Tê đầu lưỡi - Triệu chứng nhẹ cảnh báo 4 bệnh lý bất ngờ!

Ngọc Anh

22-05-2025

goole news
16

Tê đầu lưỡi không phải triệu chứng hiếm gặp, trái lại, nó là biểu hiện khá thường gặp trên lâm sàng. Điều này có thể xuất phát từ việc suy dinh dưỡng, thiếu khoáng chất như canxi, kẽm, sắt hay báo hiệu các nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng hơn như đột quỵ, thiếu máu,...Hãy cùng đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu các nguyên nhân gây ra triệu chứng này và các cách điều trị tê lưỡi nhé!

Tê đầu lưỡi và các triệu chứng đi kèm 

Tê đầu lưỡi (lingual paresthesia) là cảm giác tê, ngứa ran hoặc mất cảm giác bình thường ở lưỡi. Đây là triệu chứng có thể xuất hiện tạm thời hoặc kéo dài và thường đi kèm các biểu hiện biểu hiện khác như:

  • Thay đổi vị giác
  • Miệng có vị kim loại hay vị đắng
  • Khô miệng, giảm tiết nước bọt, thường xuyên cảm thấy khát nước
  • Tê ngứa như kiến bò rần rần trong miệng
  • Đau rát lưỡi hoặc miệng , lưỡi sưng đỏ
  • Hơi thở có mùi

Đầu lưỡi bị tê thường đi kèm với các dấu hiệu khác 

Đầu lưỡi bị tê thường đi kèm với các dấu hiệu khác 

Cảm giác bị tê lưỡi có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày với mức độ tăng dần hoặc đột ngột biến mất. Nếu bạn vừa ăn đồ cay nóng xong, các triệu chứng này có thể trở nên khó chịu và rõ rệt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê lưỡi 

Tê đầu lưỡi có thể là kết quả của chấn thương hay sự kích thích các dây thần kinh và mạch máu quá mức ở lưỡi. Nhìn chung, tê lưỡi có thể xuất phát từ các lý do dưới đây:

Nguyên nhân nguyên phát

Hầu hết các trường hợp bị tê lưỡi không phải là dấu hiệu của bệnh lý, không cần điều trị và có thể chấm dứt hoàn toàn sau vài ngày. Trong trường hợp này, các nguyên nhân chính gây ra cảm giác đầu lưỡi bị tê thường là các tác động vật lý như:

  • Thói quen cắn lưỡi thường xuyên: Thường xảy ra ở người hay nghiến răng, nhai nuốt nhanh dễ để lại những vết xước ở lợi, lưỡi
  • Xỏ khuyên lưỡi gây tổn thương thần kinh cảm giác
  • Chải lưỡi, cạo lưỡi quá mạnh hay sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi không đúng cách

Nguyên nhân thứ phát

Nếu các biểu hiện này cùng với sự thay đổi vị giác, tiêu hoá bất thường thì người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đây là có thể là tín hiệu ẩn chứa các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Đầu lưỡi bị tê là bệnh gì?

Đôi khi, nếu đã loại trừ các nguyên nhân kể trên, các bác sĩ có thể nghi ngờ tê đầu lưỡi là triệu chứng của các bệnh lý khác nhau như:

Các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Các phản ứng viêm có thể là nhân tố đứng đằng sau các cảm giác bất thường ở đầu lưỡi. Điển hình có thể kể đến các bệnh dị ứng xảy ra khi đầu lưỡi tiếp xúc với các giá chất hoặc thực phẩm có hại khiến bạn bị ngứa ran, sưng hay tê rát đầu lưỡi. 

Lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể gây ra các triệu chứng bất thường ở lưỡi

Lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể gây ra các triệu chứng bất thường ở lưỡi

Ngoài ra, các bệnh thần kinh tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thống,,..) do hệ miễn dịch phản ứng quá mức cũng gây ra cảm giác tê đầu lưỡi. Khi đó, cơ thể sẽ có xu hướng tự tấn công và gây ra những tổn thương ở dây thần kinh lưỡi.

Tất nhiên, các bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm nướu, viêm lưỡi, Herpes, zona thần kinh, tay chân miệng, nhiễm trùng nấm Candida,... cũng có thể gây ra các triệu chứng liên quan.

Thiếu hụt vitamin, rối loạn chuyển hoá

Trong nhiều trường hợp, những cảm giác bất thường ở lưỡi cũng có thể đến từ tình trạng cơ thể bị suy dinh dưỡng, mất cân bằng về khoáng chất

Xét trên khía cạnh thiếu hụt dinh dưỡng, cảm giác tê lưỡi thường xuất phát từ thiếu vitamin B như:

  • Thiếu Vitamin B12 (cobalamin) - Nguyên nhân phổ biến nhất khiến đầu lưỡi bị tê. Đây là vi chất cần thiết cho chức năng thần kinh và tạo tế bào máu. Nếu thiếu hụt trong chế độ ăn hay kém hấp thu có thể khiến người bệnh xuất hiện các biểu hiện lưỡi đỏ, trơn, đau và tê, kèm theo thiếu máu
  • Thiếu vitamin Vitamin B9 (folate/acid folic) - nguyên liệu cần thiết cho sản xuất DNA và tế bào máu mới
  • Thiếu Vitamin B6 (pyridoxine) - Chất dinh dưỡng cần thiết cho chuyển hóa protein và chức năng thần kinh. Người thiếu hụt chất này dễ bị viêm lưỡi, tê lưỡi, nứt khóe miệng
  • Thiếu vitamin B3, B2,...

Không bổ sung đầy đủ các loại vitamin nhóm B cũng khiến bệnh nhân bị tê, rát lưỡi

Không bổ sung đầy đủ các loại vitamin nhóm B cũng khiến bệnh nhân bị tê, rát lưỡi

Không phải lúc nào lý do khiến chúng ta bị tê đầu lưỡi cũng là chất dinh dưỡng, nhiều người bị thiếu khoáng chất cũng có các biểu hiện tương tự. Bởi khoáng chất có vai trò rất quan trọng cho vị giác và chức năng miễn dịch. Nếu không được cung cấp đủ, chúng ta sẽ bị rối loạn vị giác, tê lưỡi và khó phân biệt vị. 

Bất thường ở hệ thần kinh

Có thể bạn không biết, tê lưỡi có thể là các dấu hiệu đầu tiên cảnh báo các cơn đột quỵ hoặc đau nửa đầu. Những người có tiền sử béo phì, mắc bệnh tim mạch và hay hút thuốc có nguy cơ cao gặp các triệu chứng này dưới dạng các cơn tê nửa mặt cùng bên với tê lưỡi, khởi phát đột ngột và cảm giác yếu liệt, khó nói.

Đột quỵ cũng có thể là bệnh lý khiến người bệnh mất cảm giác lưỡi, yếu liệt cơ

Đột quỵ cũng có thể là bệnh lý khiến người bệnh mất cảm giác lưỡi, yếu liệt cơ

Bên cạnh đó, triệu chứng này cũng được đánh giá như một trong số các nguy cơ của bệnh lý như:

  • Đa xơ cứng (MS): Đây là tình trạng tổn thương myelin dẫn đến rối loạn dẫn truyền thần kinh. Cảm giác tê lưỡi thường đi kèm các triệu chứng khác: nhìn mờ, tê tay chân xuất hiện thành từng đợt, hồi phục một phần.
  • Hội chứng Guillain-Barré: Bệnh viêm đa rễ và dây thần kinh, trong đó bệnh nhân thường bị tê lưỡi cùng tê tay chân, yếu cơ tiến triển nhanh trong vài ngày đến vài tuần.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, ảnh hưởng đến hệ thần kinh do chứng nghiện rượu,... cũng gây ra các cảm giác tê bì chân tay, đau rát nhiều bộ phận trên cơ thể
  • Hội chứng miệng bỏng rát (Burning Mouth Syndrome): Liên quan đến rối loạn thần kinh cảm giác, thay đổi hormone cũng là một trong số các nhân tố gây ra tình trạng bỏng rát, tê bì ở lưỡi. Bất thường này hay gặp ở phụ nữ trung niên và người cao tuổi.

Cách điều trị tê lưỡi đơn giản, hiệu quả 

Điều trị tê đầu lưỡi tập trung vào nguyên nhân gốc rễ và giảm nhẹ triệu chứng. Nhìn chung, bệnh nhân có thể được điều trị theo các phương pháp sau:

Đối với bệnh nhân bị tê lưỡi không liên quan đến bệnh lý:

  • Tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B, sắt, kẽm và magie như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu, thịt đỏ, hải sản,...
  • Hạn chế ăn uống thiếu chất, chán ăn bỏ bữa hoặc ăn kiêng quá mức, dễ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Ngủ đủ giấc, dành thời gian luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày 
  • Dùng thực phẩm hoặc bổ sung vitamin dạng uống theo chỉ định của bác sĩ

Ngược lại với các bệnh nhân bị tê lưỡi do bệnh lý thì sẽ có nhiều phương hướng điều trị tập trung vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thì sẽ được kê đơn kháng sinh, thuốc kháng nấm hay kháng virus. 

Bệnh nhân có thể được chỉ định uống thuốc kháng sinh để điều trị

Bệnh nhân có thể được chỉ định uống thuốc kháng sinh để điều trị

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu phát hiện ngoài cảm giác tê ở đầu lưỡi bạn còn có các triệu chứng phụ sau thì nên di chuyển đến Bệnh viện sớm nhất ngay:

  • Yếu liệt
  • Tê cẳng tay, chân
  • Liệt mặt hay 1 bên cơ thể
  • Méo mặt
  • Nói khó
  • lú lẫn
  • Sa sút trí tuệ
  • Nhìn mờ
  • Chóng mặt
  • Mất thăng bằng
  • Đau đầu dữ dội

Có thể nói, tê đầu lưỡi tuy là dấu hiệu thường gặp nhưng cần hiểu rõ nguyên nhân và điều trị sớm (nếu cần). Đồng thời, bạn nên chủ động duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe thường xuyên để chủ động thực hiện kiểm soát các vấn đề sức khỏe trong tương lai.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

7

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

LƯU THU THẢO

Bác sĩ Răng hàm mặt

ThS.BS

LƯU THU THẢO

Bác sĩ Răng hàm mặt
19001806 Đặt lịch khám