Táo bón sau sinh mổ: Nguyên nhân và cách điều trị

Bích Ngọc

10-06-2024

goole news
16

Táo bón sau sinh mổ là tình trạng thường gặp ở khá nhiều sản phụ. Khi bị táo bón kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra và cách điều trị đơn giản tại nhà. 

Tổng quan về táo bón sau sinh mổ

Táo bón sau sinh mổ là tình trạng phụ sản đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Khi đi kèm theo một số triệu chứng như: Đau rát, khó đi đại tiện, chảy máu do phân lớn, cứng hoặc bị vón cục, bụng luôn có cảm giác căng chướng,...

Táo bón sau sinh được coi là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bởi vì cơn đau sau khi sinh chưa hết lại thêm cơn đau do đi đại tiện, đặc biệt mẹ cũng gặp phiền phức và ảnh hưởng đến sức khoẻ khi bị táo bón. Chính vì vậy, tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh hoặc cách trị tình trạng này rất quan trọng.

Táo bón sau sinh mổ là tình trạng mà nhiều sản phụ gặp phảiTáo bón sau sinh mổ là tình trạng mà nhiều sản phụ gặp phải

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sau khi sinh mổ bị táo bón. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

  • Biến chứng của sẹo ở vùng bụng khi sinh mổ: Vết rạch có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá và bài tiết của ruột khiến mẹ bị táo bón. 
  • Chức năng cơ sàn chậu bị rối loạn: Cơ sàn chậu bị kéo căng làm cho đường di chuyển của phân bị thu hẹp khiến mẹ bị táo bón. 
  • Chế độ dinh dưỡng trước và sau khi sinh không khoa học: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mẹ, đặc biệt là quá trình tiêu hoá và bài tiết. Đây có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón sau sinh mổ. 
  • Thay đổi nội tiết tố: Trong quá trình mang thai và sau sinh, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều. Do đó, có thể khiến mẹ sinh mổ bị táo bón
  • Do từ chất bổ sung sắt: Trong suốt quá trình mang thai và sau sinh, mẹ thường bổ sung khá nhiều sắt để tránh thiếu máu do thiếu máu. Vì vậy, táo bón có thể xảy ra do mẹ bổ sung sắt trong thời gian dài khiến quá trình di chuyển của phân chậm hơn so với bình thường.
  • Do thuốc gây tê và thuốc gây mê: Khi sinh mổ, mẹ sẽ được gây tê để tránh đau khi sinh nhưng cũng làm cho các cơ quan trong cơ thể bị tê liệt trong thời gian ngắn, trong đó có hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, tình trạng này ngắn hay dài tuỳ thuộc vào trạng thái sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của mẹ.
  • Do dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh: Việc sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh sau mổ giúp vết thương nhanh lần và tránh nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể khiến mẹ bị táo bón do hoạt động đường ruột bị ảnh hưởng. 
  • Ảnh hưởng tâm lý, ít vận động: Sau khi mổ lấy thai, sản phụ nên đi lại và vận động nhẹ nhàng sau 1 ngày để tránh dính ruột đồng thời kích thích nhu động ruột hoạt động, tránh tình trạng táo bón sau sinh mổ. Tuy nhiên, với tâm lý lo sợ đau và sức khỏe yếu nên mẹ thường nằm nghỉ ngơi nhiều. Từ đó khiến chức năng của hệ tiêu hoá chậm lại khiến các mẹ sau sinh dễ bị táo bón.

Vì sao sinh mổ bị táo bón nặng hơn so với sinh thường?

So với sinh thường, mẹ sinh mổ sẽ ít phải chịu đựng những cơn đau do chuyển dạ gây ra, tuy nhiên, thời gian lưu viện sẽ lâu hơn so với mẹ sinh thường và thời gian để phục hồi sức khoẻ cũng kéo dài hơn. 

Hơn nữa, mổ lấy thai cũng khiến mẹ sau sinh gặp nhiều biến chứng sức khoẻ, trong đó tình trạng phổ biến là táo bón (thường mẹ sinh mổ bị táo bón nặng hơn so với mẹ sinh thường). Sinh mổ có nhiều yếu tố tác động khiến mẹ có nguy cơ bị táo bón như: Vết rạch ảnh hưởng đến chức năng ruột, gặp khó khăn khi di chuyển và vận động, ảnh hưởng của các loại thuốc,...

Mẹ sinh mổ thường bị táo bón nặng hơn so với mẹ sinh thường do nhiều yếu tố khác nhauMẹ sinh mổ thường bị táo bón nặng hơn so với mẹ sinh thường do nhiều yếu tố khác nhau

Táo bón sau sinh mổ có nguy hiểm không?

Táo bón là tình trạng mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải, trong đó có các mẹ sau sinh mổ. Mặc dù táo bón không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng nếu mẹ sau sinh mổ để tình trạng táo bón kéo dài mà không can thiệp điều trị thì tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Nếu táo bón ở mức độ nhẹ, mẹ sẽ có cảm giác đầy, nặng, căng và chướng bụng gây ra cảm giác khó chịu, Đối với trường hợp táo bón sau sinh nặng thì sẽ có những dấu hiệu nguy hiểm như: Khi đi ngoài bị chảy máu thường xuyên, chảy máu nhiều ở trực tràng, máu lẫn trong phân, táo bón xen kẽ tiêu chảy không kiểm soát, đau bụng dữ dội,... Lúc này, mẹ nên ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tránh hậu quả nghiêm trọng hơn. 

Cách phòng ngừa và trị táo bón sau sinh mổ đơn giản tại nhà

Như đã nói, táo bón không phải tình trạng gây nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ sau sinh mổ, tuy nhiên tình trạng này kéo dài sẽ có nhiều hệ luỵ sau này. Do đó, ngay từ giai đoạn đầu bị mắc táo bón, mẹ nên có biện pháp can thiệp kịp thời. Một số cách trị táo bón sau sinh mổ đơn giản tại nhà như: 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sau sinh, chúng không chỉ giúp mẹ nhanh lành vết thương, hồi phục sức khoẻ, lợi sữa mà còn hạn chế nguy cơ táo bón. Mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh trong chế độ ăn uống hàng ngày. 

Đặc biệt để giảm và hạn chế nguy cơ bị táo bón, mẹ nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. Một số loại rau củ giàu chất xơ mà mẹ sau sinh mổ được khuyến khích bổ sung trong thực đơn hàng ngày như: Súp lơ, rau chân vịt, măng tây, bơ, cam, chuối,...

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối mẹ sau sinh mổChế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối mẹ sau sinh mổ

Bổ sung nhiều nước giúp phòng ngừa và điều trị táo bón sau sinh mổ

Bệnh cạnh chế độ ăn uống có chứa nhiều chất xơ, việc uống đủ nước mỗi ngày là cách trị táo bón sau sinh mổ đơn giản và mang lại hiệu quả nhất. Theo khuyến nghị của chuyên gia, mẹ nên bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày dựa theo nhu cầu. Mẹ có thể uống nước lọc, sữa, nước ép trái cây,... để giúp đi ngoài dễ hơn và tăng lượng sữa cho con bú.

Mọi thắc mắc về sinh mỏ hoặc về bất cứ bệnh nào khác, quý khách hàng có thể để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.

Bổ sung lợi khuẩn giúp chữa táo bón sau sinh mổ hiệu quả

Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chính vì vậy bổ sung lợi khuẩn sẽ hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh hơn và “đẩy lùi” các bệnh đường tiêu hoá. Một số thực phẩm giúp mẹ bổ sung lợi khuẩn đường ruột như: Sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, thức uống prebiotic,... 

Lưu ý: Mẹ không nên sử dụng ngay sữa chua hoặc thức uống prebiotic khi vừa lấy trong tủ lạnh ra, nên sử dụng khi chúng bớt lạnh.

Hoạt động nhẹ nhàng sau sinh

Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ nước kết hợp sử dụng lợi khuẩn thì mẹ nên hoạt động nhẹ nhàng sau sinh. Mẹ nên tập đi và đi bộ quãng ngắn sau sinh 24 giờ, sau đó khi sức khoẻ ổn định có thể tập các bài tập yoga nhẹ nhàng. Khi vận động, các cơ quan trong cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi. Do đó, mẹ nên hoạt động nhẹ nhàng giúp cơ thể nhanh chóng khoẻ mạnh hơn và giảm nguy cơ bị táo bón sau sinh mổ.

Có thể tập các bài tập yoga nhẹ nhàng sau khi sức khoẻ ổn định Có thể tập các bài tập yoga nhẹ nhàng sau khi sức khoẻ ổn định 

Giữ tinh thần thoải mái

Theo các chuyên gia cho biết, sự căng thẳng và áp lực của mẹ sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hoá của dạ dày. Từ đó khiến chúng hoạt động “chậm chạp” góp phần dẫn đến táo bón. Chính vì vậy, để phòng ngừa và chống tình trạng táo bón sau sinh mổ, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh stress và căng thẳng.

Xây dựng thói quen đi tiêu đều đặn

Mẹ nên tập thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày. Mẹ có nên đi vệ sinh vào một khung giờ cố định để nhắc nhở cơ thể cần phải đi tiêu (tốt nhất vào buổi sáng sau thức dậy). Đặc biệt, khi đại tiện không nên rặn quá mạnh, thay vào đó mẹ nên sử dụng một chiếc ghế kê cao chân để thuận lợi hơn trong việc đi vệ sinh. 

Sử dụng thuốc trị táo bón không kê đơn

Một số trường hợp cần thiết, mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc làm mềm phân, nhuận tràng không kê đơn để trị táo bón. Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ của thuốc. 

Sử dụng thuốc trị táo bón giúp mẹ bị táo bón đi vệ sinh dễ dàng hơnSử dụng thuốc trị táo bón giúp mẹ bị táo bón đi vệ sinh dễ dàng hơn

Sau sinh mổ bị táo bón nên ăn gì?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là một trong những phương pháp hiệu quả trong điều trị táo bón sau sinh mổ. Do đó, mẹ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày các thực phẩm giàu chất xơ, tăng nhu động ruột và tốt cho hệ tiêu hoá sau sinh như:

  • Một số loại trái cây giúp nhuận tràng, tăng tiết dịch làm mềm phân như: Chuối, lê, cam, bơ, táo, mận,... 
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt là nguồn cung cấp nhiều chất xơ sau sinh mổ như: Yến mạch, đậu lăng, hạt lanh, gạo lứt, bánh mì đen,... 
  • Các loại rau có màu xanh đậm giúp bổ sung lượng chất xơ và sắt đáng kể cho mẹ sau sinh như: Rau chân vịt, súp lơ, rau khoai lang, mồng tơi, rau dền đỏ,... 

Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm mà mẹ nên tránh để giảm nguy cơ táo bón như: Thức ăn cay nóng, thực ăn mặn, thức ăn nhanh, cà phê,...

Mẹ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm giàu chất xơMẹ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm giàu chất xơ

Phụ nữ sau sinh mổ bị táo bón không phải tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên táo bón sau sinh mổ cũng không gây nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh có thể giảm theo thời gian nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, hợp lý. 

Mặc dù vậy, khi bị táo bón sau sinh mổ, mẹ cũng không nên chủ quan mà cần thực hiện các biện pháp cải thiện tình trạng này. Khi có bất kỳ triệu chứng nào của táo bón trở nên nặng hơn, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã đem lại đến các mẹ những kiến thức cần thiết để phòng tránh và điều trị táo bón sau sinh mổ. Để đảm bảo sức khoẻ, hãy chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày giúp tránh bị táo bón. Mọi thắc mắc chị em có thể để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
870

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám