Suy tim phải: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng nguy hiểm

Thu Hiền

26-08-2023

goole news
16

Một trong những bệnh về tim mạch, suy tim phải là bệnh thường gặp và có mức độ nguy hiểm khá cao đối với tính mạng của con người. Hội chứng suy tim phải khiến máu bơm về phổi ít, mà ứ lại ở tĩnh mạch nên suy tim phải gây phù nề, đồng thời tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.

Suy tim phải bệnh học

Suy tim phải là khi tâm thất phải không bơm đủ máu đến phổi. Hay nói cách khác, tâm thất phải bị suy yếu khiến việc bơm máu từ tim đến phổi không hiệu quả. Bệnh suy tim phải thường xảy ra khi tâm thất trái suy yếu, không thể bơm máu đến các phần còn lại của cơ thể, khiến cho tâm thất phải làm việc nhiều hơn, lâu dần dẫn đến suy tim. Hoặc cũng có thể do bệnh lý khác như: tăng áp động mạch phổi, cơ tim thất phải hoặc van tim gặp vấn đề…

Suy tim phải là gìSuy tim phải là gì

Triệu chứng suy tim phải

Theo các y bác sĩ, người mắc bệnh suy tim phải có triệu chứng nặng hơn so với suy tim trái. Vì vậy, khi có những triệu chứng lâm sàng của suy tim phải, người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa trị kịp thời. 

  • Sưng phù ở các vị trí như cẳng chân, bàn chân, mắt cá chân; bụng to ra do dạ dày, gan sưng…
  • Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm
  • Thường xuyên cảm thấy khó thở, tĩnh mạch cổ bị sưng
  • Mạch đập nhanh, đau ngực
  • Chán ăn nhưng lại tăng cân
  • Đổ mồ hôi và da lạnh buốt
  • Tinh thần uể oải, mệt mỏi và hay quên

Suy tim phải thường khó thở do cơ chế khó thở trong suy tim phảiSuy tim phải thường khó thở do cơ chế khó thở trong suy tim phải

Nguyên nhân gây suy tim phải

Người bệnh bị suy tim trái

Suy tim trái là nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp dẫn đến suy tim phải. Khi tâm thất trái hoạt động kém hoặc mất chức năng, áp suất của dòng máu tăng lên và ứ lại ở phổi. Điều này sẽ gây quá tải cho phía bên phải của tim. Lâu dần, tâm thất bên phải cũng sẽ bị suy, khiến máu không thể bơm đi một cách hiệu quả, nên ứ lại trong tĩnh mạch, dẫn đến sưng phù. 

Người bị bệnh phổi mạn tính

Các bệnh lí liên quan đến phổi như phổi tắc nghẽn mạn tính, thuyên tắc phổi hoặc các nguyên nhân khác gây tăng áp phổi đều có thể dẫn đến bệnh suy tim phải. Khi trong động mạch phổi có áp lực cao sẽ làm khối lượng công việc của tâm thất phải tăng lên. Theo thời gian, tâm thất phải suy yếu và có thể không bơm máu tốt như bình thường, dẫn đến bệnh suy tim phải. 

Đau tim

Các động mạch cung cấp máu đến tim bị tắc nghẹn sẽ gây ra tình trạng đau tim, nhồi máu cơ tim. Tình trạng này có thể khiến tim trái bị suy rồi dẫn đến suy tim phải; hoặc nhồi máu cơ tim tâm thất phải cũng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến tim phải do nguồn cung máu đến tâm thất phải bị ngăn chặn.

Van ba lá gặp vấn đề

Van ba lá đóng vai trò rất quan trọng đối với tim, bởi hẹp hay hở van ba cũng có thể gây suy tim. Khi van ba lá bị hở, tức là nó không được đóng đúng cách, khiến cho máu trong tâm thất phải chảy ngược vào tâm nhĩ phải, khiến cho lượng máu ở tâm thất phải bị quá tải. Theo thời gian, tình trạng này có thể khiến tâm thất phải giãn lớn và suy yếu.

Khi van ba lá bị thu hẹp lại, làm hạn chế lưu lượng máu được tống ra khỏi tâm nhĩ phải, khiến tâm nhĩ phải giãn ra và máu bị lại ở các tĩnh mạch ngoại vi.

Bệnh tim bẩm sinh

Tim bẩm sinh cũng là một nguyên nhân gây suy tim bên phải. Gọi là tim bẩm sinh bởi ngay từ khi còn là thai nhi, trái tim của em bé đã có dị tật. Các loại khuyết tật ở tim ấy có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của tim và làm suy yếu tâm thất phải.

Phác đồ điều trị suy tim phải

Lối sống lành mạnh

Để có thể ngăn ngừa, điều trị và cải thiện các biến chứng suy tim phải, chúng ta cần có một lối sống lành mạnh. 

  • Từ bỏ, cai nghiện thuốc lá và các chất kích thích
  • Không uống thức uống có cồn hay cà phê
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh cho tim
  • Người mắc bệnh về tim cần lựa chọn những bộ môn thể thao phù hợp

Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Bác sĩ sẽ dựa trên cơ chế hoạt động của tim và cơ chế suy tim phải của bệnh nhân để lên phác đồ sử dụng thuốc điều trị. Vì vậy, việc tuân theo các chỉ dẫn để cải thiện chức năng tim, điều trị các vấn đề liên quan đến nhịp tim, huyết áp, nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm. 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể dùng tới các thiết bị hỗ trợ để điều trị và cải thiện bệnh tình.

Phẫu thuật ghép tim

Nếu việc dùng thuốc và các thiết bị hỗ trợ không đạt hiệu quả hoặc xuất hiện các biến chứng suy tim nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phải cấy ghép vào tim thiết bị hỗ trợ tâm thất hoặc ghép một trái tim mới được hiến tặng. 

Phương pháp chẩn đoán suy tim phải

Để chẩn đoán chính xác cần đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chuyên khoa tim mạch khám và xét nghiệm. Một số phương pháp chẩn đoán suy tim phải là: Thực hiện xét nghiệm máu, Siêu âm tim, Chụp X-quang ở ngực hoặc chụp CT, Điện tâm đồ, Sinh thiết tim, Kiểm tra chức năng phối, Thông tim,... Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu thông thường được sử dụng để đánh giá các chỉ số liên quan đến tim mạch. Các xét nghiệm này bao gồm đo nồng độ các enzym tim mạch như troponin và creatine kinase, đánh giá hàm lượng cholesterol và các chất béo trong máu, kiểm tra huyết đồ để phát hiện bất thường trong nhịp tim và đo nồng độ các chất bổ trợ tim như B-type natriuretic peptide (BNP).
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim (echocardiography) là một phương pháp chẩn đoán quan trọng để đánh giá chức năng tim. Nó sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc tim và chức năng bơm máu. Siêu âm tim có thể xác định kích thước và dày của các thành tim, đánh giá hiệu suất bơm của tim, xác định lưu lượng máu qua các van tim, và phát hiện các biểu hiện của suy tim phải như phình nước phổi.
  • X-quang ngực: X-quang ngực (chest X-ray) được sử dụng để xem xét hình ảnh phổi và tim. Nó có thể hiển thị phình nước phổi, tăng kích thước của tim, và những dấu hiệu khác của suy tim phải như phổi tắc nghẽn hoặc phổi tắc nghẽn phần nào.
  • Chụp CT hoặc MRI: Chụp CT (computed tomography) hoặc MRI (magnetic resonance imaging) có thể được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc tim và các vấn đề liên quan đến suy tim phải. Chúng có thể hiển thị hình ảnh 3D về tim, van tim và các mô xung quanh, giúp bác sĩ xác định các vấn đề như tổn thương hoặc bất thường cấu trúc tim.
  • Điện tâm đồ: Điện tâm đồ (electrocardiogram - ECG) ghi lại hoạt động điện của tim. Qua việc đánh giá các sóng và điện trường của tim, ECG có thể phát hiện các rối loạn nhịp tim và bất thường trong hoạt động điện của tim.

So sánh suy tim trái và suy tim phải có gì khác nhau?

  • Suy tim trái: phổ biến hơn suy tim phải, thường xảy ra do vấn đề ở mạch vành, hiện tượng nhồi máu cơ tim hoặc tăng huyết áp lâu ngày. Suy tim trái là nguyên nhân dẫn đến suy tim phải.
  • Suy tim phải: thường sẽ xuất hiện do suy tim trái, sau đó tích tụ máu quanh phổi khiến các buồng tim bên phải chịu áp lực lớn hơn. Có cơ chế phù trong suy tim phải bởi suy tim phải có thể làm tích tụ máu trong các tĩnh mạch, dẫn đến tụ dịch và phù. Tình trạng phù trong suy tim phải thường xảy ra ở chân, ở bụng hoặc ở bộ phận sinh dục. 

Suy tim phải cấpSuy tim phải cấp

Cách phòng ngừa bệnh suy tim phải

  • Kiểm soát những vấn đề liên quan đến bệnh lí như huyết áp cao hoặc bệnh liên quan đến động mạch vành, tiểu đường, mỡ máu hay rối loạn tuyến giáp. Hãy kiểm soát những vấn đề đó để tránh ảnh hưởng đến tim.
  • Cai bia rượu, bỏ thuốc lá cùng các chất gây nghiện
  • Giảm lượng muối trong các bữa ăn hàng ngày, hạn chế ăn các đồ đóng hộp, đồ ăn sẵn chứa nhiều gia vị như khoai tây chiên, thịt xông khói, dăm bông,...
  • Tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm giảm cân và duy trì vóc dáng khỏe mạnh.

Các thắc mắc về hội chứng suy tim phải

Tại sao copd gây suy tim phải?

COPD là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - một trong những biến chứng gây nên suy tim phải. Tình trạng này xảy ra do hiện tượng tăng áp lực động mạch phổi làm cho tâm thất phải chịu áp lực lớn, phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến suy tim phải.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây suy tim phảiBệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây suy tim phải

Tại sao hen phế quản dẫn đến suy tim phải?

Hen phế quản khiến cấu trúc của phổi bị tổn thương, lâu ngày thành mạch máu của mao mạch phổi sẽ bị xơ cứng, gây nên tăng áp động mạch phổi. Vì vậy, tim bên phải sẽ tăng sức co bóp bơm máu lên phổi, theo thời gian thành cơ tim sẽ giãn dần và biểu hiện nên bệnh suy tim phải. 

Vì sao hẹp van 2 lá gây suy tim phải?

Hẹp van 2 lá tức là van không mở hết nên lượng máu xuống tâm thất bị giảm và ứ lại tại tâm nhĩ trái. Từ đó máu ứ lại ở phổi, làm tăng áp phổi, gây suy tim phải. 

Tại sao suy tim phải gây phù?

Khi tim phải bị suy, tim sẽ co bóp kém đi khiến cho tâm thất giảm khả năng bơm máu đến các cơ quan. Đồng thời, khả năng hút máu từ các cơ quan về tim cũng giảm. Khi đó máu sẽ ứ đọng tại các tĩnh mạch ngoại biên và dịch đi ra các mô xung quanh gây nên hiện tượng phù nề. 

Suy tim phải là một bệnh đòi hỏi thời gian điều trị dài, liên tục và người bệnh phải nỗ lức chiến đấu hết mình để bảo vệ trái tim, tránh gây ra biến chứng đe dọa tính mạng. Một lối sống lành mạnh, sự kiên trì, nỗ lực điều trị có thể giúp bạn tiếp tục duy trì được một cuộc sống bình thường, giúp nâng cao tuổi thọ của bản thân.

Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc hỗ trợ, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 19001806 của bệnh viện đa khoa Phương Đông để được tư vấn chi tiết về bệnh cũng như những hướng dẫn điều trị, phòng tránh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,986

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám