Tế bào gốc có thể chữa được 100 bệnh hiểm nghèo

Phan Thị Hoàn

09-04-2024

goole news
16

Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, có khả năng phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt khi cơ thể cần. Ước tính rằng cơ thể của con người chứa khoảng 220 tế bào gốc, được phát hiện ở nhiều nơi như tủy xương, máu dây rốn… Vậy tế bào gốc điều trị được cho những loại bệnh nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biến hóa thành các loại tế bào chuyên biệt để thực hiện các chức năng cụ thể, đồng thời có khả năng tự tái tạo và tăng trưởng. Chúng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Việc nghiên cứu và áp dụng tế bào gốc trong lĩnh vực y học và điều trị bệnh đã được tiến hành ở Việt Nam từ những năm 1990.

Tế bào gốc có thể chữa được 100 bệnh hiểm nghèo.

Tế bào gốc có thể chữa được 100 bệnh hiểm nghèo.

Tế bào gốc đã được áp dụng trong lĩnh vực y học thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:

Trong lĩnh vực y học tái tạo

Các tế bào gốc đa năng có khả năng chuyển hóa thành các loại tế bào chuyên biệt để thay thế các tế bào cũ bị tổn thương hoặc chết. Điều này giúp tạo ra các tế bào khỏe mạnh, hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.

Trong lĩnh vực y tế

Các chuyên gia y tế sử dụng tế bào gốc để khám phá cơ chế của các bệnh lý, từ đó phát triển phương pháp điều trị hiệu quả.

Nghiên cứu và phát triển thuốc

Việc sử dụng tế bào gốc trong việc nuôi cấy không chỉ hỗ trợ trong nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các loại thuốc chữa bệnh mà còn giúp các nhà khoa học sàng lọc độc tính của các loại thuốc. Điều này giúp đảm bảo rằng các loại thuốc không gây tổn hại đến các tế bào trong cơ thể.

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biến hóa thành các loại tế bào chuyên biệt.

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biến hóa thành các loại tế bào chuyên biệt.

Tế bào gốc có những loại nào?

Tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt với khả năng tự tái tạo và chuyển hóa thành các loại tế bào có chức năng khác nhau trong cơ thể. Chúng có khả năng bổ sung, thay thế và sửa chữa các tế bào đã lão hóa hoặc bị tổn thương, và có sẵn trong nhiều dạng khác nhau. Phân loại tế bào gốc dựa trên nguồn gốc bao gồm những loại sau:

Tế bào gốc có những loại nào?

Tế bào gốc có những loại nào?

Tế bào gốc phôi 

Tế bào gốc phôi là các tế bào đa năng có thể được thu thập từ phôi trong giai đoạn sớm đến giai đoạn phôi nang. Chúng có khả năng cao để chuyển hóa thành các loại tế bào khác nhau. 

Tuy nhiên, việc thu thập tế bào gốc phôi đòi hỏi việc tách chúng từ phôi nang, điều này gây ra những vấn đề đạo đức do phôi nang thường được tạo ra một cách nhân tạo. Do đó, nghiên cứu liên quan đến tế bào gốc phôi hiện chỉ được thực hiện ở mức độ nghiên cứu.

Tế bào gốc trưởng thành

Ở các mô trưởng thành cũng có sự hiện diện của tế bào gốc, được gọi là tế bào gốc trưởng thành. Mặc dù khả năng biệt hóa của tế bào gốc trưởng thành thường thấp hơn so với tế bào gốc phôi, nhưng nghiên cứu và ứng dụng của chúng không gặp phải vấn đề đạo đức. 

Các ứng dụng của tế bào gốc trưởng thành hiện nay chủ yếu tập trung vào tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Tế bào gốc tạo máu có thể được thu thập từ tủy xương, máu ngoại vi và máu dây rốn, trong khi tế bào gốc trung mô có thể thu được từ mô mỡ, mô dây rốn và tủy xương.

Tế bào gốc trưởng thành thường có trong tủy xương, nhau thai, cuống rốn, máu dây rốn.

Tế bào gốc trưởng thành thường có trong tủy xương, nhau thai, cuống rốn, máu dây rốn.

Tế bào gốc từ máu dây rốn

Máu dây rốn chứa nhiều tế bào gốc tạo máu, đã được chứng minh có thể sử dụng cho ghép tế bào gốc tạo máu thay thế việc ghép tủy xương truyền thống. Tương tự như tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn, tế bào gốc máu dây rốn cần được thu thập và lưu trữ ngay sau khi em bé được sinh ra.

Tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn đã được áp dụng trong điều trị 100 loại bệnh khác nhau. Hiện nay, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận việc sử dụng tế bào gốc từ máu dây rốn để điều trị những loại bệnh hiểm nghèo liên quan đến hệ tạo máu.

Tế bào gốc từ mô dây rốn

Mô dây rốn, phần kết nối giữa nhau thai và bào thai, chứa nhiều loại tế bào gốc khác nhau, được gọi là tế bào gốc nhũ nhi. Trong số này, có tế bào gốc biểu mô, tế bào gốc trung mô và tế bào gốc nội mô…

Mỗi loại tế bào gốc thu được từ mô dây rốn đều có tính đa năng, có khả năng chuyển hóa thành tế bào của hệ thần kinh, sụn, xương, da… Điều này giúp hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến các cơ quan này.

Tế bào gốc đa năng cảm ứng

Tế bào gốc đa năng cảm ứng hay còn được biết đến là tế bào gốc đa năng nhân tạo, là loại tế bào được tạo ra từ tế bào soma hoặc tế bào sinh dưỡng thông qua quá trình tái lập trình sử dụng các yếu tố phiên mã. 

Tế bào gốc đa năng cảm ứng có tiềm năng ứng dụng rất lớn, tuy nhiên, chi phí phát triển là rất cao, do đó, hiện chủ yếu còn ở giai đoạn nghiên cứu.

Tế bào gốc đa năng cảm hứng hoạt động gần tương tự với tế bào gốc phôi.

Tế bào gốc đa năng cảm hứng hoạt động gần tương tự với tế bào gốc phôi.

Tế bào gốc có thể chữa được 100 bệnh hiểm nghèo

Trên toàn cầu, có hơn 100 loại bệnh được báo cáo đã được điều trị thành công thông qua phương pháp trị liệu dựa trên tế bào gốc. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mặc dù đã có nhiều trường hợp điều trị thành công và số lượng bệnh nhân được hưởng lợi từ điều trị này không ít, số lượng loại bệnh được chính thức phê duyệt để áp dụng phương pháp này vẫn còn hạn chế.

Các quốc gia trên thế giới đang tiếp tục chạy đua trên con đường phát triển của y học tái tạo, một lĩnh vực y học mà trị liệu dựa trên tế bào gốc là một phần quan trọng.

Trái ngược với y học hiện đại, một nền y học tái tạo không áp đặt điều trị mà thay vào đó tập trung vào việc kích thích cơ thể sử dụng tế bào gốc tự nhiên để tự phục hồi, thay thế và tái tạo, thúc đẩy quá trình tự sửa chữa của cơ thể.

Y học tái tạo được xem như một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người. Với phương pháp trị liệu dựa trên tế bào gốc, y học có thể điều trị nhiều loại bệnh: bệnh miễn dịch, bệnh di truyền, các bệnh mãn tính, tổn thương và ung thư, bệnh thoái hóa.

Ngoài ta tế bào gốc còn điều trị những bệnh thông thường như suy tim sau cơn nhồi máu, đái tháo đường, đột quỵ não, xơ gan, tổn thương cột sống, COPD, thoái hóa khớp, Alzheimer đến những bệnh hiếm gặp như ly thượng bì bẩm sinh, bệnh tự kỷ và còn rất nhiều bệnh khác…

Trên Thế Giới có hơn 100 loại bệnh được báo cáo đã được điều trị thành công.

Trên Thế Giới có hơn 100 loại bệnh được báo cáo đã được điều trị thành công.

Danh sách những bệnh điều trị bằng tế bào gốc từ máu cuống rốn được FDA cấp phép

STT

TÊN BỆNH

CHẨN ĐOÁN

1

Bệnh bạch cầu: ung thư của hệ thống miễn dịch máu

Lơ xê mi cấp dòng lympho (ALL)

2

Lơ xê mi cấp dòng tủy (AML)

3

Lơ xê mi cấp tính

4

Lơ xê mi cấp tính không phân biệt

5

Lơ xê mi kinh dòng lympho (CLL)

6

Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt (CML)

7

Hội chứng Myelodysplastic:Tiền ung thư máu

Thiếu máu dai dẳng

8

Bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu

9

Thiếu máu dai dẳng có tăng quá mức tế bào blasts

10

Thiếu máu dai dẳng có tăng quá mức tế bào blast đang chuyển cấp

11

Lơ xê mi kinh dòng hạt môn (CMML)

12

Ung thư hạch (Ung thư bạch cầu lưu hành trong máu và mạch bạch huyết)

U lympho Hodgkin

13

U lympho không Hodgkin

14

Các rối loạn tăng sinh tế bào máu dẫn đến việc thiếu hoặc dị dạng tế bào hồng cầu

Thiếu máu bất sản

15

Thiếu máu Fanconi (Ca ghép máu cuống rốn đầu tiên vào năm 1988)

16

Thiếu máu bẩm sinh

17

Bệnh hồng cầu hình liềm

18

Thiếu máu Cooley

19

Bệnh thiếu máu Diamond-Blackfan

20

Bất sản hồng cầu nguyên chất

21

Giảm tiểu cầu bẩm sinh

22

Glanzmann Thrombasthenia

23

Rối loạn hệ thống miễn dịch

SCID thiếu hụt Adenosine Deaminase (ADA-SCID)

24

SCID liên kết X

25

SCID không có tế bào T và B

26

SCID không có tế bào T, tế bào B bình thường

27

Hội chứng Omenn

Rối loạn hệ thống miễn dịch được kế thừa

28

Mất bạch cầu di truyền ở trẻ sơ sinh

(Hội chứng Kostmann)

29

Hội chứng Myelokathexis

30

Ataxia-Telangiectasia

31

Hội chứng lympho trần

32

Suy giảm miễn dịch thường gặp

33

Hội chứng Digeorge

34

Hemophagocytic Lymphohistiocytosis

35

Thiếu bạch cầu dính

36

Rối loạn bạch huyết

37

Rối loạn tế bào lympho, liên kết X (mẫn cảm với virus Epstein-Barr)

38

Hội chứng Wiskott-Aldrich

39

Rối loạn tủy

Viêm tủy cấp

40

Bệnh teo cơ tủy

41

Bệnh đa hồng cầu

42

Tăng tiểu cầu thiết yếu

43

Rối loạn thực bào

Hội chứng Chediak - Higashi

44

Bệnh u hạt mãn tính

45

Thiếu bạch cầu Actin

46

Sinh lý lưới

47

Bệnh liên quan đến việc phải hủy bỏ tủy xương

Bệnh đa u tủy

48

Bệnh bạch cầu tế bào huyết tương

49

Bệnh Waldenström

50

Những bệnh phải cấy ghép liên quan đến sự rối loạn di truyền của hệ thống miễn dịch và các cơ quan khác

Sun-tóc Hypoplasia

51

Erythropoietic Porphyria

52

Hội chứng Hermansky-Pudlak

53

Hội chứng Pearson

54

Hội chứng Shwachman-Diamond

55

Systemic Mastocytosis

56

Bệnh lưu trữ Mucopolysaccharidosis (MPS)

Hội chứng Hurler (MPS-IH)

57

Hội chứng Scheie (MPS-IS)

58

Hội chứng Hunter (MPS-II)

59

Hội chứng Sanfilippo (MPS-III)

60

Hội chứng Morquio (MPS-IV)

61

Hội chứng Maroteaux - Lamy (MPS-VI)

62

Hội chứng Sly (MPS-VII)/ Thiếu hụt beta -

glucuronidase

63

Bệnh tế bào I

64

Rối loạn bạch cầu

Bệnh loạn dưỡng chất trắng thượng thận (ALD)

65

Bệnh Krabbe (bệnh bạch cầu tế bào Globoid)

66

Bệnh loạn dưỡng chất trắng nhược sắc

67

Bệnh Pelizaeus - Merzbache

68

Bệnh lưu trữ Lysosomal

Bệnh Niemann - Pick

69

Bệnh Sandhoff

70

Bệnh Wolman

71

Các bệnh rối loạn chuyển hóa khác

Bệnh gút bẩm sinh

72

Bệnh xương hoá đá

73

Các khối u rắn (không bắt nguồn từ máu hoặc hệ miễn dịch)

U nguyên bào thần kinh

74

U trung thất

75

U nguyên bào võng mạc

Thách thức nào khi điều trị bằng tế bào gốc?

Việc điều trị bằng tế bào gốc là một quá trình cá nhân hóa, đòi hỏi phải chọn lựa kịch bản tối ưu cho từng bệnh nhân. Điều này bao gồm việc xác định loại tế bào gốc phù hợp, nguồn gốc của chúng, phương thức tiêm tế bào gốc vào cơ thể và liều lượng cần thiết.

Thực tế, chúng ta vẫn chưa có một phác đồ điều trị chuẩn cho việc sử dụng tế bào gốc. Khi tế bào gốc được tiêm vào cơ thể người nhận, cách chúng di chuyển, biến đổi và biệt hóa thành tế bào chức năng ra sao vẫn là những thách thức mà các nhà y sinh học phải giải quyết.

Việc sử dụng tế bào gốc đòi hỏi các nhà lâm sàng không chỉ phải làm chủ về bệnh lý mà còn phải nắm vững công nghệ tế bào gốc. Quan trọng là phải vượt qua các yếu tố nguy cơ xuất phát từ sinh học của tế bào gốc và kỹ thuật xử lý chúng.

Các nhà khoa học khẳng định rằng việc điều trị bệnh chỉ bằng tế bào gốc đơn thuần không đủ, mà cần bổ sung thêm một số yếu tố khác.

Tóm lại, việc sử dụng tế bào gốc đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm. Điều trị bằng tế bào gốc đối mặt với nhiều thách thức về đạo đức, chính sách và luật pháp. Việc bảo hiểm y tế cho các bệnh nhân điều trị bằng tế bào gốc cũng cần được xem xét kỹ lưỡng.

Việc điều trị bằng tế bào gốc là một quá trình cá nhân hóa, đòi hỏi phải chọn lựa kịch bản tối ưu cho từng bệnh nhân.

Việc điều trị bằng tế bào gốc là một quá trình cá nhân hóa, đòi hỏi phải chọn lựa kịch bản tối ưu cho từng bệnh nhân.

Loại tế bào gốc nào an toàn và chữa được nhiều bệnh nhất?

Hiện nay, phương pháp mà người bệnh ưa chuộng nhất là sử dụng tế bào gốc từ cơ thể của chính họ từ mỡ, tủy xương. Việc sử dụng tế bào gốc từ người đồng loại đòi hỏi phải chọn lựa tế bào phù hợp với hệ miễn dịch. 

Tế bào gốc từ máu dây rốn và mô dây rốn mang lại nhiều ưu điểm, đã được nhiều Quốc Gia áp dụng trong điều trị. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc sử dụng loại tế bào gốc này vẫn còn rất ít. 

Chi phí điều trị tế bào gốc là bao nhiêu?

Chi phí ghép tế bào gốc tạo máu tự nhiên hiện nay hơi đắt, chi phí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều này bao gồm phương pháp thực hiện, tình trạng nguy cơ nhiễm trùng, cũng như khả năng xảy ra biến chứng của từng người bệnh.

Việc điều trị bằng tế bào gốc giúp bệnh nhân hồi phục khỏe mạnh hơn, lâu dài hơn, và có thể không phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng thuốc trong thời gian dài. Đồng thời, chất lượng cuộc sống và khả năng lao động cũng được khôi phục tốt hơn.

Để biết chính xác chi phí điều trị bằng tế bào gốc bạn hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm tế bào gốc uy tín tại Hà Nội để có câu trả lời nhanh nhất nhé.

Trung tâm tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trung tâm Tế bào gốc của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã được thành lập với mục tiêu áp dụng những phương pháp và liệu pháp mới nhất trong điều trị và hỗ trợ bệnh nhân, đồng thời mang đến các kỹ thuật tế bào gốc tiên tiến nhất từ trên Thế Giới. 

Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Đội ngũ chuyên gia hàng đầu cùng với trang thiết bị hiện đại đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt, Trung tâm là một trong số ít được Bộ Y tế cấp phép xây dựng Ngân hàng mô riêng.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn hướng tới việc đưa các ứng dụng trị liệu tế bào vào lâm sàng nhờ sự hợp tác chặt chẽ của Trung tâm tế bào gốc với các Khoa lâm sàng như: 

  • Liệu pháp tế bào miễn dịch trong hỗ trợ điều trị ung thư.
  • Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài.
  • Khám sàng lọc bệnh nhân ghép tế bào gốc tự thân.
  • Tư vấn ứng dụng và lưu trữ tế bào gốc.
  • Điều trị các bệnh xương khớp.
  • Điều trị chấn thương thể thao.
  • Điều trị nha khoa.
  • Áp dụng trong thẩm mỹ…

Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong quá trình điều trị viêm khớp gối.

Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong quá trình điều trị viêm khớp gối.

Ngoài đội ngũ chuyên gia hàng đầu, Trung tâm tế bào gốc cũng được đầu tư đồng bộ về hệ thống trang thiết bị hiện đại và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất trong lĩnh vực y học, giúp xử lý, phân tích và đánh giá chất lượng của từng mẫu tế bào một cách chính xác.

  • Hệ thống đếm tế bào dòng chảy Cytoflex.
  • Hệ thống tủ lạnh bảo quản hóa chất HYC-610.
  • Hệ thống tủ an toàn sinh học cấp II.
  • Máy đo độ sáng phát hiện tế bào Lucetta 2.
  • Hệ thống cảnh báo tự động đảm bảo việc nuôi cấy, sản xuất và lưu trữ tế bào an toàn nhất.

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin vô cùng hữu ích về tế bào gốc và tế bào gốc có thể chữa được 100 bệnh hiểm nghèo. Nếu như bạn còn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến tế bào gốc hoặc muốn điều trị bệnh bằng tế bào gốc mà không biết bắt đầu từ đâu. Để giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn nữa về tế bào gốc và điều trị bệnh bằng tế bào gốc, bạn hãy liên hệ ngay tới bệnh viện uy tín tại Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất nhé. Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ Quý khách!

229

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS.BS

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám