ thể tích tụ càng nhiều, triệu chứng bệnh vì thế cũng rõ ràng hơn. Vậy nên, cần nhanh chóng thăm khám y tế phòng những biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù phổi, phù não,...

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, người bệnh nên tiếp nhận chạy thận sớm để cải thiện triệu chứng, giảm tổn thương nội tạng. Đây là phương pháp hữu hiệu, giúp loại bỏ lượng nước dư thừa và chất độc hại trong máu ra ngoài cơ thể.

Nguyên nhân gây suy thận độ 4

Suy thận có thể là hệ quả của một số bệnh lý hoặc tác nhân bên ngoài, xong người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời. Có thể chia yếu tố nguy cơ gây suy thận thành 2 nhóm, gồm trực tiếp và gián tiếp.

Nguyên nhân trực tiếp

Các bệnh lý sức khỏe là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy thận ở con người, do chúng không được kiểm soát tốt làm tiến triển bệnh. Cụ thể:

  • Bệnh liên quan đến thận: Viêm cầu thận, viêm bể thận, viêm bàng quang, xơ mạch thận, hẹp hoặc tắc mạch thận, loạn sản thận, thận đa nang.
  • Bệnh lý gây tổn thương thận: Đái tháo đường, gout, cao huyết áp,...

Nguyên nhân gián tiếp

Một số yếu tố bên ngoài cũng có thể gián tiếp gây suy thận, ví dụ như:

  • Chế độ ăn thiếu lành mạnh như thực phẩm chứa chất độc hại, dùng thực phẩm chứa chất phụ gia, ăn mặn và uống ít nước.
  • Dùng đồ uống có cồn, nhiều gas làm thay đổi nồng độ pH trong cơ thể, khiến thận hoạt động vượt mức cho phép.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, liều lượng lớn.

Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh làm suy thận diễn tiến nhanh

(Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh làm suy thận diễn tiến nhanh)

Nhìn chung, dù nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, suy thận độ 4 đều xuất phát từ việc không quản lý tốt tình trạng bệnh những giai đoạn đầu. Vậy nên, khi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ, nhận chỉ định điều trị của bác sĩ, cần tuân thủ nghiêm ngặt.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên môn để được kiểm tra, đánh giá và tư vấn. Xét nghiệm máu eGFR, xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định để biết bệnh thận có thực sự đang ở giai đoạn 4 hay không.

Đồng thời có thể kiểm tra thêm để xác định nguyên nhân qua:

  • Chỉ số huyết áp.
  • Siêu âm, chụp CT, MRI.
  • Sinh thiết thận.
  • Xét nghiệm di truyền.

Thăm khám y tế để được chỉ định xét nghiệm kiểm tra suy thận độ 4

(Thăm khám y tế để được chỉ định xét nghiệm kiểm tra suy thận độ 4)

Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bị suy thận cấp 4, chưa biết địa chỉ xét nghiệm uy tín và chất lượng thì bạn có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Chuyên khoa Xét nghiệm được đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại, tiên tiến, tự động hóa, đảm bảo cho kết quả chính xác và tối ưu thời gian chẩn đoán cho bệnh nhân.

Suy thận cấp độ 4 sống bao lâu?

Tuổi thọ của người bị suy thận giai đoạn 4 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm sức khỏe tổng thể, bệnh lý nền, tuổi tác, mức độ tuân thủ điều trị và tài chính. Thực tế chứng minh:

  • Bệnh nhân không được chạy thận nhân tạo, thời gian sống tối đa 1 năm.
  • Nếu áp dụng liệu pháp điều trị có thể tăng lên 2 - 5 năm, nhiều trường hợp đáp ứng tốt có thể khỏe mạnh trong 10 - 15 năm.

Người suy thận cấp 4 có thể sống khỏe mạnh trong 10 - 15 nếu được điều trị tích cực

(Người suy thận cấp 4 có thể sống khỏe mạnh trong 10 - 15 nếu được điều trị tích cực)

Nhìn chung, nếu đủ sức khỏe lẫn tài chính người bệnh suy thận cấp độ 4 vẫn có tỷ lệ sống sót. Tuy nhiên cần phải kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không?

Suy thận độ 4 là giai đoạn áp cuối, tiềm ẩn không ít các biến chứng nguy hiểm cũng như làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, thiếu máu, bệnh về xương,... Bệnh nhân nếu không được tích cực điều trị, can thiệp y khoa có thể tử vong nhanh chóng

Chế độ ăn cho người suy thận cấp độ 4

Chế độ chăm sóc cũng đóng vai trò kéo dài sự sống cho người bệnh, vậy nên cần theo dõi và quan sát thường xuyên. Trước tiên, bạn cần ghi chép lại các chỉ số về mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở, nếu thấy bất thường cần báo ngay bác sĩ hoặc đến bệnh viện.

Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng đặc biệt, tham khảo gợi ý sau đây:

  • Hạn chế muối trong khẩu phần ăn, không nạp quá 2 - 3 gram muối/ngày. Vì muối làm tăng tình trạng giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất mạch máu thận và gánh nặng cho thận.
  • Hạn chế ăn đạm vì quá trình chuyển hóa đạm tạo ra nhiều chất độc hại, tác động lại thận gây tổn thương.
  • Tránh dùng thực phẩm chứa hàm lượng kali cao như đậu nành, chocolate, cá hồi,...
  • Duy trì chế độ ăn giàu năng lượng, chia nhỏ bữa ăn trong ngày (4 - 6 bữa/ngày).
  • Kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể.
  • Đảm bảo cung cấp đủ bốn thành phần là đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn khuyến khích cho người suy thận độ 4

(Chế độ ăn khuyến khích cho người suy thận độ 4)

Bạn lưu ý, đây không phải phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thận mạn tính độ 4. Các gợi ý trên chỉ nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giữ cơ thể bệnh nhân khỏe mạnh. Đồng thời, hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.

Biện pháp phòng tránh suy thận độ 4

Chuyên gia y tế chia sẻ, không có cách chữa trị, cũng không thể đảo ngược tổn thương khi suy thận đã được sang giai đoạn 4. Song, bạn có thể chủ động làm chậm quá trình tổn thương với các lưu ý sau:

  • Tái khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa thận, trung bình 3 tháng/lần.
  • Nhận tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng, giúp bạn có kế hoạch ăn uống thân thiện hơn.
  • Giữ chỉ số huyết áp ở mức ổn định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế ACE và ARB.
  • Nếu mắc bệnh tiểu đường cần giữ lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.
  • Vận động thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể bắt đầu với đi bộ, đạp xe, bơi lội,...
  • Không hút thuốc, rượu bia.

Biện pháp phòng tránh, ngăn sự diễn tiến của suy thận mức 4

(Biện pháp phòng tránh, ngăn sự diễn tiến của suy thận mức 4)

Kết luận lại, suy thận độ 4 là tình trạng bị mất chức năng thận nghiêm trọng, mức lọc cầu ước tính vào khoảng 15 - 29 trong 3 tháng trở lên. Đây là giai đoạn cuối trước khi bị suy thận hoàn toàn, tức giai đoạn 5, khiến khả năng lọc máu của thận sụt giảm mạnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,936

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám