Tiêm HPV cho nam có cần thiết? Lịch tiêm như thế nào?

Phan Ngọc Linh

02-12-2022

goole news
16

HPV (Human papillomavirus) là chủng virus gây u nhú, lây lan dễ dàng qua đường tình dục. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 12% dân số đang mang trong mình nguồn bệnh và 690.000 trường hợp ung thư liên quan đến HPV ở cả nam và nữ. Ở nam giới, virus có thể gây ra các bệnh như ung thư dương vật, hậu môn, ung thư vùng miệng họng, trực tràng, sùi mào gà, mụn cóc lòng bàn chân và các tổn thương tiền ung thư. Do đó, việc tiêm HPV cho nam là việc cần làm ngay từ khi nam giới đang trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Có nên tiêm HPV cho nam không?

HPV có thể gây nên hàng loạt loại ung thư trên nhiều bộ phận cơ thể. Theo thống kê từ 2014-2018 từ dữ liệu Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (SEER), Virus HPV có liên quan tới 15.100 trường hợp ung thư ở nam giới. Năm 2021, theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ, hơn 80% trường hợp ung thư do HPV ở nam giới là ung thư hầu họng (amidan, gốc lưỡi, khẩu cái mềm và thành sau họng) với tỷ lệ cao gấp 5 lần so với phụ nữ. Ngoài ra, khả năng mắc ung thư hậu môn có nguyên nhân từ HPV ở nam giới có quan hệ đồng tính cao gấp 17 lần so với quan hệ khác giới.

Tỷ lệ ung thư ở nam giới do HPV gây ra là không hề nhỏ

Tỷ lệ ung thư ở nam giới do HPV gây ra là không hề nhỏ

Thực tế, 90% người nhiễm HPV có thể tự đào thải virus nhờ hệ thống miễn dịch tự nhiên, tuy nhiên do bệnh có thể tiến triển âm thầm có khả năng dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm. Ung thư ở nam giới có liên quan đến HPV chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Do vậy, việc tiêm HPV cho nam vẫn là phương án phòng bệnh tối ưu nhất để bảo vệ nam giới trước các bệnh nguy hiểm do loại virus u nhú này gây ra.

Nam giới nhiễm HPV như thế nào?

Nam giới có thể nhiễm HPV từ bạn tình đang mang mầm bệnh có triệu chứng hoặc không. Virus lan truyền qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Nguy cơ lây nhiễm tăng lên khi quan hệ với nhiều người, người bị suy giảm miễn dịch hay quan hệ ở độ tuổi thanh thiếu niên. 

Đa số nam giới khi bị nhiễm HPV đều không có triệu chứng, nhưng giai đoạn này, virus vẫn âm thầm sinh sôi. Biểu hiện để nhận biết duy nhất là sự xuất hiện các mụn cóc tại dương vật, hậu môn, tinh hoàn, thành sau hầu họng, da vùng háng và đùi.

Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV được khuyến cáo trên đối tượng là cả nữ và nam giới

Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV được khuyến cáo trên đối tượng là cả nữ và nam giới

Lịch tiêm vắc xin phòng HPV cho nam

Tiêm HPV cho nam bao nhiêu tuổi? Các cơ quan y tế trên thế giới khuyến cáo nam giới nên tiêm phòng HPV trong độ tuổi từ 9-27, tuy nhiên cũng có nhiều nước đưa ra độ tuổi rộng hơn là từ 9-45 tuổi nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng và giảm tối đa khả năng nhiễm bệnh trong độ tuổi có quan hệ tình dục. Ngoài ra với nam giới bị suy giảm miễn dịch (kể cả người mắc HIV/AIDS) vẫn được khuyên nên tiêm phòng HPV để phòng ung thư.

Hiện tại ở Việt Nam đang lưu hành hai loại vắc xin ngừa virus HPV là Cervarix (Bỉ) và Gardasil (Mỹ). Tuy nhiên Gardasil được ưa chuộng hơn bởi khả năng phòng được 4 tuýp virus là 6, 11, 16 và 18. Thế nhưng cả hai loại vắc xin này đều được khuyến cáo là dành cho nữ giới, vì vậy có hạn chế đối với đối tượng là nam giới có nhu cầu tiêm chủng.

Tiêm HPV cho bé trai từ 9 tuổi giúp tăng hiệu quả bảo vệ trước virus

Tiêm HPV cho bé trai từ 9 tuổi giúp tăng hiệu quả bảo vệ trước virus

Hiện nay, các nhà khoa học tại Mỹ đã nghiên cứu ra loại vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 có hiệu quả bảo vệ trước 9 tuýp virus HPV gồm  6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 với hiệu quả trên 94%. Đây được xem là vắc xin bình đẳng giới vì đối tượng bảo vệ được mở rộng gồm cả nam và nữ. Vắc xin chỉ định cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9-27.

Lịch tiêm HPV cho nam loại Gardasil 9 có sự phân biệt về độ tuổi như sau:

  • Người từ 9-15 tuổi: 
    • Phác đồ tiêm 2 mũi: Mũi 1 lần đầu tiêm, mũi 2 cách mũi 1 từ 6-12 tháng. Nếu mũi 2 chỉ cách mũi 1 dưới 5 tháng thì sẽ cần tiêm mũi 3 với thời gian cách mũi 2 ít nhất là 3 tháng.
    • Phác đồ 3 mũi: Mũi 1 lần đầu tiêm, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 2 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
  • Người từ 15 tuổi đến dưới 27 tuổi:
    • Phác đồ 3 mũi: Mũi 1 lần đầu tiêm, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 2 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
    • Phác đồ tiêm nhanh: Mũi 1 lần đầu tiêm, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

>>> Xem thêm: Trước và sau khi tiêm HPV kiêng gì để đảm bảo hiệu quả?

Giá tiêm vacxin HPV cho nam

Tiêm HPV cho nam bao nhiêu tiền? Vắc xin tiêm HPV cho nam loại Gardasil 9 có mức giá khoảng trên dưới 3.000.000 đồng tùy vào cơ sở y tế. Vậy tiêm HPV cho nam ở đâu? Bạn có thể liên hệ với dịch vụ tiêm chủng của bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn về mức giá lịch tiêm cụ thể.

Tiêm chủng HPV theo đúng lịch để tăng cường hiệu quả bảo vệ

Tiêm chủng HPV theo đúng lịch để tăng cường hiệu quả bảo vệ

Các câu hỏi liên quan đến tiêm phòng HPV

Để hiểu hơn về biện pháp phòng ngừa bệnh liên quan đến HPV, dưới đây là những thông tin liên quan bạn không nên bỏ qua:

Ai không nên tiêm vacxin HPV?

Tiêm HPV khuyến cáo tiêm cho mọi đối tượng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu thuộc một trong số nhóm đối tượng sau đây, bạn sẽ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện tiêm phòng để tránh tương tác các thành phần của thuốc gây nguy hiểm đến sức khoẻ:

  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vắc xin.
  • Có bệnh lý nền, bệnh cấp tính, đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh.
  • Mắc bệnh liên quan đến rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu.
  • Đang dùng thuốc loãng máu.

Có một số người được khuyến cáo là không nên tiêm vắc xin HPV mặc dù rất cần thiết

Có một số người được khuyến cáo là không nên tiêm vắc xin HPV mặc dù rất cần thiết

Có được quan hệ tình dục ngay sau khi tiêm HPV hay không? 

Hiện nay y tế không có khuyến cáo liên quan đến việc kiêng quan hệ tình dục trong quá trình tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên, sau khi mới tiêm HPV cho nam, cơ chế bảo vệ của cơ thể chưa hoàn thiện, chưa sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhiễm của HPV. Do đó để đạt hiệu quả tối đa, tránh bị phơi nhiễm với virus trong giai đoạn này, tốt nhất bạn nên sử dụng các phương pháp bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn tình.

Có phải xét nghiệm trước khi tiêm phòng HPV không?

Không bắt buộc bạn phải thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên nếu bạn muốn đảm bảo chắc chắn về hiệu quả, bạn có thể khám tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Có cần thiết phải tiêm nhắc lại nếu đã tiêm đủ 3 mũi không?

Theo công bố, hiệu quả của vắc xin Gardasil tiêm HPV cho nam có thể kéo dài lên tới 30 năm. Do đó nếu đã tiêm đủ 3 mũi theo khuyến cáo thì về sau bạn không cần phải tiêm bất cứ mũi nhắc lại nào. Tuy nhiên bạn vẫn nên thực hiện khám định kỳ và sàng lọc ung thư nếu có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào.

Nếu đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin, bạn không cần tiêm nhắc lại bất cứ mũi tiêm nào

Nếu đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin, bạn không cần tiêm nhắc lại bất cứ mũi tiêm nào

Tiêm HPV có thể gây nên tác dụng phụ nào?

Nhiều người lo lắng rằng, tiêm phòng HPV có thể dẫn tới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả hai giới hay gây nên các tác động lâu dài. Tuy nhiên sau rất nhiều nghiên cứu thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng không có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào với người được tiêm chủng.

Một số các tác dụng phụ ngay sau khi tiêm HPV cho nam mà bạn có thể gặp phải đó là sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm, đau đầu, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy,... Nếu những biểu hiện này trở nên nghiêm trọng hơn, bạn hãy liên hệ với phòng tiêm chủng để được tư vấn.

Tiêm dự phòng đủ 3 mũi có cần sàng lọc ung thư không?

Tiêm vắc xin không thể tạo ra kháng thể để chống lại tất cả các chủng virus HPV đang lưu hành và có tới 10 chủng HPV có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, các bệnh lý về ung thư chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, do vậy kể cả sau khi tiêm ngừa vẫn có nguy cơ bị bệnh dù không cao nhưng không phải là không thể xảy ra. Chính vì thế, việc làm xét nghiệm sàng lọc theo khuyến cáo vẫn nên được thực hiện.

Có cách nào phòng tránh ung thư hiệu quả hơn tiêm vắc xin không?

Cho đến nay, tiêm vắc xin nói chung và vắc xin phòng ngừa HPV nói riêng vẫn là giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư gây nên bởi virus gây u nhú. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng các biện pháp dự phòng sau đây ngoài việc tiêm HPV cho nam để bảo vệ sức khỏe cho mình và đối tác:

  • Dùng bao cao su trong khi quan hệ tình dục giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm HPV và các bệnh liên quan đến đường tình dục như lậu, giang mai, viêm tiết niệu,...
  • Nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
  • Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Đối tượng nào dễ bị nhiễm HPV nhất?

Những người có các yếu tố nguy cơ sau đây dễ bị nhiễm HPV và bệnh liên quan đến virus u nhú nếu không được tiêm phòng đầy đủ:

  • Quan hệ với nhiều người.
  • Quan hệ đồng giới.
  • Không dùng bao cao su khi quan hệ.
  • Thường xuyên quan hệ bằng miệng.
  • Tiếp xúc với mụn cóc sinh dục.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Mắc các bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch.
  • Chế độ ăn thiếu dưỡng chất và vitamin.

Các đối tượng dễ bị nhiễm HPV nên nhanh chóng tiêm chủng để dự phòng 

Các đối tượng dễ bị nhiễm HPV nên nhanh chóng tiêm chủng để dự phòng 

Nam giới cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến virus HPV và cần được phòng ngừa. Tiêm HPV cho nam là việc làm cần thiết để bảo vệ chính mình và bạn tình, giúp giảm tối đa khả năng phơi nhiễm và tấn công bởi loại virus u nhú nguy hiểm ở người.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,091

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

VŨ THỊ KIM XUYÊN

Trung tâm Tư vấn và tiêm chủng Vắc xin

ThS. BS

VŨ THỊ KIM XUYÊN

Trung tâm Tư vấn và tiêm chủng Vắc xin
19001806 Đặt lịch khám