Hội chứng HELLP - Tai biến sản khoa nguy hiểm ở mẹ bầu

Dương Minh Ngọc

20-08-2022

goole news
16

Hội chứng HELLP là một hội chứng nguy hiểm, xuất phát từ tiền sản giật hay sản giật ở các mẹ bầu và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với những sản phụ không may mắc phải hội chứng này, cần được chăm sóc, điều trị kịp thời trước khi tình hình diễn tiến nặng. 

Hội chứng HELLP là gì ?

Hội chứng HELLP trong sản khoa là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến máu và gan của mẹ bầu. HELLP là viết tắt của:

H -  Hemolysis: Tán huyết hay nói cách khác là sự tan máu. Đây là sự phân hủy của các tế bào hồng cầu - những tế bào mang oxy và cung cấp oxy cho cơ thể.

EL - Elevated liver enzymes: Sự tăng men gan. Mức độ cao của một vài chất trong máu của mẹ bầu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan.

LP - Low platelet count: Số lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp. Tiểu cầu là các tế bào máu không màu giúp đông máu và cầm máu bằng cách kết tụ lại, sau đó tạo nên các nút thắt tại nơi vết thương mạch máu. Giảm tiểu cầu là tình trạng sản phụ có số lượng tiểu cầu trong máu thấp và là một trong những đặc điểm xác định của hội chứng trên.

Hội chứng HELLP là tai biến sản khoa nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhiHội chứng HELLP là tai biến sản khoa nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi

 

Hội chứng HELLP được phân loại như thế nào? 

Hội chứng này được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của các giá trị xét nghiệm máu nhất định. Vì những kết quả xét nghiệm này phản ánh tình trạng của mạch máu, gan và các hệ thống cơ quan khác của người mẹ. Trong đó, một vài chỉ số càng thấp thì tình hình càng nguy hiểm: 

  • Loại I (giảm tiểu cầu nặng): AST ≥ 70 IU / L, LDH ≥ 600 IU / L, tiểu cầu ≤ 50.000 / uL
  • Loại II (giảm tiểu cầu trung bình): AST ≥ 70 IU / L, LDH ≥ 600 IU / L, tiểu cầu> 50.000 ≤ 100.000 / uL
  • Loại III (giảm tiểu cầu nhẹ): AST ≥ 40 IU / L, LDH> 600 IU / L, tiểu cầu> 100.000 ≤ 150.000 / uL

Xét nghiệm máu để xác định mức độ của hội chứng HELLPXét nghiệm máu để xác định mức độ nghiêm trọng của hội chứng HELLP

Ngoài ra còn có thêm một vài dấu hiệu bất thường, nguy hiểm đáng chú ý trong quá trình xét nghiệm: 

  • AST (aspartate aminotransferase) là một loại enzyme được gan tạo ra, thường có số lượng rất thấp. Số lượng cao có thể cho thấy gan đã bị tổn thương.
  • LDH (lactate dehydrogenase) là một loại enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp năng lượng, được tìm thấy trong hầu hết các tế bào và cơ quan của cơ thể, bao gồm cả gan và thận. LDH được giải phóng từ các tế bào đi vào máu, khi các tế bào bị tổn thương hoặc bị phá hủy. Mức LDH cao hơn trong máu có thể là dấu hiệu của sự tổn thương các mô, các tế bào.

Nguyên nhân gây nên hội chứng HELLP là gì? 

Hiện nay, nguyên nhân của hội chứng trên vẫn chưa được phát hiện, nhưng hiện tượng đông máu sẽ là yếu tố chủ yếu. Một số chuyên gia cho rằng, nếu sản phụ bị tiền sản giật mức độ nặng (tai biến sản khoa do huyết áp cao), tới một mức độ sẽ chuyển thành hội chứng HELLP. Trong sản khoa, có khoảng 10 – 20% phụ nữ gặp tiền sản giật sẽ tiến triển thành hội chứng HELLP. 

Tiền sản giật là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng HELLPTiền sản giật là nguyên nhân dẫn đến hội chứng HELLP

Triệu chứng của hội chứng HELLP là gì?

Phụ nữ có thể nhận thấy các triệu chứng của hội chứng HELLP khi họ đang mang thai hoặc ngay sau khi sinh con.

  • Triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng là đau bụng. Thường ở vùng hạ sườn phải hoặc giữa thượng vị, ¼ phía trên bên phải vùng bụng, có thể do dòng máu lưu thông trong gan tắc nghẽn, vì fibrin nội mạch bị lắng đọng lại. 

Đau bụng là một triệu chứng của hội chứng HELLPĐau bụng là một triệu chứng của hội chứng HELLP

  • Tán huyết: Do quá trình vận chuyển hồng cầu trong lòng mao mạch bị tổn thương. Các dấu hiệu của tán huyết bao gồm: Hồng cầu bị vỡ biến dạng trên phiến kính; Chỉ số Bilirubin máu tăng; Haptoglobin tăng; LDH tăng.
  • Tăng GOT, GPT: Do thiếu máu cục bộ ở gan, có thể dẫn đến nhồi máu gan, những tổn thương này giải thích cho các triệu chứng đau vùng thượng vị, nôn, buồn nôn hoặc đau hạ sườn phải, vàng da. Giảm tiểu cầu hay chính là việc tổn thương vi mạch, chủ yếu là tổn thương nội mạch và co thắt mạch. Hậu quả của serotonin và thromboxane A2 là tăng kết tập tiểu cầu nội mạch.
  • Mắt mờ, khó nhìn rõ mọi thứ xung quanh. 
  • Trong người khó chịu hoặc mệt mỏi. Đau nhức vai gáy, mỏi cổ.
  • Sưng phù tay chân hoặc bị tăng cân nhanh chóng, mặt bị sưng.
  • Khó thở và đau khi hít vào sâu thở ra mạnh.
  • Có hiện tượng buồn nôn và nôn.
  • Ít gặp hơn là bị nhức đầu.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, các mẹ bầu cũng có thể gặp phải các triệu chứng như: Chảy máu cam không kiểm soát; Cơ thể bắt đầu run rẩy không kiểm soát, bị co giật. 

Các biến chứng nào có thể xảy ra khi mắc hội chứng HELLP?

Khi bị mắc hội chứng, mẹ bầu cần theo dõi và đi khám sức khoẻ thường xuyên để hạn chế hội chứng trở nên nặng hơn. Một vài biến chứng của hội chứng HELLP: 

  • Rối loạn đông máu, xuất huyết, băng huyết trong khi sinh. 
  • Suy thận.
  • Nhau thai bong non: Nhau thai rời khỏi tử cung trước ngày sinh dự kiến rất sớm.
  • Phù phổi (tích tụ chất lỏng trong phổi), tràn dịch màng phổi, suy hô hấp cấp tính, phù phổi cấp. 
  • Máu tụ dưới bao gan, nứt gan, vỡ gan.
  • Suy thận mãn tính, cấp tính… 
  • Đột quỵ, nhiều khả năng cao tai biến mạch máu não. 
  • Ngạt chu sinh: Biến chứng này có thể gây tử vong cả mẹ bầu và em bé. 

Mẹ bầu mắc HELLP có nguy cơ bị tai biến mạch máu nãoMẹ bầu mắc HELLP có nguy cơ bị tai biến mạch máu não

Có nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bầu nguy kịch, thậm chí tử vong, nhưng phổ biến nhất vẫn là vì vỡ gan, phù não, đột quỵ hay xuất huyết não. Do đó, phát hiện và điều trị sớm biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa những biến chứng này. 

Hội chứng HELLP được các bác sĩ chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán và xác định bệnh trên nền bệnh nhân nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật, sản giật). Thông thường HELLP được chẩn đoán dựa theo những thông số sau:

  • Tán huyết: 
    • Bất thường máu ngoại vi: hồng cầu phân mảnh, hồng cầu dạng bất thường.
    • Bilirubin gián tiếp trên 1,2 mg / dl.
    • LDH dưới 600 U / L

Mẹ bầu được xét nghiệm chỉ số BilirubinMẹ bầu được xét nghiệm chỉ số Bilirubin để chẩn đoán hội chứng HELLP

  • Tăng men gan: GOT hoặc GPT > 70 U / L 
  • Giảm tiểu cầu: số lượng tiểu cầu <100.000 / mm3. Chẩn đoán HELLP lâm sàng có thể gặp khó khăn do hội chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: xuất huyết, đông máu rải rác nội mạch, hội chứng các kháng thể kháng lại phospholipid, tăng huyết áp ác tính, thiếu máu tán huyết, viêm gan siêu vi, nhiễm trùng ống mật, viêm gan nhiễm độc, bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính…
  • Đau nhiều vùng bụng, đặc biệt là ở phía trên bên phải.
  • Chân bị sưng tấy lên.

Các bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra công thức máu, chức năng gan và chức năng thận. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể sử dụng siêu âm hoặc chụp CT để kiểm tra gan to hoặc tình trạng xuất huyết trong gan có xảy ra hay không. 

Những biện pháp điều trị Hội chứng HELLP

Có thể dùng thuốc để giảm huyết áp và ngăn ngừa co giật. Một số trường hợp cần yêu cầu truyền máu nếu mất máu do xuất huyết, băng huyết.

Cuối cùng, điều trị cho hội chứng HELLP là sinh gấp. Nếu mắc hội chứng HELLP,  sản phụ có thể phải sinh con sớm. Bác sĩ có thể tiêm cho mẹ bầu hoặc cho em bé dùng thuốc corticosteroid, dexamethasone để giúp phổi của em bé phát triển, tránh được những nguy cơ em bé bị suy hô hấp, khó thở vì hệ hô hấp chưa được phát triển toàn diện. 

Thuốc DEXAMETHASON giúp thúc đẩy trưởng thành phổi thai nhi Thuốc DEXAMETHASON giúp thúc đẩy trưởng thành phổi thai nhi 

Các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc, có thể cho mẹ bầu uống thuốc để kích thích chuyển dạ khi sinh thường hoặc phải mổ lấy thai. 

Cách phòng ngừa hội chứng HELLP

Hiện vẫn chưa tìm ra cách để ngăn ngừa hội chứng HELLP hiệu quả. Điều tốt nhất có thể làm chính là giữ gìn sức khỏe bản thân thật tốt, trước và trong quá trình mang thai. Quan tâm và theo dõi các dấu hiệu bất thường. Nếu có những biểu hiện giống như hội chứng này hãy thăm khám ngay từ sớm.

  • Chuẩn bị sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái trước khi mang thai.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các chất sắt, canxi, khoáng chất…
  • Tập thể dục một cách vừa phải, hợp lý. Tránh vận động mạnh.
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học: không thức khuya, không dùng các thức uống chứa cồn, hút thuốc lá… 
  • Thăm khám, siêu âm, theo dõi thường xuyên nắm rõ được tình hình sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 
  • Cho bác sĩ biết nếu đã từng mang thai có nguy cơ cao, hoặc ai đó trong gia đình mình đã mắc hội chứng HELLP, tiền sản giật hoặc các vấn đề khác về huyết áp. 

Thường xuyên thăm khám theo dõi thai kỳ giúp phòng tránh mắc tai biến sản khoaThường xuyên thăm khám theo dõi thai kỳ giúp phòng tránh mắc tai biến sản khoa

Câu hỏi thường gặp về hội chứng HELLP

Có thể mắc lại hội chứng HELLP không?

Hội chứng HELLP trong sản khoa có nguy cơ tái phát. Nếu mắc hội chứng HELLP một lần, mẹ bầu có nguy cơ mắc hội chứng này sẽ tăng lên. Có đến 50% trong tổng số phụ nữ từng mắc hội chứng HELLP có thể mắc một số loại rối loạn tăng huyết áp hay thậm chí là mắc lại hội chứng này trong lần mang thai tiếp theo.

Mẹ bị hội chứng HELLP thì thai nhi có bị ảnh hưởng không?

Trong trường hợp mẹ bầu mắc hội chứng HELLP diễn biến nặng, bác sĩ có thể chỉ định đình chỉ thai nghén để cứu mẹ. Đối với trẻ sơ sinh nặng dưới 2000 gram được sinh ra từ mẹ mắc hội chứng này thì trẻ có nguy cơ nằm viện và thở máy lâu hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp trẻ sinh non và tử vong do nhau bong non.

Mẹ bị hội chứng HELLP sẽ ảnh hưởng tới thai nhi nặng dưới 2000 gramMẹ bị hội chứng HELLP sẽ ảnh hưởng tới thai nhi nặng dưới 2000 gram

Hội chứng HELLP khác tiền sản giật như thế nào?

Tiền sản giật dẫn đến huyết áp cao và protein niệu. Trong khi đó, hội chứng HELLP là một rối loạn riêng biệt với các triệu chứng như: Bệnh nhân có thể không bị huyết áp cao, hay protein niệu, mà nó sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về máu và gan. Các sản phụ bị tiền sản giật, hoặc sản giật có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn những đối tượng khác. Có đến 1/5 phụ nữ bị tiền sản giật hoặc sản giật phát triển thành hội chứng HELLP.

Hội chứng HELLP là một tai biến sản khoa nguy hiểm, liên quan một vài phần với sản giật hay từ tiền sản giật. Mẹ bầu và gia đình cần theo dõi và khám thai định kỳ, để phát hiện được những nguy cơ và được điều trị kịp thời, tránh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu cần giải đáp thêm về các hội chứng khi mang thai, mẹ bầu liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,485

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ - Cách nhận biết và điều trị

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là dị tật khá phổ biến. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, sức khỏe của bé nếu không được chữa trị sớm.

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám