Suy tim độ 4 - Cấp độ nguy hiểm cuối cùng của bệnh suy tim

Dương Minh Ngọc

02-09-2022

goole news
16

Suy tim độ 4 là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh, những triệu chứng đã biểu hiện rõ ràng. Khi được chẩn đoán suy tim cấp độ 4, nhiều bệnh nhân rất hoang mang có thể điều trị khỏi hoàn toàn không. Để giảm bớt sự lo lắng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ tổng hợp những thông tin bổ ích về căn bệnh này. 

4 giai đoạn của suy tim và suy tim độ 4

Theo phân loại của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (NYHA) sẽ có 4 giai đoạn suy tim:

  • Giai đoạn 1 (Suy tim tiềm tàng): Không có triệu chứng rõ ràng, quá trình hoạt động thể chất vẫn chất vẫn ổn định.
  • Giai đoạn 2 (suy tim nhẹ): Bệnh nhân bị hạn chế khi thực hiện các hoạt động vận động như mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực, và nghỉ ngơi sẽ dễ chịu hơn. 
  • Giai đoạn 3 ( Suy tim trung bình): Hạn chế đáng kể hoạt động thể chất kể cả rất nhẹ, gắng sức đã thấy mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực, cảm thấy dễ chịu hơn khi nghỉ ngơi.
  • Suy tim NYHA 4 (Suy tim nặng): Không thể thực hiện các hoạt động thể chất khác bình thường, khó thở,… những điều này xuất hiện kể cả khi nghỉ ngơi và tăng nặng khi hoạt động. 

Như vậy, có thể nhận thấy suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất của 4 thể suy tim, là hệ quả nếu như điều trị ở giai đoạn 3 không tốt. Người bệnh hầu như không còn khả năng lao động nên sức khỏe ngày càng đi xuống trầm trọng. Nhưng thực tế, bệnh suy tim giai đoạn 4 không phải là cửa tử, có nhiều người bệnh với tinh thần lạc quan và kiểm soát bệnh tốt đã đảo ngược được tiến trình của bệnh và cải thiện sức khỏe rõ rệt.

Người bệnh không còn khả năng lao động nên sức khỏe ngày càng đi xuốngNgười bệnh không còn khả năng lao động nên sức khỏe ngày càng đi xuống

Triệu chứng nhận biết của suy tim độ 4

Suy tim độ 4 là “chặng đường cuối” của suy tim, vào giai đoạn này, người bệnh gần như mất đi khả năng vận động thể lực và các triệu chứng bệnh cũng trở nên trầm trọng hơn, cụ thể là: 

  • Ho kéo dài: Xảy ra bất cứ khi nào nhất là lúc nằm xuống, ho thở kịch phát về đêm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. 
  • Ho kéo dài: Chức năng bơm/hút máu của tim suy giảm gây ra tình trạng ứ dịch ở phổi, thở khò khè, có thể ho kèm đờm hồng có lẫn máu.
  • Mệt mỏi: Bệnh ở giai đoạn 4 khiến người bệnh phải nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, các hoạt động đi lại và ăn uống cũng vô cùng khó khăn. 
  • Phù: Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng phù mềm, ấn lõm tại bụng, tứ chi… và tăng cân bất thường do chất dịch tích tụ không được đào thải.
  • Rối loạn giấc ngủ: Ho, khó thở gây ra việc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giâc, gia tăng tình trạng mệt mỏi. 
  • Chán ăn: Không tiêu hóa tốt do hệ tiêu hóa nhận được ít máu bơm, buồn nôn, đầy bụng, không thèm ăn…
  • Nhịp tim nhanh: Để bù đắp lượng máu bị thiếu do các chức năng suy giảm.
  • Trầm cảm: Ước tính có đến 42% người bệnh rơi vào trầm cảm gây suy tim nặng. 
  • Nhầm lẫn: Não thiếu máu nuôi dưỡng và so thay đổi nồng độ natri máu gây sa sút trí nhớ.

Chức năng bơm, hút máu của tim suy giảm gây ra ứ dịch ở phổi và hoChức năng bơm, hút máu của tim suy giảm gây ra ứ dịch ở phổi và ho

Tuổi thọ của người bị bệnh suy tim độ 4 như thế nào? 

Như đã đề cập ở trên, suy tim độ 4 có tiên lượng sống phụ thuộc vào tình trạng, nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:

Ở người cao tuổi

Suy tim giai đoạn 4 ở người cao tuổi nhất là nhóm bệnh trên 65 có tiên lượng sống xấu nhất, với khả năng sống sau 5 năm rất kém. Do bệnh tiến triển nhanh, đi kèm nhiều bệnh nền nên chỉ có thể sống dưới 1 năm. Một số phương pháp phẫu thuật như thay van tim, đặt máy, sửa van,… có thể giúp tăng tỷ lệ sống nhưng cũng gây ra nhiều biến chứng đau đớn cho người bệnh. 

Do đó, nhiều người cao tuổi từ chối điều trị và dành thời gian bên cạnh người thân. Cũng có một số người bệnh chấp nhận nguy cơ biến chứng và lựa chọn điều trị can thiệp. Do đó người nhà, bệnh nhân và bác sĩ cần có sự thảo luận kỹ càng để có thể quyết định được hướng đi phù hợp nhất.

Suy tim giai đoạn 4 ở người cao tuổi nhất có tiên lượng sống xấu nhấtSuy tim giai đoạn 4 ở người cao tuổi nhất có tiên lượng sống xấu nhất

Ở người trẻ tuổi

Nhiều người thường nghĩ rằng người trẻ mắc bệnh suy tim cấp độ 4 sẽ có tuổi thọ tốt hơn với người lớn tuổi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người bị bệnh suy tim trẻ tuổi lại có rất nhiều cảm xúc tiêu cực và khó mà tuân thủ đúng liệu trình điều trị so với người cao tuổi. 

Nhiều bệnh nhân không tuân thủ đúng khuyến cáo về dinh dưỡng cũng như dùng thuốc đúng liệu trình. Những lý do này khiến thời gian sống của họ bị rút ngắn thời gian sống của họ và quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Với những người trẻ tuổi nếu như chấp hành tốt và tuân thủ điều trị, khả năng sống sau 5 năm là cao hơn. 

Người trẻ tuổi bị suy tim cấp độ 4 có khả năng sống sau 5 năm là cao hơn người cao tuổi nếu điều trị kịp thờiNgười trẻ tuổi bị suy tim cấp độ 4 có khả năng sống sau 5 năm là cao hơn người cao tuổi nếu điều trị kịp thời

Suy tim độ 4 được điều trị như thế nào? 

Suy tim độ 4 là giai đoạn cuối nên rất khó chữa khỏi, hướng điều trị đó là cải thiện triệu chứng. Tùy vào tình trạng bệnh nhân mà đưa ra những phương pháp điều trị cụ thể, đó là: 

Điều trị với thuốc

Các bác sĩ có thể dùng một hoặc là kết hợp nhiều loại thuốc sau đây: 

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACEI): Có tác dụng giãn mạch máu, giảm hậu tải và cải thiện triệu chứng và chức năng tim.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Làm giãn mạch máu, giảm bớt áp lực cho tim, thay thế cho thuốc ức chế men chuyển trong trường hợp không đáp ứng.
  • Thuốc chẹn beta: Làm chậm nhịp tim, giúp bơm máu hiệu quả hơn và tiết kiệm công suất co bóp tim, giảm triệu chứng, cải thiện chức năng tim. 
  • Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid: Kiểm soát aldosteron ản hưởng đến huyết áp, kiểm soát nồng độ muối và nước trong máu.
  • Thuốc lợi tiểu: Giảm bớt dịch ứ đọng trong cơ thể giảm phù nề, thường dùng thuốc lợi tiểu quai ở giai đoạn 4. 
  • Hạ mỡ máu: Giảm huyết áp và lượng cholesterol cao.
  • Thuốc làm loãng máu: Ngăn ngừa cục máu đông có nguy cơ biến chứng.
  • Thuốc chứa digoxin: Tăng lực co bóp cơ cho suy tim tâm thu.

Các bác sĩ có thể dùng một hoặc là kết hợp nhiều loại thuốc để điều trịCác bác sĩ có thể dùng một hoặc là kết hợp nhiều loại thuốc để điều trị

Can thiệp phẫu thuật

Với tình trạng trở nặng và thuốc không thể đáp ứng được, quá trình phẫu thuật là cần thiết để giảm thiểu rủi ro. Phương pháp điều trị suy tim độ 4 kéo dài tuổi thọ cho người bệnh: 

  • Đặt máy tái đồng bộ tim: Cho trường hợp tim co bóp không đồng bộ do cấu trúc bị thay đổi, các buồng tim giãn lớn gây dẫn truyền tín hiệu tim không hiệu quả, cần đặt máy tái đồng bộ để không đột tử, giảm suy tim.
  • Đặt máy khử rung tim (ICD): Cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim, đập không đều có nguy cơ dừng đột ngột, máy tự động đánh sốc khi thấy nhịp tim bất thường. 
  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VADs): Đây là máy bơm cơ học để giúp bơm máu từ các buồng dưới của tim đến phần còn lại cơ thể. Đây là cách duy trì cho bệnh nhân suy tim độ 4 cần đến chờ khi có cơ hội được ghép tim.
  • Cấy ghép tim: Khi tất cả những phương pháp điều trị đã thất bại, bác sẽ sẽ thực hiện phẫu thuật thay thế trái tim khỏe mạnh từ người hiến tặng.

Tình trạng thuốc không thể đáp ứng được, quá trình phẫu thuật là cần thiếtTình trạng thuốc không thể đáp ứng được, quá trình phẫu thuật là cần thiết

Cách chăm sóc cải thiện suy tim cấp độ 4 như thế nào?

Cùng với việc áp dụng những điều trị của bác sĩ, các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương pháp được các bác sĩ khuyến cáo đó là:

Theo dõi sát sao các triệu chứng

Người bệnh cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng, ghi lại cân nặng. Trong trường hợp khó thở và tăng cân, phù lên bất thường, tăng hơn 2kg trong 3 ngày cần thông báo với bác sĩ y khoa để kê đơn giảm triệu chứng.  

Chế độ ăn uống

Người bệnh suy tim độ 4 không nên uống quá nhiều nước, tổng lượng nước cần là 1.5 – 2 lít hoặc 30 mL/kg cân nặng. Cụ thể:

  • Thực phẩm nên ăn: Trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thịt gia cầm, trứng, cá, thịt nạc, sữa ít béo, các loại quả hạch và những sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật. 
  • Thực phẩm nên tránh: Thức ăn mặn có chứa nhiều muối, chứa ít chất béo động vật, thực phẩm chế biến sẵn hoặc là tinh chế. 
  • Số lượng bữa ăn: Bữa ăn trong ngày cần có sự cân đối phù hợp tùy theo thể trạng, tuổi tác cũng như tình trạng bệnh, không nên ăn quá no tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. 
  • Bên cạnh đó, cũng cần bỏ hoàn toàn thuốc lá và rượu bia. cà phê bởi đây là nguyên nhân chính khiến cho nhịp tim tăng nhanh đột ngột khó kiểm soát. Nếu không muốn bệnh ngày càng trầm trọng cần phải từ bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe này.

Nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thịt gia cầm, trứng, cáNên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thịt gia cầm, trứng, cá

Chế độ tập luyện 

Bệnh suy tim độ 4 thường nghĩ rằng bệnh không nên luyện tập thể dục, quan điểm này không hoàn toàn đúng. Người bệnh chỉ nên tránh những bài tập quá mạnh, đòi hỏi sự gắng sức. Còn những bài tập nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ hay dưỡng sinh,… rất có lợi để giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe. 

Có tư thế ngủ phù hợp

Triệu chứng phổ biến của suy tim độ 4 đó là khó thở về đêm khi ngủ, việc nửa ngồi, nửa nằm, kê cao gối khi ngủ sẽ giúp hỗ trợ cải thiện những triệu chứng này. 

Việc nửa ngồi, nửa nằm, kê cao gối khi ngủ sẽ giúp hỗ trợ cải thiện bệnhViệc nửa ngồi, nửa nằm, kê cao gối khi ngủ sẽ giúp hỗ trợ cải thiện bệnh

Tiêm phòng

Người bệnh cần tiêm phòng cúm và viêm phế cầu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bởi sự xuất hiện của những căn bệnh có liên quan đến quá trình nhiễm khuẩn có thể khiến tình trạng suy tim độ 4 thêm trầm trọng. 

Kiểm soát stress

Tình trạng căng thẳng bệnh tật có thể khiến gia tăng thêm gánh nặng cho trái tim vốn đã suy yếu. Tình trạng lo âu sẽ kích thích co mạch, tăng huyết áp và tăng nhịp tim sẽ đẩy nhanh hơn quá trình tiến triển của suy tim. Để kiểm soát hiệu quả, nên chia sẻ cảm xúc với những người khác và dành thời gian cho bản thân. 

Câu hỏi thường gặp về bệnh suy tim độ 4

Bệnh suy tim độ 4 khiến người bệnh hoang mang, sau đây là những giải đáp chi tiết về căn bệnh này: 

Suy tim độ 4 có chữa được không? 

Theo các chuyên gia bệnh tim đến nay chưa có phương án để chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu như có thể điều trị tích cực, người bệnh có thể cải thiện nhanh chóng được các triệu chứng, giảm thiểu mệt nhọc đồng thời tăng cường thêm tiên lượng sống. 

Suy tim độ 4 là mức độ suy tim nguy hiểm nhất do đó bạn không thể chủ quan được. Mỗi người đều có các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến bệnh có thể chữa khỏi được không như tình trạng, tuổi tác. mức độ đáp ứng,…. Do đó, người bệnh cần có tinh thần lạc quan để điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian người bệnh sống và chất lượng phụ thuộc vào nỗ lực kiên trì của bản thân, gia đình phối hợp cùng với chuyên gia y tế. 

Theo các chuyên gia bệnh tim đến nay chưa có phương án chữa khỏi bệnhTheo các chuyên gia bệnh tim đến nay chưa có phương án chữa khỏi bệnh

Tiên lượng sống của suy tim độ 4 được bao lâu?

Suy tim độ 4 sống được bao lâu thực tế là phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, dạng mắc phải, độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng điều trị. Điển hình như những người mắc bệnh suy tim nguyên nhân do cơ tim giãn sẽ nghiêm trọng hơn do bắt nguồn từ cấu trúc van tim. 

Còn đối với những người cao tuổi, thường có thể trạng kém, có thể mắc nhiều bệnh mạn tính kèm theo thường đi kèm với tiên lượng xấu so với những người trẻ tuổi. Hoặc là những người bị suy tim tâm trương có ít lựa chọn điều trị hơn người suy tim tâm thu thất trái nên do đó tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.

Các nghiên cứu thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong của những người suy tim tâm thu giai đoạn cuối là 28%, khả năng sống thêm 5 năm là 80%. Còn suy tim tâm trương cấp độ 4 có tỷ lệ tử vong sau hơn 3 năm lên đến 58,3%. Cũng theo một tài liệu vào năm 2016, kể từ lúc được chẩn đoán suy tim có khoảng một nửa bệnh nhân suy tim chỉ sống được 5 năm. 

Với những người cao tuổi, thường có thể trạng kém có tiên lượng xấuVới những người cao tuổi mắc suy tim cấp độ 4, thường có thể trạng kém có tiên lượng xấu

Như vậy, qua những thông tin trên bạn có thể hiểu về bệnh suy tim độ 4. Đây là bệnh lý nguy hiểm, tiên lượng sống thấp, cần có phương pháp điều trị kịp thời để giảm nguy cơ dẫn đến giai đoạn cuối, nâng cao khả năng sống cho bệnh nhân. Nếu bạn cần giải đáp hoặc hỗ trợ về bệnh tim, vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

9,584

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám