Táo bón sau sinh thường: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bích Ngọc

12-06-2024

goole news
16

Táo bón sau sinh thường là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ gặp phải, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của họ. Qua bài viết này Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách khắc phục táo bón sau sinh thường một cách hiệu quả. 

Vì sao phụ nữ bị táo bón sau sinh thường?

Sau khi sinh, phụ nữ có thể phải đối diện với tình trạng táo bón. Táo bón sau sinh thường có khả năng xuất hiện ở bất kỳ phụ sản nào, dù có tiền sử bị táo bón trong thai kỳ hay không. Táo bón sau sinh được chẩn đoán nếu khi đi đại tiện có hiện tượng phân cứng và ít hơn 3 lần/tuần. 

Phụ nữ sau sinh dễ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhauPhụ nữ sau sinh dễ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bỉm bị táo bón sau sinh thường, có thể kể đến như: 

  • Hormone thay đổi: Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, nồng độ hormone progesterone, từ đó khiến mẹ dễ bị mắc táo bón hơn. 
  • Chế độ ăn uống thay đổi: Việc thay đổi chế độ ăn uống sau sinh như nhiều đạm, ít chất xơ,.. có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón. 
  • Hạn chế vận động, đi lại: Phụ nữ sau sinh thường hạn chế đi lại để vết thương nhanh lành hơn, do vậy khiến chị em nhịn đi vệ sinh gây ra táo bón. 
  • Tâm lý căng thẳng, thiếu ngủ: Sau sinh, mẹ có thể thường xuyên trong tình trạng căng thẳng làm ảnh hưởng để chức năng tiêu hoá, ức chế nhu động ruột góp phần gây ra táo bón sau sinh thường. 
  • Gặp các vấn đề ở đại tràng: Khi mang thai, đại tràng thường xuyên bị chèn ép, kèm theo tình trạng mất nhiều nước và máu trong quá trình sinh nên có thể khiến chị em bị táo bón.
  • Các vấn đề sức khoẻ khác: Một số trường hợp chị em thường xuyên bị táo bón trước khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón sau sinh cao hơn các sản phụ khác.

Những dấu hiệu và biến chứng khi bị táo bón sau sinh thường

Dấu hiệu phổ biến khi bị táo bón sau khi sinh thường

Táo bón sau sinh thường là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ sau khi sinh. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết tình trạng này:

  • Đi đại tiện ít: Đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần, hoặc ít hơn so với thói quen đi vệ sinh bình thường trước đây. 
  • Phân rắn và khó đi ngoài: Phân có thể có hình dạng viên nhỏ, cứng và khó đẩy ra ngoài. Khi đi đại tiện, có cảm giác phân không ra hết. 
  • Đau bụng: Có thể cảm thấy đau bụng nhẹ hoặc quặn thắt ở bụng dưới, đặc biệt là sau khi ăn. Đau bụng có thể kèm theo đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
  • Mất cảm giác thèm ăn: Có thể cảm thấy chán ăn hoặc không muốn ăn do khó chịu ở bụng.

Đi đại tiện ít, phân rắn là những dấu hiệu phổ biến của chứng táo bón sau sinh thườngĐi đại tiện ít, phân rắn là những dấu hiệu phổ biến của chứng táo bón sau sinh thường

Khi xuất hiện những biểu hiện như trên, chị em nên điều chỉnh lại lối sống và chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các mẹ cần đến gặp bác sĩ nếu táo bón không thuyên giảm và còn có những triệu chứng khác đi kèm như: 

  • Chảy máu hoặc có chất nhầy lẫn trong phân. 
  • Táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau. 
  • Hậu môn bị chảy máu. 
  • Âm đạo hoặc đáy chậu có cảm giác sưng đau. 
  • Hậu môn - trực tràng đau dữ dội. 
  • Không đi đại tiện trong 3 ngày sau khi sinh. 

Biến chứng của táo bón sau khi sinh thường

Khi táo bón kéo dài và trở nên nặng hơn, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ, cụ thể như:

  • Sa trực tràng: Tình trạng này có thể xảy ra nếu mẹ bị táo bón cố rặn mạnh và liên tục để đẩy phân ra ngoài khiến một phần của niêm mạc trực tràng bị tụt xuống, lòi ra khỏi hậu môn. 
  • Tiểu són: Việc dùng sức quá nhiều để rặn quá lâu và duy trì thói quen này, sau một thời gian có thể làm suy yếu cơ sàn chậu. Điều này có thể gây ra đi tiểu không chủ ý, đặc biệt khi cười, ho hoặc hắt hơi. 
  • Bị bệnh trĩ: Dùng quá nhiều sức để rặn khi đi đại tiện có thể làm tổn thương hoặc hỏng các mạch máu trong trực tràng.  Rặn quá nhiều khi đi đại tiện có thể làm hỏng các mạch máu trong trực tràng của bạn.
  • Ứ phân: Là khi trực tràng chứa nhiều phân khiến các cơ của ruột không thể đẩy chúng ra ngoài. 

Trĩ là một trong những biến chứng của táo bón sau sinhTrĩ là một trong những biến chứng của táo bón sau sinh

Xem thêm:

Cách trị táo bón sau sinh thường

Sau khi sinh, mẹ cần cho con bú nên hạn chế việc sử dụng thuốc vì một số loại bài tiết qua sữa có thể ảnh hưởng đến bé. Nếu các mẹ bị táo bón sau khi sinh thường không quá nghiêm trọng thì có thể tham khảo một số cách trị táo bón đơn giản như sau: 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp các mẹ bỉm cải thiện tình trạng táo bón đáng kể. Để xây dựng chế độ ăn uống tốt nhất cho mẹ và hạn chế táo bón, chị em cần chú ý: 

  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ thông qua rau, củ quả tươi để kích thích khả năng làm việc của các vi khuẩn có lợi, tăng nhu động ruột giúp hạn chế tình trạng táo bón. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày, mẹ nên cung cấp cho cơ thể từ 2- 2,5 lít/ngày để giúp cho phân hấp thu, trương nở và giúp việc đẩy phân ra dễ dàng hơn. Mẹ có thể uống nước lọc, nước ép rau củ, sữa, trái cây,... 
  • Ăn đúng giờ và chia thành nhiều bữa nhỏ để tăng khả năng tiêu hoá. Mẹ nên lựa chọn những món ăn mềm, dạng lỏng, tránh những loại thực phẩm khó tiêu, đồ cay nóng, đồ chiên rán,...
  • Không uống nước đá, nước ngọt, đồ uống có gá, cà phê,... không sử dụng thuốc lá. 

Tập thể dục thường xuyên

Nhiều mẹ sau khi sinh thường bỏ qua vấn đề tập thể dục. Tuy nhiên, các bài tập nhẹ nhàng có thể cải thiện các vấn đề tiêu hoá, vóc dáng và sức khoẻ tổng thể của mẹ. Điều này có thể hạn chế những vấn đề như trầm cảm, táo bón sau sinh,... 

Chính vì vậy, mẹ nên tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga,... 

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp giảm tình trạng táo bón sau sinhTập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp giảm tình trạng táo bón sau sinh

Giữ tâm lý thoải mái

Có nhiều chị em gặp tình trạng căng thẳng, stress sau sinh do có nhiều sự thay đổi trong cuộc sống. Đây cũng là một trong những lý do góp phần gây nên táo bón sau sinh thường cũng như nhiều vấn đề tâm lý khác. 

Mẹ nên cố gắng giải tỏa căng thẳng bằng nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với cơ thể và sở thích của mình, từ đó hạn chế được các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ rất có ích đối với các chức năng của đường ruột, đại tràng. Nhờ đó, cải thiện hiệu quả chứng táo bón. Mẹ có thể lựa chọn những thời điểm thích hợp trong ngày để đi vệ sinh giúp hình thành thói quen, thời điểm tốt nhất là buổi sáng. 

Bên cạnh đó, mẹ không nên nhịn tiểu, nhịn đại tiện vì có thể làm tình trạng táo bón sau sinh trở nặng hơn. Đồng thời, các chất thải, độc tố không được đẩy ra ngoài qua phân có thể gây hại đến sức khoẻ. 

Những biện pháp trên chỉ mang tính hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón sau sinh thường. Nếu tình trạng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn thì mẹ nên đến bệnh viện để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc uống, lạm dụng thuốc xổ, thụt hậu môn,.. khi chưa có sự đồng ý từ các bác sĩ chuyên gia. 

Bên cạnh đó, các mẹ sau sinh không được chủ quan với táo bón, cần điều trị dứt điểm và duy trì tình trạng ổn định. 

Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ rất tốt đối với hệ tiêu hoá và đường ruộtTập thói quen đi vệ sinh đúng giờ rất tốt đối với hệ tiêu hoá và đường ruột

Táo bón sau sinh thường là vấn đề thường gặp bởi cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi khi mang thai và sau sinh nở. Hầu hết trường hợp bị táo bón đều có thể khắc phục hoặc cải thiện nhờ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời, những cách trị táo bón sau sinh thường tại nhà khá đơn giản, các mẹ có thể dễ dàng thực hiện. 

Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã đem đến cho mẹ thông tin cần thiết về chứng táo bón sau sinh thường. Mẹ nên điều trị bệnh sớm và dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
405

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám