Suy tim ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Dương Minh Ngọc

02-09-2022

goole news
16

Suy tim ở trẻ em là một trong những bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, sinh hoạt hằng ngày khiến bé chậm phát triển mà còn có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này ngay sau đây.

Suy tim ở trẻ là gì?

Suy tim xảy ra khi chức năng tim không đảm bảo quá trình bơm máu dẫn tới việc không đáp ứng được sự chuyển hoá của những tế bào trong cơ thể.

Suy tim ở trẻ em gây ra những tình trạng rối loạn ở trong cơ chế hoạt động của tim, chẳng hạn như tiền tải tăng, nhịp tim tăng, chức năng co bóp cơ tim giảm dẫn đến nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của trẻ.

Do đó, các bậc cha mẹ cần phải quan tâm và theo dõi sát sao sức khỏe con cái của mình. Qua đó phát hiện ra những dấu hiệu đáng nghi, thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng cũng như đảm bảo sức khỏe cho con trẻ.

Trẻ bị suy tim gây ra tình trạng rối loạn ở trong cơ chế hoạt động của tim trẻTrẻ bị suy tim gây ra tình trạng rối loạn ở trong cơ chế hoạt động của tim trẻ

Những nguyên nhân cơ bản gây suy tim ở trẻ

Hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng suy tim đó chính là quá trình lưu thông máu và tim không có đủ sức để bơm máu đi, cụ thể như sau:

Quá trình lưu thông máu ở tim

Khoảng 1% ở trẻ sơ sinh gặp phải những khuyết tật bẩm sinh trong cấu trúc của tim. Trong đó, trẻ có thể có một lỗ hổng giữa hai ngăn tim trái và phải khiến cho máu nghèo oxy và giày oxy ở hai bên hòa lẫn vào nhau. Một khiếm khuyết ở các mạch máu não hoặc bộ phận khác trong cơ thể cũng khiến cho dòng máu giàu oxy và nghèo oxy trộn lẫn với nhau và xảy ra ở ngoài tim.

Van tim bất thường cũng là một nguyên nhân dẫn tới suy tim và khi gặp vấn đề khiến van không đóng chặt sẽ khiến cho máu bị trào ngược trở lại các ngăn tim. Viêm họng do liên cầu khuẩn cũng có khi gây tổn thương van tim nhưng ở trường hợp này sẽ hiếm xảy ra.

Ngoài ra, thiếu máu cũng có khả năng gây nên tình trạng suy tim và những vấn đề trên đều có thể khiến cho quá trình lưu thông ở máu bất thường. Mỗi một trường hợp, tình trạng quá tải lưu lượng máu sẽ khiến dòng máu lưu thông bị gián đoạn và hoạt động của tim không còn hiệu quả nữa.

Nguyên nhân gây suy tim ở trẻ là do quá trình lưu thông máu kémNguyên nhân gây suy tim ở trẻ là do quá trình lưu thông máu kém

Khả năng bơm máu của tim

Tương tự như người lớn, trẻ em cũng có thể xuất hiện hiện tượng bơm máu của tim giảm sút gây nên tình trạng này. Nguyên nhân có thể là do bị nhiễm virus gây nên những tổn thương ở cơ tim và các vấn đề ở động mạch vành sẽ có khả năng làm ảnh hưởng đến các hoạt động bơm máu của cơ tim. Bệnh lý mạch vành có thể do bẩm sinh hoặc do kết quả của cá nhiễm trùng.

Một số loại thuốc cần thiết để có thể điều trị các vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như ung thư hay các bệnh bạch cầu cũng có thể làm tổn hại đến cơ tim. Hệ thống điện tim có bất thường từ khi sinh ra hoặc do nhiễm trùng sẽ khiến cho tim đập nhanh quá hoặc quá chậm hay tình trạng van tim bị hẹp hay hở cũng có thể gây nên áp lực ở trong buồng tim.

Những triệu chứng trẻ bị suy tim gặp phải

Thông qua những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng là bệnh suy tim có thể phát hiện ra. Một số biểu hiện cụ thể của bệnh lý này đó là:

Dấu hiệu của trẻ bị suy tim lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng chung của trẻ nhỏ mắc bệnh  là mệt mỏi, khó thở, lười ăn, ăn không ngon miệng, hay ói, ho, quấy khóc nhiều, tiểu ít và da xanh xao, tay chân lạnh và tiết nhiều mồ hôi hơn. Bé có những biểu hiện này là do tình trạng nhịp tim nhanh, có nhịp Gallop, ổ đập bất thường, huyết áp có thể thấp và hệ tuần hoàn bị ứ trệ kém lưu thông.

Dấu hiệu trẻ bị suy tim ở trẻ nhỏ và trẻ lớn hơn có sự khác nhau cụ thể là:

  • Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh sẽ có các triệu chứng như thở nhanh, mồ hôi đổ nhiều, da xanh và biếng ăn, hay nôn. Một số triệu chứng ít gặp hơn chẳng hạn như tím tái người, hồi hộp, cổ chướng, chân phù bụng to lên do ứ đọng dịch ở ổ bụng và hay ngất.
  • Đối với trẻ lớn, các triệu chứng sẽ xuất hiện bao gồm có mệt đến nỗi không thể gắng sức được, đau bụng, buồn nôn, nôn, khó thở. Đó là biểu hiện thường thấy và ngoài ra còn một số dấu hiệu nhận biết trẻ suy tim khác như hồi hộp, đau tức ở vùng ngực, phù, cổ chướng.

Trẻ bị suy tim có biểu hiện đau bụng dữ dội đến nỗi không thể gắng sức đượcTrẻ bị suy tim có biểu hiện đau bụng dữ dội đến nỗi không thể gắng sức được

Triệu chứng cận lâm sàng ở trẻ

Những triệu chứng cận lâm sàng được xác định khi các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm liên quan. Các biểu hiện như tuần hoàn phổi thụ động, chủ động tăng, có thể xuất hiện tình trạng tràn dịch màng phổi, rối loạn tim, co bóp cơ tim giảm, giãn nở các buồng tim, có những điểm bất thường ở van tim và vách ngăn tim mạch máu.

Phân độ suy tim ở trẻ và dấu hiệu nhận biết các cấp độ

Việc phân độ suy tim dựa vào độ tuổi ở trẻ, thường là ở trẻ nhỏ từ 1 đến 10 tuổi và trẻ lớn là trên 10 tuổi, cụ thể như sau:

Đối với trẻ lớn

Ở trẻ lớn theo bảng phân độ suy tim của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ sẽ có 4 cấp độ bao gồm có:

  • Suy tim độ I: Trẻ vận động bình thường và chưa có sự xuất hiện của các dấu hiệu của suy tim như hồi hộp, khó thở, mệt mỏi.
  • Suy tim độ II: Cơ thể trẻ lúc này sẽ thấy mệt, tim đập nhanh, khó thở khi vận động thông thường và khỏe khi nghỉ ngơi.
  • Suy tim độ III: Bé sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh gây hồi hộp khi vận động và nghỉ ngơi sẽ khỏe trở lại bình thường.
  • Suy tim độ IV: Trẻ gặp phải tình trạng mệt mỏi, khó thở ngay cả khi bạn vận động hay lúc nghỉ ngơi.

Đối với từng cấp độ suy tim sẽ có những dấu hiệu khác nhauĐối với từng cấp độ suy tim sẽ có những dấu hiệu khác nhau

Đối với trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, phân cấp suy tim và những dấu hiệu nhận biết đó là:

  • Suy tim độ I:  Trẻ sinh hoạt bình thường và không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh.
  • Suy tim độ II: Nhũ nhi có hiện tượng khó thở nhẹ, toát mồ hôi khi bú và bé vẫn phát triển bình thường, còn trẻ nhỏ chỉ bị khó thở hoặc gắng sức.
  • Suy tim độ III: Nhũ nhi gặp phải triệu chứng khó thở ở mức độ nặng, mồ hôi toát nhiều khi bú và giai đoạn này trẻ có biểu hiện chậm tăng trưởng đối với trẻ nhỏ sẽ khó thở ngay cả khi gắng sức nhẹ.
  • Suy tim độ IV: Các triệu chứng xuất hiện như đổ mồ hôi, thở nhanh dù trẻ đang nghỉ ngơi.

Trên đây là phân độ suy tim và các biểu hiện cụ thể của bệnh lý này các bậc cha mẹ cần phải quan sát triệu chứng của con em mình để nếu có các tình trạng trên ngay lập tức mang trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Nếu bệnh để lâu sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sự ảnh hưởng của bệnh suy tim ở trẻ em

Suy tim có khả năng ảnh hưởng đến bên trái hoặc bên phải của tim và đôi lúc xuất hiện đồng thời cả hai bên. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ nhỏ:

  • Khi tim phải hoạt động kém hiệu quả, lượng máu sẽ không được bơm đủ vào động mạch phổi và bị ứ đọng trong buồng tim này. Sau đó, máu bắt đầu chảy ngược lại tĩnh mạch và chủ nối với tâm nhĩ sẽ phải đi xuống dưới cơ thể lúc này bàn chân và mắt cá chân hay bụng sẽ có dấu hiệu sưng lên, phù nề do ứ dịch.
  • Đối với suy tim trái, lượng máu không được bơm qua động mạch chủ đến những cơ quan khác trong cơ thể hiệu quả. lúc này máu cũng tồn động ở bên trái của tim và có thể chảy ngược lên tĩnh mạch phổi, gây phù phổi. Lúc này dịch bị ứ đọng ở phổi khiến cho trẻ khó thở và thở nhanh hơn lúc bình thường.
  • Ngoài ra, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng máu để đáp ứng được các nhu cầu trao đổi chất từ đó dẫn tới tình trạng mệt mỏi và tăng trưởng phát triển kém ở trẻ. Bé sẽ luôn thấy mệt mỏi, thường hay cáu gắt, quấy khóc và không chơi nhiều.

Suy tim ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sốngSuy tim ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Phương pháp chẩn đoán suy tim ở trẻ chuẩn nhất

Bệnh suy tim ở trẻ không khó để nhận biết, thế nhưng bằng nhiều năm kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao, các bác sĩ của bệnh viện Phương Đông sẽ có những phương pháp chẩn đoán bệnh như sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Trẻ bị suy tim thường có biểu hiện các triệu chứng liên quan đến hô hấp, không chịu bú mẹ và tăng trưởng kém và đổ mồ hôi quá mức hay huyết áp thấp. Đôi lúc, suy tim sẽ gây ra những dấu hiệu trông giống một vấn đề sức khỏe và chẳng hạn như đau bụng, viêm phổi hay nhiễm trùng đường hô hấp.

Nếu suy tim do tim đập nhanh, dễ dàng nhận thấy qua thành ngực khi bé ngủ hay ngồi yên. Đối với trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên bạn cần để ý nếu như thấy chúng mệt mỏi nhanh chóng sau khi vận động nhất là khi vừa trải qua một đợt nhiễm virus nào đó gây ảnh hưởng tới cơ tim.

Thực hiện các xét nghiệm

Nếu như nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và phát hiện bệnh sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một vài các xét nghiệm giúp chẩn đoán suy tim như:

  • Thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Chụp X- quang vùng ngực dựa vào hình ảnh kết quả các bác sĩ sẽ đưa ra được đánh giá tim có to ra hay không.
  • Điện tâm đồ sẽ giúp ghi lại các hoạt động của tim, giúp phát hiện nhịp điệu bất thường và những vấn đề ở cơ tim.
  • Siêu âm tim là một xét nghiệm không xâm lấn và sử dụng sóng âm thanh để có thể đánh giá về các chuyển động của những ngăn và van tim, kỹ thuật viên sẽ sử dụng một đầu dò để có thể truyền sóng siêu âm qua siêu âm tim. Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để có thể đánh giá được chuyển động của van tim cũng như các vách ngăn.
  • Đặt ống thông tim là xét nghiệm xâm lấn này sẽ đưa một ống thông nhỏ vào tim từ một vị trí ở cánh tay hay hàng, kết quả sẽ ghi lại sẽ cho thấy áp lực và lượng oxy trong những thành phần khác ở tim. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng tế bào mô cơ làm sinh thiết từ đó giúp xác định những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh lý suy tim.
  • Trong một số trường hợp trẻ em trên 4 tuổi, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các thử nghiệm hoạt động gắng sức từ đó đưa ra đánh giá chức năng của tim, phổi.

Thực hiện xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh tim ở trẻThực hiện xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh tim ở trẻ

Hướng điều trị bệnh suy tim ở trẻ

Các hướng điều trị suy tim ở trẻ là điều trị đặc hiệu nhằm giúp giảm tiền tải và hậu tải từ đó tăng sức co bóp cơ tim và điều trị nguyên nhân gây nên suy tim. Việc điều trị bệnh sẽ giúp giảm tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, hạ đường huyết.

Sau khi thực hiện chẩn đoán và xác định phân độ suy tim, nếu ở mức độ nhẹ trẻ sẽ được điều trị tại nhà kèm với sử dụng thuốc. Còn ở mức độ nặng sẽ được điều trị ở bệnh viện dưới sự theo dõi của các y bác sĩ. Với các trường hợp bệnh không thể điều trị với giải pháp dùng thuốc, khi này phương pháp duy nhất đó là tiến hành phẫu thuật.

Một số giải pháp giúp giảm triệu chứng bệnh như nằm đầu cao, nghỉ ngơi, hạ sốt, tránh xúc động, kích thích, không ăn quá mặn và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất. Với những trẻ em bị bệnh lý này cha mẹ nên quan tâm và đặc biệt chăm sóc để bé có sức khỏe tốt hơn.

Tùy từng mức độ nặng nhẹ sẽ có hướng điều trị bệnh khác nhauTùy từng mức độ nặng nhẹ sẽ có hướng điều trị bệnh khác nhau

Điều trị bệnh tại Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông

Dự phòng bệnh suy tim là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm bệnh suy tim ở trẻ em. Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm về các bệnh lý về tim mạch và suy tim ở trẻ. Cùng với đó là cơ sở vật chất hiện đại, những thiết bị máy móc được nhập khẩu từ những nước nổi tiếng đảm bảo cho hiệu quả khám chữa bệnh chính xác nhất và tốt nhất.

Không những thế, khi khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, người bệnh được hưởng không khí mát lành cùng các dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện và tận tình. Từ đó cũng giúp bệnh nhân thoải mái, yên tâm và vui vẻ lạc quan hơn.

Khám tim cho trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngKhám tim cho trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về suy tim ở trẻ mà nhiều bé đang mắc phải. Mong rằng cha mẹ có kiến thức tốt hơn và quan tâm chăm sóc con trẻ để đẩy lùi bệnh tật. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh hoặc giải đáp thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,607

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám