Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Tiền sản giật có bị lại không?

Phan Thị Hoàn

20-06-2024

goole news
16

Tiền sản giật có bị lại không? Nếu sản phụ mắc tiền sản giật trước tuần 29 của thai kỳ, khả năng tái phát tiền sản giật có thể cao hơn 40%. Hơn nữa, nếu đã từng mắc tiền sản giật trong hai lần mang thai trước đó, nguy cơ tái phát có thể lên đến hơn 80% nếu như không có phương pháp chăm sóc tốt.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một biến chứng trong thai kỳ, được đặc trưng bởi tình trạng huyết áp cao và có thể gây tổn thương đến các cơ quan như gan và thận. Thường thì, các triệu chứng của tiền sản giật bắt đầu từ tuần thai thứ 20, nhưng thường xuất hiện sau tuần thứ 34. 

Một số trường hợp có thể phát hiện sau khi lâm bồn, thường là trong vòng 48 giờ sau khi sinh. May mắn thay, những triệu chứng này thường tự giảm dần và mất đi trong vài tuần sau đó.

Tiền sản giật là nguyên nhân gây ra sản giật, một biến chứng nghiêm trọng trong sản khoa có thể đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể dẫn đến tử vong.

Tiền sản giật có bị lại không?

Tiền sản giật có bị lại không?

Nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật 

Theo TTUT BS CKII Nguyễn Thị Bích Ngọc khoa Sản Phụ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, tiền sản giật khi mang bầu do giảm lưu lượng máu đến nhau thai, cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Giai đoạn đầu của thai kỳ, các mạch máu bắt đầu phát triển để đưa máu đến nhau thai một cách hiệu quả. Tuy nhiên, ở sản phụ mắc bệnh này, các mạch máu có thể không phát triển hoặc không hoạt động đúng chức năng. Chúng có xu hướng hẹp hơn các mạch máu bình thường, dẫn đến hạn chế lượng máu chảy qua. Nguyên nhân của sự phát triển bất thường này có thể là do một số yếu tố sau:

  • Bị tổn thương mạch máu.
  • Có thể là do lưu lượng máu đến tử cung ít.
  • Một số gen bất thường.
  • Hệ thống miễn dịch của sản phụ bị suy giảm hoặc có vấn đề.

Tiền sản giật mang thai lần 2 có nguy hiểm không?

Tiền sản giật mang thai lần 2 có nguy hiểm không?

Vì sao tiền sản giật thường bị trong lần đầu mang thai?

Các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật liên quan đến độ tuổi. Sản giật có xu hướng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi thanh thiếu niên hoặc từ 30 đến 40 tuổi. Do đó, tiền sản giật thường xảy ra nhiều trong lần mang thai đầu của phụ nữ, đặc biệt là ở những người mang thai khi còn rất trẻ.

Tuy vậy, cần lưu ý rằng không phải chỉ có trong lần mang thai đầu tiên mà sản phụ có thể bị tiền sản giật, mà có thể xảy ra trong bất kỳ lần mang thai nào sau đó. 

Tiền sản giật có bị lại không?

Sản phụ cần lưu ý rằng, mặc dù không bị tiền sản giật trong lần mang thai đầu cũng có thể bị tiền sản giật ở các lần mang thai sau. Hội chứng HELLP, đây một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiền sản giật, thường phát triển nặng hơn và phổ biến hơn trong các lần mang thai tiếp theo so với lần đầu. Đặc điểm của hội chứng này là tăng men gan, giảm tiểu cầu và tan huyết.

Nguy cơ tái phát tiền sản giật phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, thời điểm xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các lần thai kỳ trước. Nếu trong thai kỳ trước mẹ bầu mắc tiền sản giật ở giai đoạn cuối, khả năng tái phát căn bệnh này chỉ khoảng 13%.

Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật trước tuần thứ 29 của thai kỳ, khả năng tái phát tiền sản giật có thể cao hơn 40%. Đặc biệt, nếu đã từng mắc tiền sản giật trong hai lần mang thai trước đó, mẹ bầu trong lần thai kỳ tiếp theo cần đặc biệt cẩn trọng, vì nguy cơ tái phát có thể lên đến hơn 80% nếu không có sự chăm sóc sức khỏe thích hợp.

Tiền sản giật có bị lại có nguy hiểm không?

Tiền sản giật có bị lại có nguy hiểm không?

Xem thêm:

Các yếu tố tăng nguy cơ tái phát tiền sản giật

Việc phòng ngừa tiền sản giật là rất quan trọng, chính vì vậy để phòng ngừa được bệnh, chị em cần phải nắm rõ được các yếu tố tăng nguy cơ tái phát tiền sản giật. 

  • Sinh con ở độ tuổi <18 hoặc >30.
  • Phụ nữ mang đa thai.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Sản phụ mang thai trong mùa lạnh hoặc độ ẩm không khí quá cao.
  • Mắc phải bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp mãn tính, béo phì.
  • Tiền sử tiền sản giật, đã từng bị sản giật trong lần mang thai trước đó.

Tiền sản giật có bị lại không? Phụ nữ đã từng mắc tiền sản giật trong lần mang thai trước đều có nguy cơ cao tái phát trong lần mang thai sau. Do đó, những thai phụ này cần đặc biệt cẩn trọng khi mang thai lần tiếp theo, thường xuyên đi khám thai và chia sẻ với Bác sĩ về tình trạng sức khỏe để kịp thời can thiệp nếu có bất thường và nguy cơ tiền sản giật tái phát.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ tái phát tiền sản giật?

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ tái phát tiền sản giật?

Khi nào cần đến gặp Bác sĩ?

Sản phụ hãy luôn đi khám thai định kỳ để Bác sĩ có thể kiểm tra huyết áp. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây như: đau đầu nặng, suy giảm tầm nhìn, đau bụng quặn hoặc thở dốc, hãy ngay lập tức gọi điện cho Bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vì đau đầu, nôn mửa và đau nhức người là những dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ, nên đôi khi khó để phân biệt đó là dấu hiệu của tiền sản giật, đặc biệt là đối với những người mang thai lần đầu. 

Tóm lại, khi sản phụ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, nên tham khảo ý kiến Bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Biểu hiện nào của tiền sản giật cần đến gặp Bác sĩ?

Biểu hiện nào của tiền sản giật cần đến gặp Bác sĩ?

Cách chăm sóc sản phụ tiền sản giật để không bị tái phát

Ngoài thắc mắc tiền sản giật có bị lại không? Thì vấn đề phòng ngừa cũng là chủ đề được nhiều chị em quan tâm. Sau khi sinh, các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp và đạm trong nước tiểu của phụ nữ bị tiền sản giật thường dần giảm và hồi phục về trạng thái bình thường. Thời gian phục hồi này khác nhau tùy thuộc vào từng sản phụ. Bên cạnh đó, sau khi ra viện, có thể sẽ cần dùng thêm thuốc điều trị huyết áp theo chỉ định của Bác sĩ.

Nếu trong 6 tuần đầu sau sinh hoặc trong 12 tuần sau sinh, sản phụ có triệu chứng như mắt nhòe, đau đầu kéo dài, đau bụng dưới lồng ngực, đau bụng phía trên, tức ngực, phù ở tay và mặt hoặc mí mắt cần phải đến gặp Bác sĩ sản sản khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời. 

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, phụ nữ từng bị tiền sản giật có nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim mạch về sau. Do đó, việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ và duy trì một lối sống lành mạnh là rất quan trọng, bao gồm: tăng cường tiêu thụ rau xanh, thường xuyên tập thể dục, giảm ăn mặn, ngừng hút thuốc, tránh các chất kích thích và hạn chế căng thẳng.

Biểu hiện nào của tiền sản giật cần đến gặp Bác sĩ?

Thường xuyên tập thể dục là cách để phòng ngừa tiền sản giật.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Tiền sản giật có bị lại không? Có thể thế bệnh tiền sản giật có nguy cơ tái phát khá cao, do vậy chị em cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả để giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra nếu như chị em còn có bất cứ câu hỏi gì về sản phụ khoa, hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn, đặt lịch khám và điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất nhé. 

Phương Đông chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
267

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám