Có khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28. Tuy nhiên, sang đến tuần 30 mà thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí cũ đã khiến Nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng không biết thai 30 tuần chưa quay đầu có sao không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao lại cần chú ý việc thai nhi chưa quay đầu?
Thai ngôi đầu tức là em bé quay đầu ở đúng vị trí bình thường, giúp mẹ khi sinh thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Vậy thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Điều này phụ thuộc khá nhiều vào số lần người mẹ đang mang thai và mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau.
Cụ thể, nếu mẹ mang thai lần đầu thì thường thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35. Với các mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi thường quay đầu muộn hơn, từ tuần 36 hoặc 37. Có khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28.
Đa số thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35
Việc quay đầu của thai nhi ở những tuần cuối sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong quá trình sinh nở. Cụ thể:
- Khi thai nhi quay đầu, hành động này sẽ gây áp lực lên cổ tử cung mẹ, từ đó làm cổ tử cung mở rộng và kích thích sự sản xuất các nội tiết tố cần thiết cho khu vực này.
- Ở tư thế cúi đầu, đầu em bé sẽ chạm đến đáy xương chậu. Đây là phần rộng nhất của khu vực này và trẻ sẽ dễ dàng đi qua, từ đó quá trình chào đời diễn ra mà không gặp phải quá nhiều trở ngại.
- Khi mẹ bầu rặn, đầu trẻ sơ sinh là bộ phận đầu tiên xuất hiện. Nếu thai nhi quay đầu vào đúng vị trí, sẽ làm giảm biến chứng khi sinh con, rút ngắn thời gian chuyển dạ cũng như giúp bạn không quá đau đớn, hạn chế được nhiều rủi ro nhất.
Vậy thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh? Theo các bác sĩ khoa phụ sản, thai kỳ được xem đủ tháng là từ 38 đến 40 tuần, đây cũng là thời điểm em bé được sinh ra bất kể là con so hay con rạ. Như vậy đối với câu hỏi thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh thì câu trả lời chính là dù quay đầu sớm hay muộn thì thông thường em bé sẽ được sinh ra vào tuần 38 đến 40 của thai kỳ nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi.
Nguyên nhân thai 30 tuần chưa quay đầu
Trên thực tế có rất nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng thai 30 tuần chưa quay đầu. Điều này khiến chị em lo lắng không biết thai nhi có gặp vấn đề gì không.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nguyên nhân thai nhi không quay đầu có thể xuất phát từ người mẹ hoặc phía em bé trong bụng.
Nguyên nhân từ mẹ:
- Người mẹ có kích thước tử cung nhỏ nên thai nhi khó điều chỉnh đầu.
- Hình dáng tử cung của người mẹ bất thường như bị dị dạng, tử cung đôi, tử cung 2 sừng hay tử cung có nhân xơ,....
- Mẹ bầu bị mắc chứng u xơ tử cung.
- Mẹ bầu mang đa thai.
- Thai phụ có nhau thai tiền đạo hay bánh nhau bám vào vị trí bất thường khiến thai nhi không thể quay đầu.
- Thai phụ lớn tuổi nên có cơ địa yếu.
- Mẹ bầu bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ dẫn tới tình trạng nước ối tràn về quá nhiều.
- Nước ối quá ít cũng khiến thai nhi trong bụ mẹ không đủ không gian dịch chuyển và quay đầu.
- Mẹ bầu lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
- Có khối u nang buồng trứng chèn ép lên tử cung.
- Khung chậu của người mẹ hẹp gây nên sự bất tương xứng khung chậu và thai nhi.
Thai nhi quay đầu muộn có thể do khung chậu của người mẹ hẹp khó khăn trong việc di chuyển
Nguyên nhân từ thai nhi:
- Cực đầu thai nhi to, não úng thủy.
- Thai nhi bị dị dạng, dị tật.
- Thai nhi bị suy dinh dưỡng.
- Thai có dây rốn ngắn hoặc do dây rốn quấn cổ.
- Thai nhi quay đầu muộn.
Thai 30 tuần chưa quay đầu có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, trung bình vào tuần thứ 35 của thai kỳ bé sẽ bắt đầu xoay đầu theo ngôi thuận. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có thời gian quay đầu khác nhau. Có nhiều thai nhi tuần thứ 28 đã quay đầu nhưng có nhiều bé đến tận tuần 36, 37 mới chịu “yên phận”. Do đó, nếu đến tuần 30 mà thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí cũ thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Nếu trong khoảng 4 - 5 tuần sau thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu thì mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.
Trong trường hợp đến gần lúc chuyển dạ, thai vẫn không xoay thì bác sĩ có thể chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Để bớt lo lắng, các mẹ cần xác định được thời điểm lẫn kiểu ngôi thai để có sự chuẩn bị tốt nhất cũng như lựa chọn phương pháp sinh phù hợp, an toàn nhất. Có 3 kiểu ngôi thai thường gặp đó là: thai ngôi đầu, thai ngôi mông và thai ngồi xiên hoặc ngôi ngang.
Trong 3 kiểu, ngoại trừ thai ngôi đầu là kiểu ngôi thai thông thường, thuận lợi cho mẹ sinh thường thì với kiểu thai ngôi mông, bác sĩ sẽ cân nhắc vào tình trạng sức khỏe của mje, kích thước, cân nặng của thai nhi rồi khuyên mẹ nên chọn hình thức sinh nào. Với thai ngôi xiên hoặc ngôi ngang, các chuyên gia cho biết các bộ phận của bé dường như đều rất lớn, nếu bác sĩ sờ trúng được vào vai của bé thì không còn cách nào khác ngoài việc sinh mổ.
5 cách mẹ bầu có thể làm khi thai 30 tuần chưa quay đầu
Nếu mẹ bầu gặp tình trạng thai 30 tuần chưa quay đầu có thể làm theo một số gợi ý được nêu dưới đây kèm theo lời khuyên của bác sĩ.
1. Tập thể dục
Để thai nhi thuận lợi quay đầu thì mẹ nên dành ít nhất 20 phút mỗi ngày để đi bộ. Nếu thời tiết không “ủng hộ” để mẹ bầu tập thể dục ngoài trời thì các mẹ có thể ngồi trên một quả bóng mềm thường dùng để tập thể dục thay vì dùng ghế sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, thư giãn và hạn chế đau cơ bắp.
Tập thể dục thường xuyên là cách giúp thai nhi quay đầu thuận lợi
Ngoài đi bộ, tập thể dục trong nhà, bơi lội còn có thể giúp thai nhi quay đầu đúng hướng, giúp cải thiện sức khỏe của mẹ bầu. Tùy từng điều kiện, nhu cầu và sở thích mà người phụ nữ mang thai có thể bơi trong suốt thai kỳ hoặc bắt đầu khi thai nhi 30 tuần.
Khi mẹ hoạt động tích cực tạo ra chuyển động trong khung xương chậu của mẹ bầu, kích thích thai nhi quay đầu xuống dưới.
2. Các tư thế ngồi
Tỷ lệ các mẹ mang bầu là nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều chiếm tỷ lệ tương đối ở Việt Nam. Do đó, các mẹ hãy nghỉ giải lao thường xuyên và di chuyển xung quanh phòng.
Khi ngồi nhiều, mẹ có thể kê một chiếc đệm hoặc gối nhỏ ở dưới để hông sẽ cao hơn đầu gối, giúp thai nhi thuận lợi quay đầu hơn.
3. Các tư thế nằm
Mẹ bầu nên ngủ nghiêng về bên trái thay vì nằm ngửa. Tác dụng của việc nằm nghiêng là giúp giảm áp lực, dễ dàng lưu thông máu và oxy. Ngoài ra, sự xoay chuyển của bé cũng sẽ dễ dàng hơn.
Thêm vào đó, mẹ nên tránh đặt chân lên cao trong khi nằm ngửa. Điều này sẽ khiến em bé xoay tư thế sai, từ đó kéo dài quá trình chuyển dạ và gây đau lưng dữ dội khi sinh con.
4. Cho bé nghe nhạc
Khi thai nhi được 30 tuần tuổi, thính giác của thai nhi đã phát triển tốt hơn, bé sẽ bắt đầu phản ứng với tiếng ồn từ bên ngoài. Vì thế, mẹ nên áp tai nghe nhạc hoặc loa vào phần bụng dưới và trò chuyện với con mỗi ngày. Bé yêu sẽ nghe thấy rồi dần di chuyển xuống nơi phát ra tiếng động. Đây cũng là một cách giúp mẹ xử lý tình huống thai 30 tuần chưa quay đầu một cách hiệu quả.
5. Đi kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên
Nếu bạn đã thử quá nhiều biện pháp nhưng thai nhi vẫn chưa quay đầu xuống, hãy đến gặp bác sĩ để có được sự hỗ trợ kịp thời, chẳng hạn như sử dụng lực lên vùng bụng để giúp em bé xoay đúng vị trí mong muốn và hướng dẫn một số bài tập chuyên dụng.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích về thông tin thai 30 tuần chưa quay đầu cha mẹ nên làm gì. Nếu còn bất kì câu hỏi nào cần giải đáp hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ, vui lòng gọi 1900 1806 để được tư vấn sớm nhất.