Suy thận giai đoạn cuối và biện pháp điều trị phù hợp nhất

Nguyễn Thị Vân Anh

05-09-2022

goole news
16

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chức năng của thận và tác động xấu tới sinh hoạt của bệnh nhân. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp hồi phục sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Bệnh Viện Phương Đông sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến bệnh lý này cho bạn tham khảo nhé.

Suy thận giai đoạn cuối và nguyên nhân gây bệnh

Bằng hình thức lọc cầu thận của người bệnh và trong đó mức suy thận giai đoạn cuối là nặng nhất tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tình trạng này xảy ra khi chức năng của thận suy giảm 90% điều này đồng nghĩa rằng thận dường như ngừng hoạt động.

Nếu người bệnh ở giai đoạn cuối của bệnh, giá trị GPR là mức lọc cầu thận chỉ còn tối đa là 14. Theo thống kê, đa số các trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng này sẽ mất thời gian 10 đến 20 năm để bệnh tiến triển từ giai đoạn đầu thành giai đoạn cuối.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng bệnh này và thường là do bệnh lý suy thận kèm theo biến chứng tăng huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra, còn một số lý do khác gây nên tình trạng suy thận bạn nên biết như:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi thận, ung thư hoặc tăng sinh quá mức của tuyến tiền liệt trong một thời gian rất dài.
  • Những người đã hoặc đang bị viêm cầu thận mãn tính hay bệnh ban đỏ Lupus hệ thống.
  • Những ai bị trào ngược bàng quang, niệu quản khiến nước tiêu chảy ngược vào thận.
  • Một số trường hợp sẽ xuất hiện ở người có bẩm sinh ở ổ bụng. 

Suy thận ở giai đoạn cuối cực kỳ nguy hiểm đến tính mạngSuy thận ở giai đoạn cuối cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng

Dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn cuối

Suy thận giai đoạn 5 là chứng bệnh không khó nhận biết bởi các dấu hiệu biểu hiện rõ rệt gồm có:

  • Lượng nước tiểu của người bệnh giảm đáng kể và thậm chí họ có dấu hiệu khó đi tiểu.
  • Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hay sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy nhược không muốn vận động.
  • Người bệnh mất vị giác, ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn.
  • Da của bệnh nhân khô và ngứa, dễ bầm tím khi có tác động nhẹ và có cảm giác sưng tê, phù chân tay.
  • Thường xuyên thấy khát nước, xuất hiện tình trạng lú lẫn đầu óc, mất tập trung.
  • Người bệnh thường hay gặp các vấn đề về xương khớp, giới tính như rối loạn kinh nguyệt hay chứng “bất lực’ ở nam giới.

Những triệu chứng của bệnh suy thận giai đoạn cuối thường có tiến triển nhanh chóng nên bạn sẽ phải đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.


Bệnh lý có nhiều dấu hiệu rõ rệt dễ dàng nhận biếtBệnh lý có nhiều dấu hiệu rõ rệt dễ dàng nhận biết

Bệnh suy thận giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

Bệnh lý suy thận giai đoạn cuối là căn bệnh nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Cụ thể, căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Phù, ứ dịch

Khi các chức năng của thận không có khả năng làm việc hiệu quả, dịch sẽ tích tụ ở trong cơ thể và khiến cho chân tay của người bệnh sưng phù, đồng thời tình trạng này kéo dài còn khiến huyết áp tăng cao và mất kiểm soát.

Thiếu máu

Bệnh suy thận mạn tính sẽ khiến cơ thể người bệnh thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi kèm theo hiện tượng khó thở. Người bệnh cũng thấy yếu ớt và hay chóng mặt.

Cơ thể thiếu máu khi bị bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối

Sút cân

Khi bị suy thận ở giai đoạn cuối, lượng protein không đủ để nuôi dưỡng cơ thể dẫn tới tình trạng bị sụt cân đột ngột. Đó là dấu hiệu cơ thể gầy gò, da xanh xao đi trông thấy của người bệnh.

Yếu xương

Khi bị suy thận, chức năng thận hoạt động kém, tổn thương nên khả năng hấp thu canxi và vitamin D bị ảnh hưởng sẽ khiến cho người bệnh bị yếu xương, xương giòn và dễ gãy. Đồng thời thận yếu sẽ không loại bỏ được các axit ra ngoài cơ thể, việc dư thừa này lại có thể gây nên các vấn đề như hôn mê, rối loạn nhịp tim, co giật,...

Xương khớp của người bị bệnh suy thận giai đoạn mạn tính cũng yếu điXương khớp của người bị bệnh suy thận giai đoạn mạn tính cũng yếu đi

Rối loạn Kali

Bệnh suy thận sẽ khiến cho lượng kali trong máu tăng cao dẫn tới các vấn đề như rối loạn nhịp tim, ngưng tim và ảnh hưởng đến thần kinh cơ. Cùng với đó là nhiều biến chứng nguy hiểm khác có thể kể đến như xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim, van tim, viêm màng trong tim, tăng huyết áp hay viêm thần kinh ngoại vi,....

Bệnh lý suy thận ở giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toàn, các biện pháp can thiệp sẽ chỉ có hiệu quả thay thế chức năng thận và duy trì sự sống cho người bệnh. Suy thận mãn tính giai đoạn cuối sống được bao lâu đang là thắc mắc của nhiều người. 

Bệnh lý này không thể kết luận được thời gian sống của bệnh nhân bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, cách điều trị,... Tuy nhiên, trong trường hợp khả quan nhất, người bệnh có thể sống được thêm trên 10 năm và nếu trong trường hợp không có biện pháp can thiệp kịp thời hoặc chữa trị đúng cách và nguy cơ người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh lý suy thận giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toànBệnh lý suy thận giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toàn

Cách điều trị cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Như đã nói ở trên, bệnh suy thận ở giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toàn và mọi biện pháp can thiệp chỉ có tác dụng duy trì sự sống. Tuy nhiên nếu bạn không tìm cách điều trị phù hợp và kịp thời khả năng tử vong là rất cao. Hiện nay, 3 phương pháp điều trị bệnh tốt nhất cho người bị suy thận giai đoạn cuối bạn nên tham khảo đó là:

Phương pháp lọc màng bụng

Đây là phương pháp đơn giản nhất biến khoang bụng trở thành khoang lọc dịch. Qua đó, những chất bên trong như kali, Ure, Creatinin và nước thừa sẽ khoáng tan từ khoang máu sang khoang dịch lọc.

Phương pháp lọc màng bụng được đánh giá là đơn giản, không phụ thuộc vào máy móc nên người bệnh hoàn toàn có thể tự thực hiện ở nhà. Cùng với đó, mỗi tháng người bệnh có thể đến bệnh viện để nhận dịch lọc ít nhất một lần đảm bảo thực hiện hiệu quả.

Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được phẫu thuật để đặt ống thông trên người từ đó cố định nó trong suốt thời gian lọc. Nếu như bạn không thể thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như bị rò rỉ ổ bụng, hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, tăng đường máu…

Phương pháp lọc màng bụng có thể thực hiện ở nhàPhương pháp lọc màng bụng có thể thực hiện ở nhà

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo chính là một trong những phương pháp phổ biến được các bác sĩ áp dụng trong điều trị thay thế thận ở người bị suy thận giai đoạn cuối. Hiện tại có 70 đến 80% bệnh nhân được chỉ định thực hiện phương pháp này. Việc chạy thận nhân tạo sẽ tạo ra một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể và dẫn máu ra các bộ lọc của máy để lọc máu rồi dẫn trở về cơ thể.

Thông thường, người bị suy thận ở giai đoạn cuối sẽ thực hiện chạy thận mỗi tuần 3 lần. Thời gian cho mỗi lần thực hiện sẽ là 4 tiếng, trước khi chạy thận, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật FAV để thiết lập đường dẫn máu. Cùng với đó là việc sử dụng thuốc Heparin để chống lại hiện tượng đông máu.

Phương pháp này sẽ thay thế chức năng của thận một cách hiệu quả nhất. Nhưng kỹ thuật chạy thận sẽ phải được thực hiện tại bệnh viện để đảm bảo điều kiện vô khuẩn, tránh tình trạng bị nhiễm trùng gây nguy hiểm. 

Dù vậy, phương pháp này cũng có hạn chế nhất định đó chính là người bệnh sẽ phải ở bệnh viện và gắn liền với máy móc, ăn uống sẽ đảm bảo khoa học. Ngoài ra, một số biến chứng người bệnh có thể đối mặt đó là hạ huyết áp, đau đầu, buồn nôn, tai biến hay chuột rút trong quá trình chạy thận.

Chạy thận nhân tạo đang được áp dụng nhiều cho các bệnh nhânChạy thận nhân tạo đang được áp dụng nhiều cho các bệnh nhân

Ghép thận

Ghép thận là một phương pháp sử dụng một quả thận từ một người khỏe mạnh để ghé vào cơ thể người bệnh thay cho quả thận đã mất chức năng. Nếu phương pháp này thành công, bệnh nhân có thể cải thiện chất lượng của cuộc sống như sinh hoạt, ăn uống và làm việc bình thường mà không cần phải tới bệnh viện thường xuyên như những phương pháp khác.

Tuy nhiên, phương pháp này lại khó thực hiện bởi nguồn hiện thận ít và để có một quả thận tương thích là cả một vấn đề. Ngoài ra, chi phí cho việc ghép thận là rất cao, bệnh nhân sau khi ghép thận sẽ phải uống thuốc để hỗ trợ trong suốt thời gian về sau. 

Ghép thận là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhânGhép thận là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân

Thuốc kê toa

Ngoài những phương pháp trên, người bệnh cũng có thể dùng thuốc kê đơn để kiểm soát các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, huyết áp cao,.... Nếu bạn bị đái tháo đường hay tăng huyết áp các bác sĩ có thể kê thuốc để giúp kiểm soát hai tình trạng trên và từ đó ngăn chặn thận chịu thêm các tổn thương. Một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển hóa, ức chế thụ thể angiotensin.

Mặt khác, bạn cũng có thể thực hiện tiêm chủng một số loại vắc xin nhằm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh như vắc xin viêm gan B, phế cầu khuẩn polysaccharide có thể đem kết quả tích cực nếu như dùng trước và trong quá trình thẩm tách. Cùng một số loại vắc xin được các bác sĩ chỉ định phù hợp với bệnh nhân.

Sử dụng một số loại thuốc kê toa theo hướng dẫn của bác sĩSử dụng một số loại thuốc kê toa theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối tại Bệnh viện ĐK Phương Đông

Bệnh lý suy thận giai đoạn cuối là bệnh lý cực nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Thế nên, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm để có thể kéo dài tuổi thọ của mình. Bệnh viện Phương Đông hiện đang là một cơ sở khám chữa bệnh uy tín nhất hiện nay.

Bệnh viện Phương Đông có đội ngũ y bác sĩ chuyên gia đầu ngành giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chữa trị bệnh suy thận mãn tính. Cùng với việc cập nhật phác đồ điều trị tiên tiến nhất trên thế giới giúp đưa ra phương pháp chuẩn nhất, đúng người đúng bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có hệ thống máy móc khám chữa bệnh hiện đại đầy đủ máy siêu âm, máy chụp X quang, máy dùng chạy thận,.... Hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ, phòng khám sạch, khang trang sẽ là nơi lý tưởng cho bệnh nhân yên tâm điều trị bệnh.

Những lời động viên thăm hỏi tận tình của đội ngũ y bác sĩ cũng là nguồn cổ vũ động viên các bệnh nhân thêm vui vẻ, lạc quan và yêu đời trong quá trình điều trị. Với mức giá phải chăng, những trường hợp đặc biệt khó khăn cũng được bệnh viện hỗ trợ phần nào chi phí.

Điều trị bệnh tại bệnh viện Phương Đông để đảm bảo hiệu quả nhấtĐiều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để đảm bảo hiệu quả nhất

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý suy thận giai đoạn cuối cho bạn đọc tham khảo. Nếu có nhu cầu được đặt lịch khám và chữa bệnh hãy liên hệ tới Bệnh viện ĐK Phương Đông để được tư vấn và đặt lịch sớm nhất nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,782

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám