Thiếu vitamin K gây bệnh gì? Vai trò của vitamin K đối với cơ thể

Thu Hiền

28-10-2023

goole news
16

Vitamin K là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sống. Do đó, thiếu vitamin K có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bổ sung vitamin K là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cách dung nạp như thế nào cho hiệu quả thì chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng. Hãy cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông tìm hiểu những thông tin về vitamin K trong bài viết dưới đây.

Vitamin K là gì?

Vitamin K là một loại vitamin hòa tan trong chất béo, có chức năng quan trọng đối với quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu, cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ cho sự trao đổi chất của xương và canxi trong hệ thống mạch máu. 

Vitamin K cần thiết cho cơ thểVitamin K cần thiết cho cơ thể

Vitamin K là một thành phần quan trọng của hệ Enzym gan, tổng hợp ra các yếu tố đông máu như yếu tố II (Prothrombin), các yếu tố VII, IX, X. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K, máu sẽ không đông được, dẫn đến xuất huyết và có thể gây tử vong. 

Vitamin K thường có trong các thực phẩm như bông cải xanh, rau bina, cần tây, măng tây, ngò tây, rau quế tây, dưa chuột, đinh hương, dầu oliu… Và có các dạng vitamin như sau:

  • Có 2 dạng vitamin K dạng tự nhiên là vitamin K1 và K2, được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có lợi trong ruột.
  • Có 3 dạng vitamin K tổng hợp đó là vitamin K3, K4 và K5. Trong đó, vitamin dạng tổng hợp K3 là độc tính. 

Vai trò của vitamin K đối với cơ thể người

Vitamin K đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người, có thể kể đến một số chức năng quan trọng sau:

Tham gia vào quá trình đông máu

Có không ít người gọi vitamin K là vitamin đông máu, bởi chúng kích thích Protein để hình thành các cục máu đông trong cơ thể. Do vậy, đây được xem như một “băng cứu thương” không thể thiếu đối với cơ thể sống. Tự đông máu là hiện tượng phản ứng tích cực có lợi khi cơ thể gặp chấn thương, giúp cơ thể cầm máu kịp thời.

Nếu thiếu vitamin K, các yếu tố trong cơ thể sẽ không đạt được hoạt hoá, dẫn đến tình trạng chảy máu liên tục. Và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do tình trạng xuất huyết quá nhiều.

Duy trì sức khỏe của xương

Vitamin K có khả năng tăng cường các loại Protein để duy trì sự ổn định nồng độ Canxi trong xương. Do đó, nó có công dụng ngăn chặn quá trình thoái hoá và hạn chế được nguy cơ bị loãng xương. 

Trong đó, vitamin K2 là yếu tố giữ vai trò kích hoạt Osteocalcin để lấy Canxi trong máu liên kết với các cấu trúc ở xương. Đảm bảo lượng vitamin K hệ xương khớp sẽ khoẻ mạnh, chắc chắn và ít xảy ra bệnh lý hay chấn thương. Việc bổ sung vitamin K thông qua sữa hoặc thực phẩm sẽ giúp cải thiện sức khỏe hệ xương.

Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch

Vitamin K được xem là một hợp chất cực kỳ tốt đối với sức khỏe hệ tim mạch. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh vitamin này có khả năng ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch. Thực hiện chức năng mang Canxi ra khỏi mạch máu, khiến hợp chất này không có cơ hội hình thành các mảng bám gây ra hiện tượng tắc nghẽn mạch máu.

Vitamin K2 được sản xuất ra nhờ hệ vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột. Giúp tối ưu hoá việc sử dụng Canxi trong máu, ngăn ngừa hiệu quả các yếu tố tác động có thể gây hại cho sức khỏe hệ tim mạch. Chính vì vậy, hợp chất vitamin K2 hạn chế được nguy cơ gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay các bệnh lý tim mạch khác.

Chống ung thư

Vitamin K còn có vai trò quan trọng là chất tự nhiên chống lại các tế bào ung thư hiệu quả. Các bệnh ung thư như đại tràng, dạ dày, gan, tuyến tiền liệt… sẽ được giảm thiểu nguy cơ mắc nếu cơ thể được bổ sung vitamin K thường xuyên và đầy đủ.

Có một số nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung vitamin K trên bệnh nhân ung thư gan. Cho thấy kết quả điều trị rất tích cực, giúp cải thiện sức khoẻ và ổn định các chức năng cho người bệnh. Vitamin K2 có thể ngăn được sự xâm lấn của các tế bào ung thư, làm thay đổi yếu tố tăng trưởng và đóng băng chu kỳ phân chia. 

Biểu hiện khi cơ thể thiếu vitamin K

Biểu hiện thiếu vitamin K trên cơ thể khá dễ nhận biết. Tuy nhiên, khi những biểu hiện này có dấu hiệu kết hợp với nhau, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết về khả năng thiếu vitamin K trong cơ thể.

Không cầm máu, chảy máu quá nhiều

Khi gặp chấn thương mà không được cầm máu nhanh chóng, bạn có thể mất một lượng máu và có nguy cơ tử vong do chấn thương sẽ có dấu hiệu tăng lên. Một số biểu hiện như: chảy máu cam, máu chảy trong nước tiểu hoặc phân, chảy máu chân răng, kinh nguyệt nhiều…

Thiếu vitamin K khiến máu khó cầm khi bị tổn thươngThiếu vitamin K khiến máu khó cầm khi bị tổn thương

Vitamin K sẽ hoạt động đồng bộ với một Enzym cần thiết cho quá trình tổng hợp Prothrombin – một loại Protein liên quan đến quá trình đông máu của cơ thể người.

Có vấn đề về tim

Khi cơ thể thiếu vitamin K hoặc ở mức thấp, canxi có thể lắng đọng trong các mô mềm như động mạch thay vì xương. Điều này không chỉ làm yếu xương, mà còn khiến mạch máu bị vôi hoá, là nguy cơ của bệnh mạch vành. Những người mắc bệnh thận mãn tính sẽ có nguy cơ vôi hóa mạch máu cao hơn người bình thường.

Hệ xương yếu

Một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa vitamin K với hệ xương. Nếu cơ thể nhận được lượng vitamin K lớn hơn, mật độ khoáng xương cao hơn và nguy cơ gãy cổ xương đùi sẽ thấp hơn. Triệu chứng thiếu vitamin K xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng để hỗ trợ tối ưu các chức năng của xương.

Các triệu chứng viêm khớp

Khi cơ thể thiếu vitamin K hoặc nồng độ vitamin K giảm quá thấp, xương và sụn sẽ không còn nhận được các khoáng chất cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nguy cơ bị thoái hoá khớp cao hơn.

Nguyên nhân thiếu vitamin K

Một số bất thường ở tình trạng sức khoẻ có thể là nguyên nhân thiếu vitamin K, cụ thể như sau:

  • Bệnh Celiac (một loại bệnh liên quan đến tình trạng dung nạp Gluten).
  • Bệnh rối loạn đường ruột và đường mật ở túi mật, ống dẫn mật, gan.
  • Bệnh xơ nang.
  • Phẫu thuật ruột. 

Người lớn thường có nguy cơ thiếu vitamin K cao hơn trẻ em bởi các nguyên nhân:

  • Uống thuốc ngăn ngừa đông máu nhưng ức chế hoạt hóa vitamin K, thuốc làm loãng máu, thuốc chống đông máu.
  • Dùng thuốc kháng sinh gây cản trở sự hấp thụ và quá trình sản xuất vitamin K.
  • Uống vitamin A và vitamin E liều cao.
  • Chế độ ăn uống không đủ lượng vitamin K.

Dùng thuốc kháng sinh có thể gây thiếu vitamin K cho cơ thểDùng thuốc kháng sinh có thể gây thiếu vitamin K cho cơ thể

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin K cũng xuất hiện bởi một số lý do như:

  • Vitamin K không truyền tốt từ nhau thai sang thai nhi.
  • Thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh do gan không hấp thu vitamin K hiệu quả.
  • Trong những ngày đầu tiên ra đời, ruột của trẻ sơ sinh không thể tự sản xuất vitamin K2.

Thiếu vitamin K gây bệnh gì?

Nhiều người thắc mắc không biết thiếu vitamin K gây ra bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý có thể mắc phải nếu thiếu hụt vitamin K:

Bệnh tim

Vitamin K2 liên quan trực tiếp đến sự hình thành vôi hóa động mạch. Vì vậy, khi thiếu hụt loại vitamin này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Có không ít người tử vong do tim ngừng đập xuất phát từ nguyên nhân thiếu vitamin K2. 

Loãng xương

Ngoài việc tham gia vào quá trình đông máu, vitamin K còn hỗ trợ thực hiện chuyển hoá và bổ sung chất vôi hoá trong xương. Khi cơ thể thiếu vitamin K sẽ gia tăng tình trạng loãng xương, nhất là người trên 40 tuổi khi xương không còn chắc khoẻ và bắt đầu thoái hoá. 

Ung thư

Những người bệnh đối mặt với các bệnh ung thư nguy hiểm như đại tràng, dạ dày, vòm họng, tuyến tiền liệt… có khả năng cơ thể người bệnh thiếu hụt nhiều nồng độ vitamin K. 

Chảy máu nhiều và dễ bầm tím

Vitamin K có vai trò ngăn ngừa chảy máu bên trong và ngoài cơ thể. Do đó, việc thiếu vitamin K có thể dẫn tới tình trạng chảy máu quá mức dù vết thương nhẹ hoặc dễ bị bầm tím hơn. Ngoài ra, các vết bầm tím sẽ dễ xuất hiện hơn khi cơ thể thiếu hụt vitamin K. 

Thiếu vitamin K dễ gây các vết bầm tímThiếu vitamin K dễ gây các vết bầm tím

Lão hoá nhanh

Tuy không tham gia vào quá trình hình thành nếp nhăn nhưng việc thiếu hụt vitamin K sẽ dẫn tới các bệnh lý khác như xương khớp, tim mạch. Đặc biệt, với trẻ thiếu vitamin K sẽ tăng nguy cơ mắc các khuyết tật về xương, mũi, mặt, ngón tay, thần kinh… ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy, học tập.

Quý khách hàng có thể liên hệ với Bệnh viện Phương Đông qua số hotline 1900 1806 để được tư vấn chi tiết và kịp thời nếu nhận thấy sức khoẻ bản thân gặp bất kì dấu hiệu bất thường nào.

Cần bổ sung bao nhiêu vitamin K cho cơ thể?

Mỗi đối tượng, lứa tuổi, giới tính lại có nhu cầu sử dụng vitamin K khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với trẻ em

  • Từ 0 đến 6 tháng tuổi cần bổ sung 2,0 mcg vitamin K mỗi ngày.
  • Từ 7 đến 12 tháng tuổi mỗi ngày cần 2,5 mcg vitamin K.
  • Từ 1 đến 3 tuổi cần bổ sung 30 mcg vitamin K mỗi ngày.
  • Từ 4 đến 8 tuổi đảm bảo đủ 55 mcg mỗi ngày.
  • Từ 9 đến 13 tuổi mỗi ngày cần 60 mcg vitamin K.

Đối với người trưởng thành

  • Nam giới cần bổ sung 80 mcg mỗi ngày.
  • Nữ giới cần 65 mcg vitamin K mỗi ngày.

Ngoài ra, đối với phụ nữ có thai và đang có cho bú, cần sử dụng nhiều vitamin K nhưng không được vượt quá 65 mcg mỗi ngày. Những người có hiện tượng kém đông máu, dễ đông máu hoặc vừa đột quỵ chỉ sử dụng vitamin K khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Những cách bổ sung vitamin K cho cơ thể

Vitamin K là một dưỡng chất cần thiết nhưng không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Các chuyên gia khuyến khích tăng cường vitamin K1 và K2 để tốt cho cơ thể. Trong khi đó, c vitamin K3 là vitamin nhân tạo nên chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài cách bổ sung qua thực phẩm ăn uống hàng ngày, bạn có thể tiêm hoặc uống thêm vitamin K. 

Bổ sung vitamin K qua thực phẩm

Bổ sung vitamin K qua thực phẩm là cách an toàn và tốt nhất, bạn cần tiêu thụ chúng cùng với chất béo mới mang lại hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin K tốt cho sức khỏe con người:

  • Rau cải bó xôi: Thực phẩm này được xếp vào nhóm các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng vitamin K cao và tốt cho cơ thể.
  • Húng quế: Chỉ cần một lượng nhỏ lá húng quế là đã cung cấp vitamin K đủ cho cơ thể.
  • Rau cải xoăn: Là thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả và giảm lượng Cholesterol trong máu.
  • Bông cải xanh: Không chỉ chứa nhiều vitamin K, bông cải xanh còn chứa các vitamin và khoáng chất khác tốt cho cơ thể.
  • Ngoài ra, dầu đậu nành, đậu xanh, sữa nguyên kem, dâu tây… cũng là các thực phẩm giàu vitamin K.

Bổ sung vitamin K khi được chỉ định

Bên cạnh việc bổ sung vitamin K qua những thực phẩm hàng ngày thì những đối tượng phải sử dụng kháng sinh kéo dài do loạn khuẩn đường ruột. Hoặc do bệnh lý ở đường tiêu hoá làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột cần bổ sung dự phòng thiếu vitamin K. Cụ thể như sau:

  • Dự phòng thiếu hụt vitamin K do dự phòng rối loạn đông máu.
  • Điều trị chảy máu sau khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, Quinine, Salicylate cần bổ sung vitamin K đầy đủ.
  • Sau khi phẫu thuật, vitamin K được dùng để đẩy nhanh quá trình giảm sưng và vết thương nhanh lành hơn.

Bổ sung vitamin K khi được chỉ địnhBổ sung vitamin K khi được chỉ định

Một số lưu ý khi bổ sung vitamin K

Để bổ sung vitamin K đúng cách, hiệu quả và an toàn, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu có tiền sử gặp các bệnh về máu, gan, thận, túi mật, đái tháo đường… cần thông báo cho bác sĩ để có hướng bổ sung phù hợp.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú muốn bổ sung vitamin K cần có sự chỉ dẫn của các chuyên gia y tế để đảm bảo sức khoẻ của mẹ lẫn bé.
  • Trước khi dùng vitamin K cần đọc hướng dẫn sử dụng và thành phần để xem có dị ứng với thành phần nào không.
  • Nếu sử dụng vitamin K bị dị ứng thì nên dừng lại ngay và gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn.
  • Khi bổ sung vitamin K có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: chán ăn, khó thở, giảm vận động, khó nuốt, thở không đều, phát ban, vàng mắt, vàng da… Nếu gặp phải các tình trạng này cần báo ngay để bác sĩ điều chỉnh.

Lời kết

Vitamin K là một vitamin quan trọng và mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể người. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về vấn đề thiếu vitamin K và việc bổ sung vitamin K tốt nhất cho cơ thể.

Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào, quý khách hàng có thể liên hệ với Bệnh viện Phương Đông qua số hotline 1900 1806 để được tư vấn chi tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,130

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám