Tê tay là dấu hiệu của bệnh nào? Các nguyên nhân gây ra và bệnh lý thường thấy

Doan Nguyen

11-05-2023

goole news
16

Đa số trong chúng ta, ai cũng từng gặp tình trạng tê tay này, bởi vì duy trì một tư thế khi đang ngồi hoặc ngủ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan và xem nó chỉ là một hiện tượng bình thường. Nếu thường xuyên bị tê tay, có thể nó là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó và sức khỏe đang gặp vấn đề. Vậy bàn tay bị tê bắt nguồn từ nguyên nhân nào và nó có nguy hiểm không?

Tê tay là bệnh gì? 

Tay bị tê nhức là một trong những tình trạng rất phổ biến, ta cảm thấy tay bị tê là do dây thần kinh đang bị chèn ép và bị gây áp lực lên. Có thể là do người bệnh lao động nặng, ngồi yên một chỗ, làm việc quá sức hoặc duy trì một thư thế trong một thời gian dài, dẫn đến tay tê

Chúng ta thông thường đều có cảm giác các đầu ngón tay bị tê giống như có kiến đang bò lên tay hay bị các mũi kim đâm vào đầu ngón tay. Sau đó, cơn tê bì này làn dần dần khiến cho tê 2 bàn tay và tê mỏi cánh tay. 

Nếu chỉ thỉnh thoảng gặp phải tình trạng này thì nó chỉ là một tình trạng bình thường, sau khi thư giãn và nghỉ ngơi một lúc thì cơn tê tay sẽ tự biến mất và không làm phiền ta nữa. Bên cạnh đó, cũng không nên xem thường và chủ quan nếu bạn hay bị tê tay và nó xuất hiện thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vì vậy, hãy nên đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất. 

Khi bị tê tay, các đầu ngón tay bị tê giống như có các mũi kim đâm vào đầu các ngón
Khi bị tê tay, các đầu ngón tay bị tê giống như có các mũi kim đâm vào đầu các ngón

Nguyên nhân tê tay thường gặp nhất

Thiếu nguyên tố vi lượng 

Nguyên tố vi lượng chính là các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể gồm và nhóm vitamin và khoáng chất. Vitamin B12 giúp cơ thể mình có một hệ thống dây thần kinh mạnh khỏe. Nếu bị thiếu hụt loại vitamin này có thể làm cho tay chân tê mỏi hoặc ngứa ran. Ngoài ra, cơ thể bị thiếu magie và kali cũng có thể gây ra tình trạng tay bị tê. 

Một vài triệu chứng khác của thiếu loại vitamin B12: 

  • Da và mắt bị vàng.
  • Hay gặp ảo giác.
  • Đầu óc khó suy nghĩ tỉnh táo.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và đuối sức.
  • Hay bị mất thăng bằng và khó đi lại. 

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh lý

Một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ làm các dây thần kinh bị tổn thương, chính điều này gây tác động nhiều đến cả tay và chân của bệnh nhân. 

Một vài loại thuốc có thể gây ra bệnh tê tay như: 

  • Thuốc điều trị huyết áp hoặc tim: hydralazine và amiodarone. 
  • Thuốc chống bệnh ung thư: vincristine và cisplatin. 
  • Thống chống bệnh động kinh: phenytoin. 
  • Thuốc kháng sinh: bào gồm các loại thuốc nitrofurantoin, metronidazole và fluoroquinolones. 

Một vài biểu hiện của hiện tượng dây thần kinh bị tổn thương do thuốc: 

  • Tay có cảm giác bất thường. 
  • Bị đuối sức.
  • Bị ngứa ran ở tay. 

Một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ làm tổn thương dây thần kinh, gây ảnh hưởng đến tay và chân
Một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ làm tổn thương dây thần kinh, gây ảnh hưởng đến tay và chân

Tiểu đường

Đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển đường từ máu vào trong tế bào. Vì vậy, nếu lượng đường trong máu quá cao và xảy ra trong một thời gian dài sẽ khiến các dây thần kinh bị tổn thương. Hiện tượng còn có một tên gọi khác là bệnh thần kinh tiểu đường. 

 

Căn bệnh này có thể gây chân tay bị tê nhức và đi kèm cùng với một số dấu hiệu được liệt kê sau đây: 

  • Dễ bị mất thăng bằng.
  • Có cảm giác như bị kim chích. 
  • Thường bị đuối sức. 
  • Bị tê tay mỗi khi đi ngủ. 
  • Hay bị đau nóng. 

Bị rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp ở vùng cổ sản xuất ra các hormone giúp điều chỉnh và cân bằng quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu tuyến giáp tiết ra hormone quá ít thì nó chính là biểu hiện cho ta thấy hoạt động của tuyến giáp đang yếu hoặc bị suy giáp. 

Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, có thể làm cho các dây thần kinh cảm giác bị tổn thương ở chân và cánh tay. Hiện tượng này còn có tên là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Căn bệnh này có thể khiến tê cánh tay, bàn tay, đầu ngón tay và bàn chân bị yếu, ngứa ran. 

Đột quỵ

Tay bị tê có thể là một biểu hiện của bệnh đột quỵ, đối với một vài trường hợp hiếm gặp. Cho nên hãy người bệnh hãy đến bệnh viện ngay tức thì nếu nhận thấy bản thân đang có các triệu chứng đi kèm bất thường dưới đây: 

  • Bị chóng mặt, đau đầu một cách đột ngột và mất thăng bằng. 
  • Đầu óc không tỉnh táo, lẫn lộn. 
  • Khó hiểu người khác và khó phát âm. 
  • Một hoặc cả hai mắt bị mờ đột ngột. 
  • Tay chân tê mỏi hoặc bị yếu, nhất là chỉ bị ở một bên cơ thể. 

Nếu bản thân đang bị triệu chứng tê tay và kèm theo các biểu hiện bất thường ở trên, hãy liên hệ với các dịch vụ y tế khẩn cấp càng nhanh càng tốt. Vì chữa trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ sau này và thậm chí còn tránh được nguy cơ tử vong. 

Các bệnh thần kinh liên quan đến rượu bia

Nếu uống quá nhiều rượu bia thì việc đó có thể phá hoại các mô xung quanh cơ thể chúng ta, bao gồm cả các dây thần kinh. Vì vậy, đa số những người sử dụng rượu bia quá mức có thể gặp các triệu chứng như ngứa ran, tê mỏi cánh tay và chân. 

Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác của nguyên do này bao gồm: 

  • Cơ bắp co thắt lại hoặc bị chuột rút. 
  • Cơ bị suy yếu. 
  • Có cảm giác da đang bị châm chích. 
  • Đi tiểu không kiểm soát được.
  • Rối loạn cương dương. 

Việc làm dụng rượu bia quá nhiều sẽ làm tổn thương dây thần kinh và gây tê tay
Việc làm dụng rượu bia quá nhiều sẽ làm tổn thương dây thần kinh và gây tê tay

Bệnh Lyme

Vi khuẩn gây ra và lây truyền bởi các con bọ chét đã nhiễm bệnh sống trên cơ thể của động vật và truyền sang con người được gọi là bệnh Lyme. Những người bệnh nhiễm loại vi khuẩn này sẽ xuất hiện các vết sưng đỏ và có các triệu chứng giống bệnh cúm, ví dụ như cảm thấy ớn lạnh và bị sốt. 

Khi bệnh phát triển, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: 

  • Đau đầu dữ dội, cứng cổ và bị sốt. 
  • Chân hoặc tay bị tê. 
  • Bị sưng và đau khớp. 
  • Gặp khó khăn trong việc vận động cơ bắp. 
  • Hay bị đuối sức. 
  • Bị tê liệt tạm thời ở một bên khuôn mặt. 

Bệnh Lupus

Bệnh Lupus là một loại bệnh tự miễn, tức là cơ thể ta sẽ tấn công các mô và cơ quan của chính mình. Từ đó gây viêm nhiễm ở nhiều mô và các cơ quan bao gồm phổi, thận, tim và các khớp. 

Triệu chứng của căn bệnh này có thể tự xuất hiện và biến mất, đồng thời tùy thuộc vào các cơ quan của cơ thể bị viêm. Tình trạng này có thể gây áp lực và làm hỏng các dây thần kinh, từ đó dẫn đến tay bị ngứa ran hoặc tê. Bên cạnh đó, còn có một vài biểu hiện thường thấy khác:

  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Hay bị đau đầu và khó thở. 
  • Gặp một vài vấn đề liên quan đến thị giác.
  • Khó tập trung khi làm việc.
  • Khớp vị đau, cứng và sưng.
  • Bị nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. 
  • Vết ban khi nổi có hình cánh bướm. 
  • Các ngón tay và ngón chân chuyển lạnh và có màu xanh (gọi là hiện tượng Raynaud). 

Những bệnh lý gây triệu chứng tê tay phổ biến

Thoát vị đĩa đệm

Người bệnh bị mắc bệnh này là do phần nhân nhầy ở trong vỏ bọc của đĩa đệm bị chảy ra và chèn ép lên rễ thần kinh gây đau đớn. Đa số bệnh nhân mắc bệnh này đều bị tê bàn tay và bàn tay. 

Do đó, nếu nhận thấy tay hay bị tê thường xuyên, có khả năng bạn đang bị thoát vị đãi đệm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và đi lại. 

Thoái hóa cột sống

Cột sống sẽ dễ dàng bị thoái hóa và bị yếu đi nếu như các đốt sống cọ xát với các dây thần kinh quá nhiều. Nếu mắc phải bệnh lý này, tất cả hoạt động của bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày phải thay đổi nhiều. 

Bệnh lý này gây ra nhiều cơn đau, ban đầu nó chỉ xuất hiện ở vùng cổ, vai rồi sau đó lan rộng xuống các vị trí xung quanh cơ thể, gây đau nhức toàn thân. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy tay bị tê dọc theo chiều mà các dây thần kinh đi qua. Vì vậy, tuyệt đối không được chủ quan nếu có các biểu hiện trên. 

Viêm khớp dạng thấp

Nếu bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, các bệnh nhân sẽ cảm thấy tê bì bàn tay nếu như không vận động mà chỉ ngồi hoặc nằm im quá lâu. Nguyên do dẫn đến tình trạng này là khớp bị viêm nhiễm, gây ra tác động không nhỏ đến dây thần kinh tại khu vực đó, khiến cho tay chân bị tê mỏi. 

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp làm cho bàn tay bị tê bì
Bệnh lý viêm khớp dạng thấp làm cho bàn tay bị tê bì

Các câu hỏi thường gặp

Tê tay có tự hết không?

Tê tay là một hiện tượng sinh lý không kéo dài, nó xuất hiện khi người bị ngồi hoặc nằm ở một tư thế trong thời gian dài. Chính điều đó đã gây áp lực và chèn ép lên dây thần kinh và suy giảm lưu lượng máu đến cánh tay, từ đó sẽ khiến cho tay bị tê. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian thì cơn tê đã biến mất và hoạt động trở lại bình thường. Ngoài ra, nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên thì nó có thể là dấu hiệu cảnh bảo của một bệnh lý nào đó. 

Tê tay có phải là dấu hiệu của đột quỵ không?

Một triệu chứng của bệnh đột quỵ mà ta dễ thấy nhất, đó chính là tê mỏi chân tay một bên , có thể là tê tay trái hoặc phải, chân trái hoặc phải, hay thậm chí không cử động đc do bị yếu liệt. Hiện tượng tê có thể kèm theo sự đau đớn và chuột rút. 

Tại sao tay tôi bị tê vào ban đêm?

Khi cơ thể bạn đang ở một tư thể và tay bị đè trong một thời gian dài lúc đang ngủ sẽ làm cho sự lưu thông của máu kém hơn hoặc không tuần hoàn sẽ khiến bàn tay bị tê hay tê lòng bàn tay và rối loạn cảm giác. 

Những dây thần kinh nào ảnh hưởng đến tê tay?

Tê tay là một trong những hiện tượng khá phổ biến, nó xảy ra là do rễ thần kinh bị chèn ép lên, tác động hoặc chèn ép ở vị trí ngoại vi của dây thần kinh, ví dụ như tại cổ tay hoặc khuỷu tay là 2 vị trí hay bị tê nhất. 

Cổ tay và khuỷu tay là 2 vị trí hay bị tê nhiều nhất
Cổ tay và khuỷu tay là 2 vị trí hay bị tê nhiều nhất

Tê tay phải là dấu hiệu của bệnh gì?

Tê tay phải có thể là dấu hiệu của việc thiếu vitamin E, B1, B6 và B12; một số bệnh lý nguy hiểm (thiếu máu lên não, bệnh tiểu đường) và một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh (đau nửa đầu, hội chứng ống cổ tay, hội chứng chèn ép dây thần kinh, thoái hóa khớp, bệnh lý về cột sống cổ và viêm dây thần kinh ngoại biên). 

Kết luận

Bài viết này đã chia sẻ một số thông tin về hiện tượng tê tay mong rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn. Tê nhức tay có thể một bệnh bình thường nhưng nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu nhận thấy có sự xuất hiện của một số biểu hiện như trên, bạn hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn, chăm sóc tận tình và được điều trị tốt nhất, có thể liên hệ tại địa chỉ 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội hoặc gọi tổng đài sau để được tư vấn: 19001806. Bệnh viện đa khoa Phương Đông cam kết rằng sẽ mang lại chất lượng dịch vụ thăm khám sức khỏe tốt nhất và sự hài lòng cho người bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,025

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám