Mách mẹ 5 mẹo giúp tăng đề kháng mũi họng cho bé đơn giản tại nhà

Ngọc Anh

02-05-2024

goole news
16

Tăng đề kháng mũi họng cho bé sẽ giúp trẻ tránh khỏi những tấn công của vi khuẩn gây ra nhiều bệnh về hô hấp ở trẻ. Những bệnh này sẽ khiến bé rất khó chịu và để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết chi tiết cùng Bệnh viện Phương Đông qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phải tăng đề kháng mũi họng cho bé?

Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh để tăng đề kháng mũi họng cho bé là rất cần thiết, bởi:

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Trên thực tế, mặc dù hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất tốt do kháng thể được nhận từ mẹ khi còn trong bào thai. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 6 tháng tiếp theo, hệ miễn dịch của trẻ giảm mạnh vì không nhận được kháng thể từ mẹ. Đồng thời, từ giai đoạn 0 - 4 tuổi, hệ miễn dịch của các bé vẫn chưa hoàn thiện đủ để sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. 

Chính vì vậy, các bé dễ bị tác động từ các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn,... dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp hay dị ứng.  

(Hình 1 - Hệ miễn dịch của em dễ bị tấn công bởi nhiều yếu tố)

(Hình 1 - Hệ miễn dịch của em dễ bị tấn công bởi nhiều yếu tố)

Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp

Cha mẹ thường có thói quen cho trẻ ăn quá nhiều đạm, protein,... từ các loại hải sản, thịt, cá,... mà không bổ sung đủ chất xơ và vitamin. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thừa đạm ở trẻ em khiến bé thừa cân và tổn thương các cơ quan. Ngoài ra, các loại bột protein có thể tấn công làm tổn thương hệ miễn dịch của bé. Do đó, trẻ hay bị ốm và mất nhiều thời gian hồi phục hơn. 

>>> Xem thêmBệnh viêm phổi ở trẻ em - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Các yếu tố từ môi trường sống

Dân số đông, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ đột ngột,... dễ khiến trẻ em mặc các bệnh mạn tính và bị tấn công mắc các bệnh viêm nhiễm tai mũi họng. Chính vì vậy tầm quan trọng của việc tăng đề kháng mũi họng cho bé càng được đánh giá cao hơn.

(Hình 2 - Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân khiến các em dễ bị viêm đường hô hấp)

(Hình 2 - Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân khiến các em dễ bị viêm đường hô hấp)

Các bệnh tai mũi họng dù không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến chán ăn, hay nôn trớ,... Một số bé mắc bệnh lâu ngày sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và gây ra các biến chứng nguy hiểm trong các cơ quan thuộc đường hô hấp dưới. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu để tăng đề kháng mũi họng cho bé ngay từ bây giờ!

Cách tăng để kháng mũi họng ở trẻ sơ sinh

Đặc điểm hệ hô hấp của trẻ sơ sinh rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Nguyên nhân là phổi thấp, màng phổi mỏng, phổi yếu, hệ miễn dịch chưa đủ sức kháng lại vi khuẩn, thói quen thở bằng miệng,... dễ khiến bé bị viêm nhiễm đường hô hấp. Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể tăng đề kháng mũi họng cho bé theo hướng dẫn dưới đây:

Bú sữa mẹ hoàn toàn

Như đã đề cập đến ở trên, trong 6 tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ rất yếu vì không được cung cấp kháng thể như khi còn ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, trẻ có thể được truyền thêm kháng thể để củng cố hàng rào miễn dịch từ sữa mẹ

Vì thế, trong điều kiện cho phép, cha mẹ nên cho trẻ uống sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Khi đó, em bé sẽ được tăng cường miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp, dị ứng và các bệnh về da. 

(Hình 3 - Trẻ sơ sinh nên bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu đời)

(Hình 3 - Trẻ sơ sinh nên bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu đời)

Ngược lại, khi bước sang độ tuổi ăn dặm, mẹ nên kết hợp sữa mẹ cùng sữa công thức để hỗ trợ hệ miễn dịch của em bé chủ động sản sinh ra kháng thể. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn có mối liên hệ mật thiết với hệ miễn dịch. Nếu bé được bổ sung đầy đủ các vitamin C trong cam chanh, vitamin E, vitamin A trong củ quả,... từ đa dạng thực phẩm thì con sẽ có nhiều cơ hội khoẻ mạnh và phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên ép con ăn quá nhiều trong 1 bữa, ăn nhiều đạm mà nên chia nhỏ bữa ăn, xây dựng thực đơn từ nhiều thực phẩm khác nhau để bé dễ ăn và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. 

Tiêm phòng các bệnh tai mũi họng đầy đủ

Tiêm vắc xin thường xuyên, đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là biện pháp rất hữu hiệu giúp tăng đề kháng mũi họng cho bé. Vì ngoài hệ miễn dịch còn đang hoàn thiện, từ khi sinh ra cơ thể em bé không thể tự sinh ra các kháng thể chống lại bệnh viêm gan, viêm não, bạch hầu,... Tiêm vắc xin giúp hệ miễn dịch của bé nhận diện, ghi nhớ và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng tấn công cơ thể bé. 

(Hình 4 - Tăng đề kháng mũi họng cho bé bằng tiêm phòng đầy đủ)

(Hình 4 - Tăng đề kháng mũi họng cho bé bằng tiêm phòng đầy đủ)

Cách tăng đề kháng mũi họng cho bé

Xây dựng thói quen sống khoa học

Cha mẹ nên tích cực cho con tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là vận động ngoài trời. Bé không cần phải tập nặng, chơi nhiều ngay từ đầu mà cha mẹ nên tạo thói quen và tăng cường độ dần theo thời gian. Các môn thể thao bé có thể rèn luyện bao gồm:

  • Bơi lội
  • Đạp xe
  • Đi bộ
  • Chạy bộ….

Ngoài ra, thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng nên được các bậc phụ huynh chú ý. Không cho trẻ em thức quá muộn, ngủ quá nhiều mà nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Lúc này, chất lượng giấc ngủ được tăng lên sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ.

(Hình 5 - Cha mẹ nên sắp xếp thời gian tập thể dục cùng các bé)

(Hình 5 - Cha mẹ nên sắp xếp thời gian tập thể dục cùng các bé)

Đồng thời, cha mẹ cũng nên sắp xếp các hoạt động thể chất vào sáng chiều, cho ăn nhiều hơn vào ban ngày. Song song, gia đình không nên cho bé hoạt động quá nhiều hay ăn quá nhiều vào buổi tối để tránh bé ngủ không sâu, khó ngủ,...

Tiêm phòng đầy đủ theo chỉ dẫn của Bộ Y Tế

Các bậc phụ huynh phải lưu ý lịch tiêm phòng viêm gan B, bệnh bạch cầu, lao, bại liệt, ho gà, cúm… Bao gồm cả các mũi tiêm nhắc lại để góp phần xây dựng hệ miễn dịch và tăng đề kháng mũi họng cho bé.

Bổ sung các loại rau củ quả, trái cây tươi vào chế độ ăn

Tương tự như với trẻ sơ sinh, ba mẹ không cần ép bé ăn no, ăn nhiều mà chỉ nên kiểm soát bé có ăn đa dạng, ăn đủ chất hay không. Con bạn cần bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, đường bột, vitamin, khoáng chất, chất béo,... từ cả động vật và thực phẩm.

Khi chế biến, gia đình cũng nên nêm nếm gia vị vừa phải, không cho bé ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho sức khoẻ của em bé. Trái cây tươi, rau xanh nên được ưu tiên. Trẻ 10kg phải uống đủ 1 lít nước mỗi ngày (không bao gồm sữa). 

(Hình 6 - Tăng sức đề kháng mũi họng cho bé bằng cách ăn nhiều rau củ quả)

(Hình 6 - Tăng sức đề kháng mũi họng cho bé bằng cách ăn nhiều rau củ quả)

Đồng thời, cha mẹ nên bổ sung cho bé các vitamin như:

  • Vitamin A trong cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, rau ngót, khoai lang,... bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus
  • Vitamin C  từ cam, quýt, dâu tây, ớt xanh,... giúp tăng đề kháng mũi họng ở trẻ và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của tế bào. 
  • Kẽm, selen trong thịt nạc, cá, lòng đỏ trứng,... cũng giúp kháng virus và chống lại tác nhân gây bệnh 

>>> Xem thêmLưu ý khi trẻ bị sổ mũi - Cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi ngay tại nhà

Lưu ý tăng đề kháng mũi họng cho bé bằng các loại thuốc

Dùng kháng sinh theo chỉ định

Theo các bác sĩ từ Bệnh viện Tai mũi họng TW, có 80 - 90% tác nhân gây các bệnh tai mũi họng ở trẻ là do virus. Còn chỉ có 10 - 20% các trường hợp mắc bệnh là do vi khuẩn, cần dùng kháng sinh để điều trị. 

Chính vì thế, cha mẹ không nên lạm dụng kháng sinh khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi, viêm phế quản. Mặt khác, hệ miễn dịch của trẻ em cần được rèn luyện qua những lần bị ốm. Nếu cứ dùng kháng sinh mỗi lần trẻ mắc bệnh thì hệ miễn dịch của bé sẽ không đủ khoẻ mạnh để chống chọi với các bệnh lý sau này. 

(Hình 7 - Tăng sức đề kháng mũi họng cho bé bằng thuốc hỗ trợ)

(Hình 7 - Tăng sức đề kháng mũi họng cho bé bằng thuốc hỗ trợ)

Sử dụng các loại thuốc tăng đề kháng mũi họng cho trẻ

Các mẹ có thể tăng sức đề kháng mũi họng ở trẻ bằng cách sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Lưu ý rằng, các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe chỉ đóng vai trò phụ. Cha mẹ vẫn phải cho bé bổ sung chất dinh dưỡng qua đường ăn uống là chính. Bên cạnh đó, gia đình chỉ cho trẻ sử dụng các thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ chuyển khoa.

Cha mẹ nên bổ sung các loại sản phẩm có chứa lysine, vi khoáng chất và vitamin thiết yếu, vitamin B để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng ở con nhỏ. 

Có thể nói, để tăng đề kháng mũi họng cho bé, gia đình cần chủ động tiêm phòng đầy đủ, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và rèn luyện thói quen tập luyện thể dục và nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé. Ngoài ra, các loại thuốc tăng đề kháng mũi họng cũng phải được cân nhắc kỹ càng và tham khảo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. 

1,160

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám