Dị tật tim bẩm sinh không tím: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bích Ngọc

16-11-2024

goole news
16

Dị tật tim bẩm sinh là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 8-9 trẻ mắc bệnh. Trong đó, khoảng 75% trường hợp trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh không tím. Vậy dị tật tim bẩm sinh không tím là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết sau.

Dị tật tim bẩm sinh không tím là gì?

Dị tật tim bẩm sinh không tím là một dạng dị tật tim bẩm sinh liên quan đến sự bất thường về dòng chảy của máu. Các khiếm khuyết này không ảnh hưởng đến lượng oxy trong máu nhưng lại không được bơm đi khắp cơ thể như cách bình thường. 

Dị tật tim bẩm sinh không tím là một dạng dị tật tim bẩm sinhDị tật tim bẩm sinh không tím là một dạng dị tật tim bẩm sinh

Phân loại dị tật tim bẩm sinh không tím

Phân loại các bệnh lý thuộc dị tật bẩm sinh không tím bao gồm: 

  • Hẹp động mạch chủ: Là tình trạng van động mạch chủ bị thu hẹp và đóng mở không tốt. Động mạch chủ có thể hẹp ở nhiều vị trí khác nhau nhưng phổ biến nhất là hẹp eo động mạch chủ. 
  • Hẹp động mạch phổi: Van động mạch phổi đưa máu nghèo oxy từ bên phải của tim đến phổi đến phổi để được cung cấp oxy. Van động mạch phổi bị thu hẹp và đóng mở không tốt gây bệnh lý hẹp van động mạch phổi. 
  • Thông liên nhĩ: Là tình trạng xuất hiện lỗ thông trên vách ngăn giữa hai buồng trên của tim, các lỗ thông liên nhĩ nhỏ có khả năng tự đóng mở. Với lỗ thông lớn, bác sĩ cần thực hiện phẫu thuật tim hở để đóng lại hoặc thủ thuật thông tim. 
  • Thông liên thất: Là dị tật tim phổ biến nhất, thông liên thất xảy ra khi có lỗ thông ở vách ngăn hai buồng dưới của tim. Giống với lỗ thông liên nhĩ, lỗ thông liên thất có thể tự đóng hoặc cân can thiệp để đóng lỗ thông. 
  • Kênh nhĩ nhất: Có một lỗ thông ở trung tâm tim, tại ngăn các buồng trên với các buồng dưới. Thông thường người mắc kênh nhĩ thất sẽ kèm theo bất thời ở một số van tim. 
  • Van động mạch chủ 2 lá: Van động mạch chủ là lối một chiều giữa tim và động mạch chủ. Van thường có 3 nắp đóng mở để điều chỉnh dòng chảy của máu. Van động mạch chủ 2 lá chỉ có 2 mảnh khiến van hoạt động không bình thường. 

Thông liên thất là một dạng phổ biến của dị tật tim bẩm sinh không tímThông liên thất là một dạng phổ biến của dị tật tim bẩm sinh không tím

Nguyên nhân gây dị tật tim bẩm sinh không tím

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra dị tật tim bẩm sinh không tím. Theo các chuyên gia, họ nghi ngờ trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh lý này là do: 

  • Trẻ có những bất thường về nhiễm sắc thể hoặc di truyền. 
  • Mẹ uống rượu, hút thuốc lá nhiều hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường khói thuốc trong thời gian mang thai. 
  • Mẹ bầu mắc các bệnh lý như đái tháo đường, cúm, sởi, rubella,  bệnh phenylketon niệu,.... 
  • Thai phụ làm việc hoặc sinh sống ở môi trường độc hại. 
  • Mẹ bầu sử dụng ma túy hoặc các loại chất kích thích khác khi mang thai. 

Các triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh không tím là: 

  • Cảm thấy khó thở, nhất là khi tham gia các hoạt động thể chất. 
  • Tức ngực. 
  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt trong khi bú. 
  • Trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm, thiếu cân so với cân nặng tiêu chuẩn. 
  • Trẻ khó bú và ăn kém. 
  • Luôn trong tình trạng mệt mỏi. 

Có nhiều trường hợp trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh không tim không xuất hiện ngay những triệu chứng sau sinh. Khi trẻ lớn, các triệu chứng biểu hiện bệnh trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, trẻ cần can thiệp điều trị sớm để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. 

Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở khi búTrẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở khi bú

Một số biến chứng của dị tật tim bẩm sinh không tím

Dị tật tim bẩm sinh nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Trẻ chậm phát triển: Trẻ mắc bệnh thường phát triển chiều cao, cân nặng chậm. Hơn nữa, trẻ có thể gặp khó khi trong học tập, giảm khả năng tiếp thu. 
  • Suy tim: Khi tim hoạt động không hiệu quả, theo thời gian sẽ dẫn đến tình trạng suy tim. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. 
  • Tăng áp động mạch phổi: Là tình trạng tăng áp lực trong động mạch phổi không kiểm soát. Tình trạng này kéo dài gây tổn thương phổi không thể phục hồi. 

Xem thêm:

Phương pháp chẩn đoán và điều trị dị tật tim bẩm sinh không tím 

Dị tật tim bẩm sinh có thể phát hiện ngay từ trong bào thai, khi thai nhi được 17 tuần. Sau đó, khi chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình điều trị bệnh phù hợp với dạng dị tật mà trẻ gặp phải, giúp cải thiện chức năng của tim và hạn chế biến chứng nguy hiểm. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Ngay từ trong bào thai đã có thể phát hiện những dị tật tim bẩm sinh. Sau khi chào đời, bác sĩ có thể nghe tiếng thổi ở tim trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như: 

  • Chụp X-quang ngực:  Xác định bất thường của cấu trúc tim. 
  • Điện tâm đồ: Kiểm tra hoạt động của tim. 
  • Siêu âm tim: Giúp quan sát hình hành các van và buồng tim. 
  • Thông tim phải: Xác định tình trạng bơm máu của tim. Sử dụng ống mỏng đưa qua tĩnh mạch đùi đến tim, từ đó đo lượng máu tim tim bơm mỗi phút và lượng oxy trong máu của mỗi buồng tim. 
  • Thông tim trái: Tương tự như thông tim phải nhưng thực hiện ở bên trái của tim. 
  • Sử dụng thuốc cản quang để làm nổi bật dòng máu chảy qua các động mạch. Từ đó phát hiện tình trạng tắc nghẽn mạch máu hoặc những bất thường. 

Thực hiện kiểm tra điện tâm đồ để kiểm tra hoạt động của timThực hiện kiểm tra điện tâm đồ để kiểm tra hoạt động của tim

Phương pháp điều trị bệnh

Nếu trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh không tím dạng lỗ thông liên thất hoặc thông liên nhĩ nhỏ, trẻ chưa cần điều trị lỗ thông có khả năng tự đóng. Ngoài ra, với tình trạng hẹp động mạch phổi hoặc hẹp van động mạch chủ ở mức độ nhẹ cũng không cần can thiệp ngay. Bác sĩ sẽ để nghị cha mẹ đưa trẻ đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng của trẻ và tiến triển của bệnh. 

Với trường hợp trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh không tím ở mức độ trung bình đến nặng sẽ gây ra những triệu chứng nghiêm trọng. Lúc này, trẻ cần được can thiệp điều trị như: 

  • Sử dụng thuốc: Trẻ sẽ được kê toa thuốc giúp tim hoạt động hiệu quả, kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông hoặc nhịp tim không đều. 
  • Thông tim can thiệp: Thủ thuật giúp bác sĩ điều trị một số dị tật tim bẩm sinh nhưng không cần phẫu thuật mở ngực và tim. Một số kỹ thuật bao gồm: Nong van động mạch phổi, nong van động mạch chủ, nong và đặt stent hẹp eo động mạch chủ, bít thông liên thất hoặc liên nhĩ,.... Bác sĩ luồn ống thông qua tĩnh mạch ở đùi và hướng lên tim, từ đó điều trị khiếm khuyết ở tim. 
  • Phẫu thuật tim hở: Áp dụng với trường hợp không thể thực hiện thông tim can thiệp ít xâm lấn. Bác sĩ sẽ rách đường giữa ngực để thực hiện đóng lỗ trên tim, sửa chữa van tim hoặc mở động mạch máu.
  • Ghép tim: Đối với trường hợp mắc bệnh quá phức tạp hoặc bệnh tiến triển đe dọa biến chứng nghiêm trọng, có thể được chỉ định ghép tim. 

Thực hiện phẫu thuật tim nếu người bệnh không đáp ứng các phương pháp khácThực hiện phẫu thuật tim nếu người bệnh không đáp ứng các phương pháp khác

Sau phẫu thuật, tim sẽ hoạt động gần như bình thường. Mặc dù vậy, khi già đi, bệnh nhân có thể gặp các vấn đề về tim mạch liên quan. Ngoài ra, mô sẹo trên tim (do phẫu thuật) sẽ làm tăng nguy cơ khác như rối loạn nhịp tim, dễ mệt mỏi, tím tái,.... Ngoài ra, tim bẩm sinh không tím có những biểu hiện nhẹ trong thời thơ ấu và nặng hơn theo thời gian và cần can thiệp điều trị khi trưởng thành. 

Biện pháp phòng ngừa dị tật tim bẩm sinh không tím

Cho đến bây giờ, không có bất kỳ biện pháp nào phòng ngừa dị tật tim bẩm sinh không tím tuyệt đối. Chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ bằng cách tuân thủ sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ. Cụ thể như: 

  • Không sử dụng thuốc lá và tránh xa khói thuốc. 
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích trong quá trình mang thai. 
  • Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc được khuyến nghị khi mang thai để phát hiện bất thường càng sớm càng tốt. 
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe, đặc biệt khi mắc bệnh tiểu đường và bệnh phenylketon niệu.

Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để phát hiện sớm các bất thườngThực hiện các xét nghiệm lâm sàng để phát hiện sớm các bất thường

Dị tật tim bẩm sinh không tím là một trong những dị tật phổ biến. Bệnh có thể phát hiện sớm ngay từ trong bào thai và dựa vào tình trạng thực tế mà có phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó, giúp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh phát triển khỏe mạnh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về dị tật tim bẩm sinh không tím. Nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và có cuộc sống bình an. 

Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh lý Tim mạch, trong đó có dị tật tim bẩm sinh không tím có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám. Nhân viên bệnh viện sẽ nhanh chóng liên lạc tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
71

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám