Đẻ mổ sau 1 tháng ăn được gì và không nên ăn gì?

Dương Thị Trà My

29-01-2021

goole news
16

Phụ nữ sau sinh cơ thể rất yếu, cần được bồi bổ để nhanh phục hồi sức khỏe, nhất là với những mẹ để mổ. Tuy nhiên cũng có một số loại thức bạn mẹ cần kiêng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và vết mổ như gây ngứa, vết thương lâu lành, tạo sẹo lồi,... Vậy đẻ mổ sau 1 tháng ăn được gì và không nên ăn gì? Câu trả lời chi tiết có trong bài viết dưới đây, mời độc giả cùng tham khảo.

Thực đơn cho sản phụ sinh mổ cần chú ý những gì?

Trước khi tìm hiểu về thực đơn cho mẹ sau sinh mổ, những thực phẩm sản phụ được ăn và không được thì chúng ta cần hiểu về những cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho sản phụ.

  • Với những mẹ sinh mổ, ruột bị kích ứng, hoạt động của ruột và dạ dày giảm nên khả năng tiêu hóa sẽ kém hơn. Do đó, những ngày đầu sau sinh, mẹ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu như cháo, súp. Những ngày sau thì điều chỉnh độ đặc theo tình trạng sức khỏe nhưng cần đảm bảo đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và nguồn sữa cho bé. Khi mẹ trung tiện thì có thể ăn uống bình thường lại.
  • Mẹ có thể chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, bên cạnh 3 bữa chính mỗi ngày thì mẹ bổ sung thêm 1- 2 bữa phụ.
  • Với những mẹ có tiền sử cao huyết áp trong thai kỳ thì nên áp dụng chế độ thanh đạm, hạn chế muối.
  • Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể, trong khi đó trẻ sơ sinh hấp thụ lượng nước lớn từ cơ thể mẹ qua mẹ bú sữa, do vậy, phụ nữ sau sinh cân bổ sung nước thường xuyên để tránh bị mất nước. Mẹ nên bổ sung 2- 3 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây, sữa tươi,...

Sinh mổ ăn gì?Sinh mổ ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho phụ nữ sau sinh mổ, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học sẽ giúp:

  • Vết thương nhanh hồi phục: chế độ ăn nhiều protein sẽ giúp tái tạo da non, làm liền vết mổ, vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi thì đóng vai trò chính trong việc cầm máu.
  • Kích thích sữa về nhanh và nhiều: mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì sữa sẽ nhiều hơn, đủ chất hơn, đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh.
  • Kiểm soát cân nặng cho mẹ: chế độ dinh dưỡng khoa học vừa giúp mẹ hồi phục sức khỏe, nhiều sữa mà còn giúp kiểm soát cân nặng, điều này cực kỳ quan trọng với những mẹ sinh mổ vì nếu cân nặng tăng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến vết khâu mổ.

Đẻ mổ sau 1 tháng ăn được gì?

Thực đơn cho mẹ sau sinh chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Những thực phẩm mẹ ăn không chỉ góp phần giúp vết thương nhanh lành, cơ thể nhanh hồi phục mà còn ảnh hưởng đến sự phải triển của em bé qua sữa mẹ. Vậy mẹ sau sinh nên ăn gì?

Rau xanh

Rau xanh rất có lợi cho mẹ sau sinhRau xanh rất có lợi cho mẹ sau sinh

Bà đẻ ăn được gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, rau xanh là nguồn dinh dưỡng lành mạnh và thiết yếu cho cơ thể. Lượng vitamin và khoáng chất dồi dào có trong rau xanh giúp phục hồi sau sinh nhanh chóng, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp,... Do đó, thực đơn sau sinh mổ không thể thiếu rau xanh.

Lượng chất xơ lớn trong rau xanh còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở cả mẹ và bé. Đặc biệt sản phụ sinh mổ, đường ruột bị ảnh hưởng, chưa phục hồi nên rất dễ bị kích thích, nên ăn nhiều rau xanh để dễ tiêu.

Một số loại rau xanh mà mẹ sau sinh nên ăn thường xuyên như rau ngót, rau khoai lang, rau đay, cải xoăn, cải cúc, cải bó xôi, mồng tơi, giá đỗ, mướp, súp lơ,....

Thực phẩm giàu protein

Sau sinh 1 tháng ăn được gì? Protein là dinh dưỡng thiết yếu với mỗi người, nhất là phụ nữ sau sinh. Các loại thực phẩm giàu protein mà mẹ sau sinh mổ nên ăn nhiều để nhanh hồi phục vết thương như thịt gà, thịt lợn, cá, sữa, pho mát, đậu phụ, các loại hạt,…

Thực phẩm giàu protein tốt cho phụ nữ sau đẻ mổThực phẩm giàu protein tốt cho phụ nữ sau đẻ mổ

Thịt bò là một trong những thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào, thế nhưng nó lại có khả năng kích thích tăng sinh tế bao gây ra sẹo lồi, ngứa ngáy, khiến da non trở nên sẫm màu làm giảm thẩm mỹ. Chính vì thế mà từ xưa tới nay, thịt bò luôn là thực phẩm cần kiêng khi cơ thể có vết thương hở. Mẹ đẻ mổ nên cân nhắc việc ăn thịt bò trong khoảng 1- 2 tháng đầu.

Thực phẩm chứa carbohydrate và đường

Bà đẻ ăn được những gì? Giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần nạp tối thiểu 300- 400 calo mỗi ngày để đảm bảo năng lượng cho mẹ và nguồn sữa cho con. Do đó, bạn cần bổ sung thêm các loại ngũ cốc, bánh mì, bột yến mạch,... vào thực đơn cho mẹ sinh mổ

Mẹ sau sinh cần bổ sung  tối thiểu 300- 400 calo mỗi ngàyMẹ sau sinh cần bổ sung tối thiểu 300- 400 calo mỗi ngày

Ngoài ra thì các loại nước trái cây, nước ép rau củ quả là những thực phẩm chứa đường tự nhiên tốt cho sức khỏe nên mẹ cũng cần tăng cường uống.

Trái cây

Bà đẻ sau 1 tháng ăn được gì? Câu trả lời tất nhiên là các loại trái cây. Trái cây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và các khoáng chất giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp bổ sung các loại vitamin thiếu hụt trong cơ thể sản phụ khi mang thai.

Sinh mổ sau 1 tháng nên ăn nhiều loại trái câySinh mổ sau 1 tháng nên ăn nhiều loại trái cây

Bên cạnh đó, trái cây còn giúp kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn, sữa về nhiều mà còn đẹp da. Lượng lớn canxi và vitamin trong xương còn giúp hệ xương sau sinh của mẹ và cơ thể đang hoàn thiện của con chắc khỏe. 

Một số loại trái cây mà mẹ nên ăn nhiều như chuối, na, vú sữa, nho, sung, đu đủ, thanh long, quýt, bưởi ngọt, lê, táo… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nên ăn ít nhất 150g trái cây mỗi ngày. 

Các sản phẩm từ sữa

Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 500- 700ml sữa ấm vừa có tác dụng kích thích sữa về nhiều, vừa cung cấp vitamin D để xương chắc khỏe, bổ sung protein, vitamin B và canxi. Mẹ có thể uống sữa tươi, sữa chua,... những loại sữa ít béo để tránh tình trạng tăng cân sau sinh.

Như vậy, chúng ta đã có được câu trả lời cho vấn đề sinh mổ ăn được những gì. Với thực đơn bà đẻ mổ này mong rằng sẽ giúp các mẹ nhanh hồi phục sức khỏe, sữa về nhiều.

Bà đẻ sau 1 tháng không nên ăn gì?

Phụ nữ sinh mổ sau 1 tháng có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm, tuy nhiên mẹ cũng cần kiêng một số loại sau bởi chúng có thể làm ảnh hưởng tới mùi vị sữa mẹ đồng thời tác động xấu lên hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, rán, thịt mỡ, móng giò, da gà, da vịt,...
  • Kiêng tuyệt đối các chất kích thích như cà phê, bia rượu, thuốc lá, nicotin, nước tăng lực, nước ngọt... 

Bà đẻ nên kiêng tuyệt rối rượu bia, chất kích thíchBà đẻ nên kiêng tuyệt rối rượu bia, chất kích thích

  • Các loại gia vị cay nóng, nặng mùi như hành, tỏi, ớt vì chúng ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ, trẻ sẽ khó chịu khi bú.
  • Các loại cá có chứa thủy ngân như các kiếm, cá mập, cá ngừ,... vì thủy ngân từ cá có thể truyền sang trẻ qua sữa mẹ gây ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của trẻ.
  • Những thực phẩm chứa sắc tố đen sẽ khiến vết sẹo sâu hơn.
  • Thực phẩm có nhiều gas, axit.
  • Không ăn thực phẩm tái sống.
  • Tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Với những sản phụ bị huyết áp cao thì không ăn quá mặn.

Sinh mổ ăn bánh mì được không?

Câu trả lời: Phụ nữ sau sinh mổ nên hạn chế hết mức có thể việc ăn bánh mì.

Các chuyên gia, bác sĩ lý giải điều này như sau:

  • Hàm lượng chất dinh dưỡng trong bánh mì rất thấp nên không đủ cung cấp cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Hơn nữa, axit phytic trong bánh mì còn ngăn cản việc hấp thụ các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi mà phụ nữ sau sinh cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nên không thể ăn bánh mì.

Mẹ sau sinh nên hạn chế tối đa việc ăn bánh mìMẹ sau sinh nên hạn chế tối đa việc ăn bánh mì

  • Thành phần của bánh mì chứa nhiều muối nên nếu mẹ ăn những loại đồ ăn nhanh này như hamburger, sandwich, pizza sẽ khiến cơ thể nạp lượng lớn muối vượt quá mức cho phép, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Bánh mì chứa các protein biến đổi gen nên nếu ăn nhiều có thể gây mệt mỏi, thừa cân.
  • Dùng quá nhiều bánh mì trắng sẽ gây thiếu chất xơ gây táo bón, ảnh hưởng đến não bộ. Tuy nhiên nếu ăn một vài lát cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Ăn nhiều bánh mì sẽ làm tăng cholesterol xấu trong tim mạch làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa, thậm chí còn có thể khiến trẻ bỏ bú.
  • Đây còn là một trong những loại thực phẩm dễ tăng cân nên nếu muốn lấy lại vóc dáng sau sinh thì bạn hãy bỏ bánh mì ra khỏi chế độ ăn của mình.
  • Thành phần của bánh mì chứa nhiều đường tinh luyện nên nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng insulin trong cơ thể, bên cạnh đó thì nó còn có chất bảo quản nên không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
  • Bánh mì kẹp thịt hay bánh mỳ pate không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, làm quá trình hội phục sức khỏe sau sinh chậm lại.

Đẻ mổ ăn được quả gì?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên, chỉ cần sau 3- 4 ngày cùng lắm là 5 ngày, khi cơ thể sản phục có dấu hiệu phục hồi là có thể dùng được trái cây trong bữa ăn của mình. Bổ sung trái cây vào thực đơn cho bà đẻ mổ giúp:

  • Cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, hỗ trợ làm lạnh sẹo nhanh chóng
  • Kích thích tử cung co bóp nhiều hơn, từ đó tăng cường đẩy sản dịch ra ngoài
  • Ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ
  • Tăng sức đề kháng, giúp cơ thể tăng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng
  • Hỗ trợ phát triển hệ xương và răng của bé thông qua sữa mẹ.

Tuy nhiên hệ tiêu hóa của sản phụ sau sinh rất nhạy cảm nên bạn cũng cần cẩn thận trong việc lựa chọn. Dưới đây là 8 loại quả phụ nữ đẻ mổ ăn được:

  • Chuối tiêu: chứa nhiều sắt nên mẹ ăn chuối sẽ bổ sung cả sắt cho em bé qua đường bú. Ngoài ra lượng kali, canxi, xenlulozo dồi dào trong chuối tiêu còn có lợi cho đường tiêu hóa và hệ xương của mẹ.
  • Đu đủ: dù quả xanh hay chín thì vẫn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, chất xơ và khoáng chất. Ngoài ra còn có nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo, vitamin A, B, C, D, E giúp hồi phục cơ thể cho mẹ sau sinh. Đặc biệt, đu đủ còn có 2 loại enzyme là papain và chymopapain có lợi cho hệ tiêu hóa, hạn chế viêm nhiễm và nhanh lành vết thương.

Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ nên có đu đủThực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ nên có đu đủ

  • Nhãn: chứa nhiều khoáng chất, kali, magie, photpho, vitamin A, C và sắt, cung cấp nhiều năng lượng từ đó giúp chống suy nhược ở mẹ sau sinh mổ.
  • Táo xanh và táo đỏ: chứa lượng lớn chất xơ, vitamin A, C, E, canxi giúp tăng sức đề kháng, điều tiết dạ dày, ngăn ngừa tiêu chảy và tình trạng cao huyết áp.
  • Vú sữa: hàm lượng vitamin A, B, C, calci, sắt, protein, lipid, protein và đặc biệt là glucid lớn vừa giúp lợi sữa vừa tốt cho sức khỏe mẹ.
  • Cam, quýt, bưởi: chứa nguồn vitamin C siêu lành tính và dồi dào, cung cấp chất xơ kích thích tiết nhiều sữa, tăng sức đề kháng cho mẹ và bé.
  • Na: chứa nhiều kali, carbohydrate, vitamin C và chất xơ có tác dụng chống táo bón, ổn định tim mạch, giảm cholesterol và bảo vệ ruột. Đặc biệt tốt cho não bộ và khả năng điều trị hiệu quả chứng trầm cảm sau sinh.
  • Bơ: acid béo omega 3-6-9 dồi dào giúp chống oxy hóa và tăng kích thích sản xuất sữa mẹ. Bơ còn giúp cân bằng nước và điện giải, tránh bệnh tiểu đường và bệnh lý về tim mạch.

Sinh mổ 1 tháng ăn xôi được không

Những thực phẩm được làm từ gạo nếp như xôi, bánh gạo nếp, chè gạo nếp, cốm,... chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú. Trung bình 100g gạo nếp chứa khoảng 1,2mg gạo nếp. Ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin E và các dưỡng chất, chất xơ không hòa tan. Theo đông y thì gạo nếp có vị ngọt, tím ấm giúp làm ấm bụng. 

Sau sinh mổ 1 tháng nên hạn chế ăn xôiSau sinh mổ 1 tháng nên hạn chế ăn xôi

Với những mẹ sau sinh, gạo nếp vừa giúp cung cấp sắt để hồi máu mà còn giúp mẹ kích sữa về nhanh. Tuy nhiên gạo nếp lại khiến vết thương mưng mủ và lâu lành, có thể gây khó tiêu và đầy hơi. Do vậy các bác sĩ khoa sản khuyên chị em chỉ nên ăn một chút ít, tốt nhất nên để vết thương lành hẳn rồi hãy ăn.

Phụ nữ sau sinh, nhất là những người sinh mổ sẽ cần rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hơn nữa chế độ ăn uống, thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ cũng cần được quan tâm. Đặc biệt là việc chăm sóc vết mổ cần đảm bảo để tránh bị nhiễm trùng. Nếu sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói, bạn không chỉ được chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ, khi sinh đẻ mà sau sinh cũng được chăm sóc một cách trọn vẹn.

Với dịch vụ thai sản trọn gói tại BV Phương Đông, sản phụ sẽ được khám sau sinh cho mẹ với bác sĩ sản khoa (trong vòng 30 ngày sau sinh), thời gian lưu viện, mẹ sẽ được chăm sóc chế ăn uống theo chế độ dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, trẻ cũng được kiểm tra sau sinh với bác sĩ Nhi khoa trong vòng 30 ngày sau sinh.

Cùng nhiều đặc quyền khác chỉ có tại Phương Đông, quý khách hàng cần tư vấn hoặc đặt lịch khám, vui lòng liên hệ tới số Hotline 1900 1806 của bệnh viện để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trên đây là lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc: Đẻ mổ sau 1 tháng ăn được gì và không nên ăn gì? Chị em phụ nữ dù chưa sinh hay mới sinh cũng lưu ngay lại nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

27,213

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám