Trước và sau khi tiêm HPV kiêng gì để đảm bảo hiệu quả?

Phan Ngọc Linh

29-11-2022

goole news
16

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh quái ác thường diễn ra ở độ tuổi 40 đến 60. Biện pháp để ngăn ngừa bệnh này hiệu quả đó là nên chủ động tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung sớm. Vậy khi tiêm HPV kiêng gì? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu tiêm HPV cần kiêng gì chúng ta cần biết những điều cơ bản về căn bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới. Căn bệnh này thường xuất hiện ở vùng nối cổ tử cung và âm đạo của phụ nữ. Ở khu vực này sẽ hình thành các khối u lớn và phát triển nhanh chóng và rất khó kiểm soát được. Hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhóm virus HPV gây ra. 

Hiện nay, y học vẫn chưa có thuốc để đặc trị virus này nên việc tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung được xem là một biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống được căn bệnh nguy hiểm này. Chính vì vậy, rất nhiều người băn khoăn không biết tiêm HPV phải kiêng gì để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Bệnh ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong ở phụ nữ

Bệnh ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong ở phụ nữ

Trước khi tiêm HPV kiêng gì?

Có rất nhiều chị em thường thắc mắc trước khi tiêm HPV cần làm gì? Trước khi tiêm HPV cần khám những gì? Đối với việc tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung chị em cần phải tuân thủ một số điều dưới đây để đảm bảo vắc xin phát huy được đầy đủ và toàn diện nhất.

  • Bạn là nữ giới đang khỏe mạnh hoàn toàn, cơ thể không phơi nhiễm với tất cả các chủng virus HPV. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. Đồng thời vắc xin sẽ phát huy hiệu quả cao đối với những nhóm đối tượng chưa từng quan hệ hay phơi nhiễm HPV.
  • Bạn không tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác trong 1 tháng gần đây.
  • Bạn không sử dụng bất kỳ loại thuốc có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, nếu có cần phải thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn.
  • Trước khi tiêm phòng bệnh ung thư cổ tử cung, chị em nên khám phụ khoa hay làm những xét nghiệm tầm soát ung thư như Pap.
  • Ngoài ra, bạn cần phải thực hiện xét nghiệm Pap. Đây là xét nghiệm tầm soát nhưng tổn thương do ung thư cổ tử cung.

Những có một lưu ý chị em cần ghi nhớ đó là tiêm vắc xin HPV không loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Vì thế, chị em cần biết tiêm HPV nên kiêng gì để tạo được thói quen sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trước khi tiêm HPV chị em cần khám lâm sàng và phụ khoa

Trước khi tiêm HPV chị em cần khám lâm sàng và phụ khoa

Sau khi tiêm HPV cần kiêng gì?

Khi đã nắm được các chú ý trước khi tiêm HPV, sau khi tiêm xong có kiêng gì không cũng được nhiều người quan tâm. Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung chị em cần lưu ý một số điều sau:

Kiêng mang thai

Chi mem không nên mang thai ngay sau khi tiêm phòng vắc xin HPV. Vậy sau khi tiêm HPV bao lâu thì được mang thai? Nếu có dự định mang thai sau khi tiêm xong mũi thứ 3 thì thời gian hợp lý là 3 tháng sau khi tiêm chị em mới nên thụ thai. Nếu trong trường hợp tiêm phòng rồi mới phát hiện có em bé thì thai phụ cần phải thực hiện các xét nghiệm như siêu âm, khám thai đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nên kiêng mang thai sau khi tiêm ung thư cổ tử cung

Nên kiêng mang thai sau khi tiêm ung thư cổ tử cung

Hạn chế quan hệ tình dục

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra đối với bác sĩ đó là tiêm HPV có kiêng quan hệ không hay tiêm HPV kiêng quan hệ bao lâu? Trên thực tế không có khuyến cáo nào nói rằng không được quan hệ khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả chích ngừa cao nhất thì chị em nên quan hệ tình dục vì thời điểm này vắc xin chưa tạo ra kháng thể nên vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho nhau.

Không tiêm HPV khi đang mang thai hay cho con bú

Chị em đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì lúc này kháng nguyên trong cơ thể người mẹ có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và  sinh ra các các hoạt chất khác đi vào sữa mẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Không nên tiêm HPV cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Không nên tiêm HPV cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Những câu hỏi thường gặp khi tiêm HPV

Chị em phụ nữ rất quan tâm đến vấn đề tiêm HPV xong cần kiêng gì? Vì vậy dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất mà chị em muốn nhờ tự vấn từ  các bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi tiêm HPV có được quan hệ không?

Rất nhiều chị em băn khoăn không biết sau khi tiêm HPV kiêng quan hệ không? Theo nghiên cứu khoa học, các bác sĩ cho biết không cần phải kiêng quan hệ trong thời gian tiêm phòng. Nghĩa là trong quá trình tiêm mũi 1, mũi 2 hay mũi 3 vắc xin HPV nếu sức khỏe cho phép, bạn vẫn có thể quan hệ tình dịch bình thường. 

Tuy nhiên, trong thời gian tiêm chủng chưa đủ phác đồ, để đảm bảo an toàn bạn nên sử dụng những biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ. Bởi vì vắc xin chưa kịp sản sinh ra kháng thể giúp ngăn ngừa sự tấn công và lây nhiễm của virus HPV.

Vẫn có thể quan hệ bình thường sau khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung

Vẫn có thể quan hệ bình thường sau khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung

Sau khi tiêm vắc xin HPV mũi 1 phát hiện có thai phải làm sao?

Mặt khác, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng rằng nếu đã tiêm vắc xin HPV mũi 1 mới phát hiện mình có thai cần làm gì? Ở tình huống này, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi theo khuyến cáo từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa  dịch bệnh ở Mỹ thì phụ nữ có thể hoãn lại việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đến khi kết thúc thai kỳ. Bạn chỉ cần thông báo ngay với cơ sở tiêm chủng để nhân viên y tế tư vấn và thông báo cho bạn về phác đồ tiêm chủng sớm nhất. 

Sau khi tiêm HPV bao lâu thì có thể quan hệ tình dục?

Với thắc mắc sau khi tiêm HPV bao lâu thì có thể quan hệ? Các chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng có sự giải đáp như sau. Trong quá trình tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung bạn có thể quan hệ tình dục mà không cần chờ đợi một mốc thời gian cụ thể nào. Bởi vì việc quan hệ tình dục sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch của vắc xin.

Vắc xin HPV có hiệu quả trong thời gian bao lâu?

Theo nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ, vắc xin phòng bệnh HPV sẽ bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ nhiễm HPV trên 12 năm và có thể kéo dài đến 30 năm khi hoàn thành đúng phác đồ tiêm chủng. Chưa có thông tin nào khác nói rằng hiệu lực của các kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian hay khuyến cáo cần phải tiêm chủng nhắc lại. Do đó, chị em phụ nữ có thể yên tâm khi nhận được sự bảo vệ vắc xin HPV dài lâu trước khi nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Vắc xin HPV có hiệu quả kéo dài từ 12 đến 30 năm

Vắc xin HPV có hiệu quả kéo dài từ 12 đến 30 năm

Tiêm hpv có cần kiêng gì không?

Bên cạnh một số thông tin sau khi tiêm HPV xong cần kiêng gì, bạn cần biết những loại thực phẩm nên tránh sau khi tiêm. Bạn nên hạn chế một số thực phẩm như sau:

  • Các chất kích thích: Bạn không nên sử dụng các chất kích thức như thuốc lá, rượu bia hay cà phê. Rượu có thể gây ức chế miễn dịch, giảm khả năng chống nhiễm trùng và làm cơ thể bị thiếu nước. Ngoài ra, rượu còn làm quá trình phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin trở nên khó khăn hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Những chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm gây hại cho cơ thể. Do đó, sau khi tiêm bạn cần hạn chế những loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn, những đồ chiên rán, dầu mỡ,...

Khi tiêm HPV nên kiêng chất kích thích thực phẩm có chất béo bão hoà

Khi tiêm HPV nên kiêng chất kích thích thực phẩm có chất béo bão hoà

Tác dụng phụ sau khi tiêm HPV

Sau khi tiêm HPV có triệu chứng gì và tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vắc xin đã được nghiên cứu an toàn nên chị em có thể yên tâm khi thực hiện việc tiêm chủng. Có một số người sẽ không xảy ra những tác dụng phụ nhưng cũng có một số người sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Tại vùng da bị tiêm sẽ đau và sưng đỏ. 
  • Sốt nhẹ, đau đầu và mệt mỏi.
  • Nổi mề đay, đau cơ, có thể buồn nôn và nôn, 
  • Rối loạn dạ dày ruột gây nên đau bụng và tiêu chảy.

Sau khi tiêm HPV có nhiều phụ nữ sẽ sốt nhẹ 

Sau khi tiêm HPV có nhiều phụ nữ sẽ sốt nhẹ 

Nếu bạn đang lo lắng về các tác dụng phụ của vắc xin HPV, hãy liên hệ đến hotline 19001806 hoặc Đăng ký tư vấn miễn phí để được giải đáp chi tiết. 

Các phương pháp phòng khác phòng ngừa ung thư HPV ngoài tiêm vắc xin

Những bệnh lý do virus HPV gây nên nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm. Ngoài biện pháp hiệu quả là tiêm chủng vắc xin HPV, chị em có thể lắng nghe cơ thể để sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, cần xây dựng những thói quen để chủ động phòng bảo vệ sức khỏe của bản thân như sau:

  • Luôn giữ gìn vệ sinh vùng kín, tránh tình trạng ẩm ướt để tạo điều kiện cho nấm mốc hay viêm nhiêm.
  • Nên quan hệ tình dục an toàn. Nên quan hệ chung thuỷ một vợ và một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh những nguy cơ lây nhiễm bệnh do virus HPV. 
  • Nên giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ để giảm thiểu tình trạng căng thẳng. Tránh hút thuốc và hạn chế những chất kích thức như rượu bia. Chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể và luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Khi chị em đã quan hệ tình dục từ 21 tuổi hoặc có hoạt động tình dục thì cần thăm khám định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung.

Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng tránh các bệnh lý do virus HPV

Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng tránh các bệnh lý do virus HPV

Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Hiện nay, tiêm vắc xin HPV được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung và những bệnh lý do virus HPV gây ra. Vì vậy, chị em trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi nên tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Bên cạnh những thông tin cần nắm được khi tiêm HPV kiêng gì chị em tìm hiểu về cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng HPV. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sử dụng nguồn vắc xin chất lượng cao và có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần phải tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm tra, nhập và bảo quản đến khi sử dụng. Trước khi tiêm phòng, tất cả khách hàng được khám sàng lọc trước khi tiêm với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chị em. 

100% khách hàng tiêm chủng sẽ được theo dõi và đánh giá kiểm tra lại sức khỏe. Đặc biệt, theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu và đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp, được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý một cách kịp thời, đúng phác đồ khi có những sự cố xảy ra. 

Bệnh ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong ở phụ nữ

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế tiêm vắc xin HPV uy tín

>>> Giá tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung

Bài viết trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc khi tiêm HPV kiêng gì? Hy vọng bạn đã nắm được những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
112,345

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

ThS. BS

VŨ THỊ KIM XUYÊN

Trung tâm Tư vấn và tiêm chủng Vắc xin

ThS. BS

VŨ THỊ KIM XUYÊN

Trung tâm Tư vấn và tiêm chủng Vắc xin
19001806 Đặt lịch khám