Tháp dinh dưỡng mầm non: 7 Tầng thực phẩm & Nguyên tắc thiết lập thực đơn

Phương Loan

14-09-2024

goole news
16

Tháp dinh dưỡng mầm non cung cấp thông tin chi tiết về các tầng thực phẩm khuyến nghị nên ăn, không nên ăn hoặc hạn chế bổ sung trong ngày. Mỗi nhóm thực phẩm ưu tiên đại diện cho nhóm dưỡng chất cần thiết cho quá trình vận động, sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ.

Tháp dinh dưỡng mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng mầm non là mô hình tháp cung cấp thông tin nhóm thực phẩm nên và không nên dùng trong bữa ăn hàng ngày. Cha mẹ, giáo viên mầm non dựa vào tháp dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ.

Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Phụ huynh cũng có thể dễ dàng lựa chọn thực phẩm dựa vào tháp dinh dưỡng 1 ngày cho trẻ mầm non. Điều này giúp con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm tránh mất cân bằng dinh dưỡng.

7 tầng thực phẩm ưu tiên trong tháp dinh dưỡng trẻ mầm non

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non được chia thành 7 tầng thực phẩm, đòi hỏi cung cấp đầy đủ 5 nhóm chất chính tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cụ thể trong bảng sau:

Mức độ ưu tiên

Tầng thực phẩm

Ý nghĩa

1

Nước

Trẻ mầm non cần bổ sung 220ml ~ 1,3 lít nước/ngày, tương đương 6 cốc nước. Thời tiết nắng nóng, cha mẹ có thể tăng lượng nước lọc, sữa, trái cây cho bé.

2

Ngũ cốc

Ngũ cốc hay tinh bột là tầng thực phẩm ưu tiên thứ 2 sau nước, giúp trẻ có đầy đủ năng lượng hoạt động. Ước tính một trẻ mầm non cần tiêu thị 1/2 bát cơm 275 - 330 gram hoặc 1 ổ bánh mì 135 - 162 gram mỗi ngày.

Cha mẹ nên ưu tiên bổ sung tinh bột cho trẻ bằng cơm, bánh mì, phở, bún,... Những món ăn này đảm bảo lượng đơn vị ngũ cốc cần thiết và dưỡng chất khác cho trẻ.

3

Rau củ quả

Rau củ quả, trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu và lành mạnh cho trẻ nhỏ. Đây là tầng ưu tiên thứ 3 trong tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non.

Mỗi ngày cha mẹ nên cho trẻ ăn khoảng 320 gram rau, trái cây tươi. Ưu tiên bổ sung rau bina, súp lơ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, chuối, táo, cam là các loại đậu.

4

Protein (Đạm)

Protein gồm 2 loại, protein động vật và protein thực vật. Trẻ 3 - 5 tuổi được khuyến khích sử dụng nhiều đạm thực vật trong bữa ăn.

Trung bình mỗi trẻ cần tiêu thụ 105 - 122 gram thịt cá, thịt lợn; 140 - 175g thịt gà và trứng. Cha mẹ cân đối bổ sung đều hai loại đạm cho bé, tránh thiếu hụt dinh dưỡng.

5

Sữa

Chế phẩm từ sữa

Đứng ở tầng ưu tiên thứ 5 trong tháp dinh dưỡng mầm non, trẻ cần được cung cấp 400ml sữa tươi hoặc sữa bột, 60g phomai hoặc 400g sữa chua mỗi ngày.

6

Chất béo

Chất béo không xấu, nhóm thực phẩm này đóng vai quan trọng với sự phát triển của trẻ. Mỗi ngày trẻ nên ăn 25g dầu ăn hoặc 30g bơ, có thể sử dụng dầu cá hồi để tăng cường sức khỏe.

7

Đường và muối

Đường và muối nằm cuối danh sách tháp dinh dưỡng 1 ngày cho trẻ mầm non, tức vẫn cung cấp nhưng ở mức hạn chế.

Trong bữa ăn hàng ngày, cha mẹ không nên nêm nếm quá 3g muối và 15g đường cho trẻ. Với muối, có thể cân nhắc sử dụng muối iot để cung cấp iot cho cơ thể trẻ.

Tháp dinh dưỡng 7 tầng cho trẻ mầm non là công cụ hỗ trợ cha mẹ xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân đối. Phụ huynh hiểu và biết cách áp dụng tháp dinh dưỡng vào đời sống có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, bao gồm thể chất lẫn tinh thần.

Nguyên tắc thiết lập thực đơn theo tháp dinh dưỡng mầm non

Thực đơn xây dựng theo tháp dinh dưỡng mầm non có thể không phát huy hiệu quả nếu cha mẹ bỏ qua, vi phạm các nguyên tắc sau:

Mức năng lượng cần thiết

Trung bình trẻ em mẫu giáo cần bổ sung 1.230 - 1.320 calo mỗi ngày, mức đảm bảo trẻ hoạt động và phát triển bình thường. Nguồn năng lượng được nạp từ tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.

Đa dạng thực phẩm

Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày giúp trẻ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thay đổi món ăn đều đặn cũng cải thiện khẩu vị của trẻ, khiến trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

Đa dạng và thường xuyên thay đổi thực phẩm bữa ăn giúp cải thiện khẩu vị của trẻ

Đa dạng và thường xuyên thay đổi thực phẩm bữa ăn giúp cải thiện khẩu vị của trẻ

Phụ huynh lưu ý, một số thực phẩm tốt cho người lớn nhưng không tốt cho trẻ nhỏ. Chuyên gia dinh dưỡng không khuyến khích việc thay đổi thực ăn giữa các nhóm thực phẩm, cần tránh thực hiện với trẻ nhỏ.

Thực đơn theo mùa hoặc theo khẩu vị

Thay đổi thực đơn theo mùa được khuyến khích, giúp trẻ hứng thú với ăn uống, đặc biệt với trẻ kén ăn. Cha mẹ nên chiều theo khẩu vị của bé phòng nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Thực phẩm có nguồn gốc an toàn

Nếu chỉ tập trung lên thực đơn theo tháp dinh dưỡng, bỏ qua yếu tố chất lượng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ. Gia đình chú ý sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không chứa hóa chất, không ôi thiu hay bị hỏng.

Đảm bảo chất lượng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ

Đảm bảo chất lượng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ

Cẩn trọng với trẻ bị dị ứng

Hệ miễn dịch của trẻ mầm non chưa thực sự hoàn thiện, có thể xảy ra tình trạng dị ứng với một số loại thực phẩm sữa, trứng, hạt,... Khi lên thực đơn, cha mẹ cũng cần loại trừ món ăn gây dị ứng cho trẻ, theo dõi phản ứng để kịp thời điều chỉnh.

Gợi ý thực đơn theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non

Để đảm bảo năng lượng vận động một ngày, dưỡng chất cho cơ thể phát triển, trẻ 3 - 5 tuổi cần ăn 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ. Phụ huynh có thể tham khảo thực đơn theo tháp dinh mầm non dưới đây:

  • Bữa sáng: 1 bát cháo.
  • Bữa phụ sáng: 1 cốc 200ml sữa bột.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm khoảng 100 gram, canh rau bina nấu thịt bằm, cá kho và hoa quả tráng miệng.
  • Bữa phụ chiều: Trái cây theo mùa và 1 hộp sữa chua.
  • Bữa tối: 1 bát cơm khoảng 100 gram, canh xương khoai tây, gà rang, hoa quả tráng miệng.
  • Bữa phụ tối: 1 cốc sữa 200ml sữa bột.

Gợi ý thực đơn một ngày theo tháp dinh dưỡng của trẻ mầm non

Gợi ý thực đơn một ngày theo tháp dinh dưỡng của trẻ mầm non

Phụ huynh lưu ý, thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy thể trạng, sức khỏe mỗi trẻ sẽ có thiết lập chế độ ăn khác nhau, tăng giảm theo trường hợp cụ thể.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng trẻ mầm non tại Bệnh viện Phương Đông

Một chế độ ăn uống phù hợp ngoài dựa vào tháp dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần cân nhắc thêm các yếu tố tiềm ẩn khác. Cân nặng, chiều cao hay độ tuổi không thể hiện toàn bộ tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám, đánh giá và phân tích thành phần cơ thể chi tiết. Bằng cách này, cha mẹ hiểu rõ hơn cơ thể trẻ, phát hiện các vấn đề sức khỏe hoặc xác định độ hiệu quả của kế hoạch dinh dưỡng.

Chuyên khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng, bao gồm trẻ mầm non. Mục tiêu chuyên khoa hướng tới kiểm soát, phòng ngừa tỷ lệ béo phì, suy dinh dưỡng,... ngày một tăng cao.

Khám dinh dưỡng chuyên sâu cho trẻ mầm non tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng chuyên sâu cho trẻ mầm non tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Phụ huynh liên hệ hotline 1900 1806, Đặt lịch khám dinh dưỡng cho bé 3 - 5 tuổi với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa lành nghề tại Bệnh viện Phương Đông. Chúng tôi cam kết cung cấp phác đồ dinh dưỡng cá nhân hóa, tạo nền tảng sức khỏe khỏe mạnh và giảm sự diễn tiến của bệnh lý nguy hiểm.

Tháp dinh dưỡng mầm non là công cụ hỗ trợ cha mẹ thiết lập thực đơn ăn uống hàng ngày, đảm bảo cân đối năng lượng và dưỡng chất thiết yếu cho trẻ. Việc tăng giảm giữa các tầng thực phẩm phụ thuộc vào tình trạng cơ thể, bệnh lý nền của con (nếu có).

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
478

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám