Tim thai yếu có nguy hiểm không? Phòng ngừa tim thai yếu như thế nào?

Phan Thị Hoàn

15-07-2024

goole news
16

Tim thai bắt đầu hình thành từ tuần thứ 3 và 4 của thai kỳ và có thể nghe rõ qua siêu âm từ khoảng tuần thứ 6 đến thứ 7. Là cơ quan quan trọng quyết định sự sống của thai nhi, tim thai yếu có thể gặp nhiều rủi ro và là một vấn đề cần được theo dõi chặt chẽ.

Tim thai phát triển bình thường là như thế nào?

Tim là bộ phận đầu tiên hình thành và là biểu hiện sớm nhất của sự sống trong tử cung của mẹ. Thông thường, từ tuần thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ, mẹ bầu đã có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi qua siêu âm. Đến khoảng tuần thứ 14, nhịp tim sẽ trở nên rõ ràng hơn. Ở tuần thứ 20 trở đi, mẹ bầu có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi một cách đều đặn.

Thai 7 tuần tim thai yếu phải làm sao?

Tim thai yếu là gì?

Nhịp tim của thai nhi thường từ 120 đến 160 nhịp/phút, cao hơn rất nhiều so với nhịp tim trung bình của người lớn là 75 nhịp/phút. Chức năng của tim thai là cung cấp máu cho sự phát triển và hình thành các cơ quan và bộ phận trên cơ thể. Nhịp tim của thai nhi sẽ có sự biến đổi qua từng tuần thai kỳ, tăng lên ở giữa giai đoạn và ổn định dần vào những tháng cuối.

Từ tuần thứ 9 - 10 của thai kỳ, nhịp tim của thai nhi dao động ở mức khoảng 170 nhịp/phút. Khi tiến đến tuần thứ 14, nhịp tim giảm xuống khoảng 150 nhịp/phút. Và đến tuần thứ 20 của thai kỳ, nhịp tim tiếp tục giảm xuống còn 140 nhịp/phút. Trong giai đoạn chuyển dạ, nhịp tim của thai nhi dao động từ khoảng 130 nhịp/phút và dần giảm xuống khoảng 75 nhịp/phút khi sắp đến lúc trẻ chào đời.

Tim thai yếu khi nào?

Tim thai bao nhiêu là yếu? Đây là thắc mắc của nhiều chị em khi đang trong quá trình mang thai. Nhịp tim của thai nhi thường dao động từ 140 đến 160 nhịp/phút và có thể tăng lên đến 180 nhịp/phút khi em bé hoạt động nhiều trong tử cung. Trong quá trình phát triển, nhịp tim sẽ dần giảm xuống khoảng 150 nhịp/phút vào tuần thứ 14, 140 nhịp/phút vào tuần thứ 20 và 130 nhịp/phút vào giai đoạn cuối thai kỳ. Khi nhịp tim thai giảm xuống dưới 110 nhịp/phút, có thể nguy cơ tim thai yếu. 

Dấu hiệu nào cho biết tim thai yếu:

  • Nhịp tim của thai nhi thấp hơn mức trung bình tại từng giai đoạn thai kỳ. 
  • Tim thai xuất hiện sau 8 tuần và nhịp tim không rõ ràng. 
  • Phôi thai có thể phát triển chậm, với kích thước không đủ tiêu chuẩn. 

Tim thai yếu tuần thứ 6 phải làm sao?

Thai 7 tuần tim thai yếu phải làm sao?

Nguyên nhân nào dẫn đến tim thai yếu?

Nguyên nhân tim thai yếu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Bao gồm dị tật tim thai bẩm sinh, tắc nghẽn tuần nuôi thai qua dây rốn, đầu thai bị chèn ép trong khung chậu, bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở mẹ bầu, các bất thường về nhiễm sắc thể, vỡ tử cung, nhau thai bất thường, cùng với các bệnh lý khác như suy thận, suy tim, tiểu đường.

Thêm vào đó, các vấn đề về dinh dưỡng và tâm lý của mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng tim thai yếu, ví dụ như:

  • Thai phụ không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, đạm, canxi, cũng có thể gây ra tình trạng tim thai yếu. 
  • Thai phụ làm việc quá sức và không được nghỉ ngơi, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi có thai trễ, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Nôn nghén kéo dài có thể dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Các bệnh lý phụ khoa như u bướu, ung thư, viêm nhiễm hoặc quan hệ tình dục không an toàn trong thai kỳ cũng có thể gây ra tình trạng tim thai yếu. 
  • Chấn thương vùng bụng trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Tâm trạng căng thẳng và lo lắng của người mẹ trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Tim thai yếu 3 tháng đầu có giữ được không?

Tim thai yếu tuần thứ 6 phải làm sao?

Tim thai yếu có thể giữ được không?

Trong những tháng đầu của thai kỳ, khi nhịp tim của thai nhi bị suy yếu, có thể có nguy cơ cao gặp sảy thai. Ví dụ, nhịp tim dưới 70 nhịp/phút có tỷ lệ sảy thai là 100%, dưới 90 nhịp/phút là 86%, và dưới 120 nhịp/phút là 50%.

Tim thai yếu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như:

  • Quá trình lưu thông máu, oxy và dinh dưỡng từ mẹ tới thai nhi không đảm bảo, ảnh hưởng đến sự hình thành các cơ quan và bộ phận trong cơ thể thai nhi, thậm chí gây ra dị tật bẩm sinh.
  • Có nguy cơ gây ra những bất thường ở nhau thai, có thể dẫn đến vỡ tử cung. Thai phụ thường xuyên gặp tụt huyết áp và đối mặt với nguy cơ sảy thai ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.

Tim thai yếu 3 tháng đầu có giữ được không?

Tim thai yếu 3 tháng đầu có giữ được không?

Chẩn đoán tim thai yếu như thế nào?

Rối loạn nhịp tim ở thai nhi thường được chẩn đoán thông qua siêu âm trước khi sinh hoặc khi Bác sĩ lắng nghe nhịp tim của thai nhi. Nếu phát hiện nhịp tim chậm bất thường, việc thực hiện siêu âm là cần thiết để đánh giá sức khỏe của thai nhi. 

Siêu âm bao gồm kiểm tra cử động, trương lực cơ và lượng nước ối, nhằm xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi và có cần thiết phải sinh non hay không. Đồng thời, các xét nghiệm máu và nước tiểu của mẹ có thể được thực hiện để sàng lọc các bệnh lý có thể gây ra rối loạn nhịp tim ở thai nhi.

Chẩn đoán tim thai yếu tháng cuối như thế nào?

Chẩn đoán tim thai yếu tháng cuối như thế nào?

Mẹ bầu bị tim thai yếu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng khi thai nhi bị tim yếu, vì vậy mẹ bầu cần bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Bổ sung protein

Protein là chất dinh dưỡng cần thiết để hình thành và phát triển nhiều cơ quan trong cơ thể của trẻ như não, cơ và máu. Mẹ bầu cần bổ sung lượng protein phù hợp với trọng lượng cơ thể của mình. Ví dụ, thai phụ nặng 68kg nên tiêu thụ khoảng 75g protein mỗi ngày. Các nguồn protein giàu bao gồm:

  • Thịt gà, thịt bò, thịt heo.
  • Hải sản.
  • Trứng.
  • Đậu Hà Lan.
  • Các sản phẩm từ đậu nành.

Tim thai đập yếu nên ăn gì?

Tim thai đập yếu nên ăn gì?

Bổ sung canxi

Việc bổ sung canxi rất tốt cho thai phụ, canxi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển khung xương cho em bé. Bên cạnh đó, canxi còn hỗ trợ cho các dây thần kinh và tim hoạt động bình thường. Mẹ bầu có thể bổ sung khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày. Dưới đây là các thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung để tăng cường canxi:

  • Các loại rau xanh sẫm màu như rau dền, rau lang, cải cầu vồng, cải bó xôi, đậu rồng, cải xoăn,...
  • Bánh mì nguyên cám.
  • Một số loại cá hồi tươi hay cá mòi.
  • Cam.
  • Các loại hạt như hạt mè, hạnh nhân.
  • Đậu phụ.
  • Sữa chua.

Tim thai yếu cần làm gì? Mẹ bầu cần bổ sung canxi.

Tim thai yếu cần làm gì? Mẹ bầu cần bổ sung canxi.

Axit folic

Axit folic là dưỡng chất cần thiết để duy trì hồng cầu khỏe mạnh và sản xuất lượng máu cần thiết cho thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, axit folic còn hỗ trợ quá trình phát triển não và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. 

Thai phụ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày. Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng:

  • Đậu lăng, đậu tây.
  • Một số loại rau xanh lá như cải xoăn, bông cải xanh.
  • Trái cây họ cam quýt.
  • Các loại hạt và đậu.

Cải xoăn rất tốt cho bà bầu. 

Phòng ngừa tim thai yếu như thế nào?

Để giúp mẹ bầu giảm nguy cơ tim thai yếu, thì mẹ bầu cần phải tuân thủ các biện pháp đề phòng sau đây:

  • Thực hiện các xét nghiệm thai kỳ định kỳ: Điều này giúp theo dõi sức khỏe của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit folic, giúp giảm nguy cơ dị tật liên quan đến tủy sống và não đến 70%.
  • Tiêm phòng trước khi mang thai: Quá trình tiêm phòng này có thể ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm và giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi.
  • Mẹ bầu cần tập thể dục nhẹ nhàng và tập yoga: Đây là cách để duy trì hoạt động thể chất có lợi cho sức khỏe chung của cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Sử dụng thuốc: Không dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của Bác sĩ.

Tiêm phòng trước khi mang thai để giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tiêm phòng trước khi mang thai để giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về "Tim thai yếu có sao không? Cách phòng ngừa tim thai yếu như thế nào?".

Nếu như bạn còn có bất cứ thắc mắc gì về sản phụ khoa hoặc đang tìm địa chỉ sinh bé uy tín hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám để được hỗ trợ. Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
386

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám