Thiếu vitamin A có những biểu hiện gì? Nên bổ sung bằng cách nào?

Ngọc Anh

28-10-2024

goole news
16

Thiếu vitamin A là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho mắt, da và hệ miễn dịch. Triệu chứng thường gặp bao gồm quáng gà, khô mắt, da khô và dễ nhiễm trùng. Theo thời gian, người bệnh có thể gặp nhiều bệnh về mắt, da liễu và giảm sức đề kháng nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng,...

Triệu chứng thiếu vitamin A là gì?

Thiếu vitamin A có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng đến mắt, da và hệ miễn dịch. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Mắt:
    • Khô mắt, đỏ mắt
    • Nhìn mờ, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu
    • Mờ mắt, quáng gà
    • Các đốm trắng trên giác mạc (đốm Bitot)
  • Da:
    • Da khô, bong tróc
    • Mụn trứng cá
    • Chậm lành vết thương
    • Tăng sừng nang lông, tăng sừng, phá huỷ nang lông và thay thế bằng các tuyến tiết chất nhờn
  • Hệ miễn dịch:
    • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ mắc các bệnh tiêu chảy,...
    • Trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp
  • Các triệu chứng khác:
    • Mệt mỏi, chán ăn
    • Rối loạn tăng sắc tố da
    • Rụng tóc

Một số dấu hiệu thiếu vitamin A

Một số dấu hiệu thiếu vitamin A

Ai cũng có thể bị thiếu hoạt chất này, đặc biệt nếu bạn đang sống ở các nước kém phát triển, vùng nông thôn hay có điều kiện kinh tế khó khăn. Không thể không nhắc tới, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non cũng dễ bị thiếu hụt vitamin A. Đối với thai phụ, người ăn chay hay đang ăn kiêng cũng có nguy cơ cao tương tự. 

Thiếu vitamin A nguy hiểm như thế nào?

Vitamin A là một trong số các dưỡng chất cực kỳ quan trọng với cơ thể. Nếu thiết hụt hoạt chất này đến một mức độ nào đó rất dễ dẫn đến các bệnh lý dưới đây:

Bệnh về mắt

Vitamin A tham gia vào quá trình nâng đỡ cấu trúc của tế bào và biểu mô tuyến lệ, bảo vệ màng tế bào trước tình trạng thiếu oxy và các tổn thương ở gốc tự do. Ngoài ra, ở võng mạc, nó là một trong số các thành phần chính trong phản ứng tế bào que và nón để điều tiết và hỗ trợ mắt nhìn tốt hơn. 

Do đó, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin A người bệnh sẽ có xu hướng:

  • Mắc bệnh quáng gà
  • Các tế bào vảy gây sừng hóa bề mặt, làm tổn thương và mất ổn định màn nước mắt gây khô mắt
  • Viêm kết mạc nhẹ và viêm kết mạc: Đây là biến chứng của tình trạng khô mắt kéo dài. Trong thời gian đầu, có thể bạn chưa cần gặp bác sĩ luôn nhưng lâu ngày bệnh sẽ hình thành sẹo trên giác mạc gây mù lòa tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Do đó, bạn nên lưu tâm các biểu hiện của chứng khô mắt như:

  • Khó nhìn ở môi trường thiếu ánh sáng
  • Khô, rát mắt
  • Đau nhức mắt từ nhẹ đến nặng
  • Đỏ mắt
  • Mí mắt trên và dưới dính với nhau
  • Nhìn mờ
  • Sợ ánh sáng mạnh
  • Đau hốc mắt
  • Tuyến lệ bị kích thích nên hay chảy nước mắt

Thiếu vitamin A khiến bạn dễ mắc các bệnh về mắt

Thiếu vitamin A khiến bạn dễ mắc các bệnh về mắt

Bệnh da liễu

Có thể bạn chưa biết, vitamin A tham gia vào quá trình tái tạo tế bào da, giúp da khỏe mạnh và đàn hồi. Thiếu vitamin A làm da khô, bong tróc, dễ bị tổn thương và chậm lành vết thương.

Ngoài ra, thiếu đi hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân như bụi bẩn, vi khuẩn, virus,... cũng khiến bạn dễ gặp các vấn đề như mụn trứng cá, viêm da, tăng sắc tố da,...

Nếu để làn da của bạn rơi vào tình trạng này, bạn có thể bị mất tự tin, phải che chắn nhiều khi đi ra ngoài, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.

Làn da của bạn dễ bị bong tróc khi thiếu chất dinh dưỡng này

Làn da của bạn dễ bị bong tróc khi thiếu chất dinh dưỡng này

Bệnh về xương khớp

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương và sụn. Thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, gây ra các vấn đề về xương khớp. Điển hình ở trẻ em, thiếu dưỡng chất này có thể gây ra các vấn đề về xương như chậm lớn, biến dạng xương. Ở người lớn, có thể gây ra các vấn đề về khớp, đau nhức xương.

Độ nghiêm trọng của bệnh lý này tăng cao khi thiếu vitamin A lâu dài dễ dẫn đến các biến dạng xương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vì thế, nếu em bé của bạn thường xuyên mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn và tóc rụng nhiều thì bạn nên chú ý. 

Nếu bé còn biểu hiện vào lúc chiều tối hay ngồi yên 1 chỗ, không dám đi chơi hay cười đùa hoặc phải lần tường đi lại, hay vấp ngã thì hãy đưa bé đến Bệnh viện uy tín để được bác sĩ hỗ trợ y tế ngay.

Nguyên nhân thiếu vitamin A

Có không ít lý do dẫn đến tình trạng này, có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn thiếu vitamin A: 
    • Ăn ít rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin
    • Ăn quá nhiều bột gạo nhưng không có dầu mỡ
  • Rối loạn hấp thu: 
    • Bị bệnh tiêu chảy
    • Bị suy gan, tắc mật hay đang phải điều trị các bệnh về đường tiêu hoá
    • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
    • Mắc các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, lỵ
  • Mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhiều vitamin A hơn nhưng lại không được bổ sung đủ liều lượng
  • Người già: Khả năng hấp thu vitamin A giảm.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể làm giảm hấp thu vitamin A.

Chế độ ăn thiếu vitamin A có thể khiến bạn bị thiếu hoạt chất này

Chế độ ăn thiếu vitamin A có thể khiến bạn bị thiếu hoạt chất này

Các biện pháp phòng tránh thiếu vitamin A

Để hạn chế các triệu chứng thiếu hụt vitamin A, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Áp dụng chế độ ăn uống giàu vitamin A, kết hợp đa dạng từ
    • Thực vật: Cà rốt, bí đỏ, khoai lang, đu đủ chín, rau xanh đậm (rau cải xoăn, rau bina), trái cây có màu vàng cam.
    • Động vật:  Gan, trứng, sữa, bơ, cá béo (cá hồi, cá ngừ), thịt đỏ.
  • Kết hợp với các thực phẩm có hàm lượng chất béo tốt để cơ thể hấp thu vitamin A tốt hơn. Ví dụ: ăn cà rốt luộc với dầu oliu.
  • Bổ sung vitamin A theo chỉ định của các bác sĩ dinh dưỡng với các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người suy dinh dưỡng,...
  • Đặc biệt, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý bổ sung quá liều vitamin A để tránh khỏi những rủi ro sức khỏe.

Bên cạnh đó, bạn có thể đến Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa DInh dưỡng giúp đỡ xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng. Khoa dẫn đầu bởi TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện. 

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Có thể nói, thiếu vitamin A là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vitamin A và khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
77

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám