Tinh hoàn lò xo là gì?
Tinh hoàn lò xo (Retractile Testicle) là hiện tượng tinh hoàn có thể di chuyển qua lại giữa bìu và háng, phổ biến ở các bé trai. Khi tinh hoàn co rút sẽ nằm trong bẹn, qua thăm khám bác sĩ có thể dùng tay đưa bộ phận này về trong bìu.
(Tinh hoàn lò xo là tình trạng tinh hoàn di chuyển qua lại giữa bìu và háng)
Tinh hoàn được hình thành trong bụng thai nhi, đến những tháng cuối cùng sẽ dần di chuyển xuống bìu. Nếu tinh hoàn không hạ xuống trước khi sinh thì trong một vài tháng sau đó, cơ quan này sẽ về đúng vị trí, ở trong bìu vĩnh viễn.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp tinh hoàn lò xo cần một khoảng thời gian dài, đến trước hoặc trong tuổi dậy thì để biến mất. Thế nhưng, cũng có trường hợp tinh hoàn vẫn luôn ở trong háng và không thể di chuyển, được gọi là tinh hoàn đi lên hoặc tinh hoàn ẩn.
Triệu chứng tinh hoàn lò xo ở trẻ em
Những triệu chứng tinh hoàn lò xo hay tinh hoàn co rút mà cha mẹ có thể nhận biết như:
- Có thể di chuyển tinh hoàn bằng tay từ háng xuống bìu nhưng không lập tức rút về háng.
- Tinh hoàn có thể xuất hiện tại bìu nhưng chỉ ở đó một thời gian ngắn.
- Tinh hoàn biến mất ở bìu trong một khoảng thời gian.
(Triệu chứng tinh hoàn lên xuống giữa háng và bìu ở trẻ em)
Lưu ý, cần phân biệt tinh hoàn lò xo và tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism), đây là 2 bệnh lý khác nhau. Tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng tinh hoàn không thể di chuyển xuống bìu, không nằm trên đường đi bình thường của tinh hoàn xuống bìu.
Nguyên nhân gây bệnh
Cơ treo bìu (Cremaster Muscle) là một dải cơ vân nhỏ nằm trong thừng tinh, nối tiếp với cơ chéo trong thành bụng. Nếu cơ treo bìu co lại, sẽ kéo tinh hoàn trở lại phía ổ bụng, dẫn đến tình trạng tinh hoàn lò xo.
(Cơ treo bìu co lại có thể kéo tinh hoàn trở lại ổ bụng)
Phản xạ cơ treo bìu có thể được kích thích bằng việc cọ xát dây thần kinh mặt trong đùi, xúc cảm sợ hãi hoặc cười. Trong một số trường hợp, loại cơ này cũng được kích thích khi ở trong môi trường nhiệt độ thấp.
Những yếu tố nêu trên, như tác động kích thích quá mức hoặc môi trường lạnh đều có thể kéo tinh hoàn khỏi bìu và lên háng. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý đến những hành động cũng như nhiệt động không gian sống của trẻ.
Biến chứng tinh hoàn lò xo
Tinh hoàn lò xo ở trẻ em phần lớn lành tính, có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị sâu. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và không được xử lý kịp thời sẽ gây ra biến chứng, diễn tiến thành tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn ẩn là tình trạng bé trai khi chào đời, một hoặc cả hai bên tinh hoàn không di chuyển xuống hoặc nằm ở vị trí khác ngoài bìu. Bệnh lý này khiến bìu kém phát triển, khiến trẻ tự ti, gặp cản trở tâm lý trong tương lai.
Phương pháp chẩn đoán
Nếu cha mẹ phát triển tinh hoàn của trẻ không nằm trong bìu, khi thăm khám bác sĩ sẽ tiến hành tìm vị trí. Khi đã xác định được, bác sĩ dùng tay nhẹ nhàng đưa tinh hoàn trở lại bìu, về đúng vị trí ban đầu.
Trong quá trình thực hiện, cha mẹ có thể phối hợp để trẻ nằm, ngồi hoặc đứng, đây là những tư thế giúp bác sĩ thực hiện thao tác dễ dàng. Nếu tinh hoàn lập tức rút về háng thì cần xem xét nguy cơ tinh hoàn ẩn hoặc tinh hoàn di động, bởi tinh hoàn lò xo thường không di chuyển trở lại bẹn ngay lập tức.
(Cần đến bệnh viện để chẩn đoán tinh hoàn lò xo)
Để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, phụ huynh có thể chuẩn bị trước một số thông tin dựa vào các câu hỏi sau:
- Lần thăm khám trước đây, cơ sở y tế xác định tình trạng sức khỏe tinh hoàn như thế nào?
- Khi nào cha mẹ nhận thấy sự biến mất của tinh hoàn trong bìu?
- Đã quan sát, nhìn thấy tình trạng này trước đây chưa?
- Trẻ có bị đau tại vị trí tinh hoàn hoặc háng không?
- Trẻ từng điều trị chứng thoát vị bao giờ chưa?
- Bé trai từng bị chấn thương tại bộ phận sinh dục hoặc háng không?
Dựa vào những thông tin cha mẹ trẻ cung cấp, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân bẩm sinh hay do bệnh lý, chấn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được hướng điều trị phù hợp, kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị tinh hoàn lò xo
Trong phần lớn các trường hợp, tinh hoàn lò xo không phần can thiệp ngoại khoa ngay lập tức, có thể theo dõi đến khi dậy thì. Nếu chúng tự động biến mất, tinh hoàn về lại bìu thì không cần điều trị, tuy nhiên cần tái khám đều đặn đến khi xuống bìu hoàn toàn.
Tuy nhiên, 1/3 trường hợp tinh hoàn lò xo diễn tiến thành tinh hoàn ẩn, khi này cần can thiệp phẫu thuật để đưa tinh hoàn về đúng vị trí. Sau hậu phẫu, sức khỏe hồi phục thì các bé trai vẫn cần thường xuyên theo dõi, khám lại nhằm tránh tái phát bệnh.
Nếu trẻ bắt buộc phải phẫu thuật, cha mẹ cần thận trọng và kỹ lưỡng lựa chọn đơn vị thực hiện. Gia đình có thể cân nhắc, tham khảo dịch vụ điều trị bất thường sinh dục nam tại khoa Nam học - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
(Điều trị bất thường sinh dục nam tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Chuyên khoa quy tụ đội ngũ y bác sĩ lành nghề, luôn không ngừng cập nhật công nghệ mới giúp điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân, trong đó có phẫu thuật tạo hình lại các bất thường cơ quan sinh dục nam. Cùng với đó là cơ sở vật chất hiện đại như hệ thống phòng phẫu thuật vô khuẩn, máy thở hiện đại, dao điện cao tần, kính vi phẫu,...
Đối với trẻ nhỏ, Bệnh viện Phương Đông xây dựng riêng khu vực vui chơi nội trú, thiết kế phòng nội trú dễ thương, tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhi. Những nỗ lực đó nhằm cải thiện trải nghiệm khám, chữa bệnh của khách hàng, mang lại trải nghiệm như đi nghỉ dưỡng.
Kết lại, tinh hoàn lò xo là sự di chuyển của tinh hoàn giữa háng và bìu ở bé trai, do phản xạ cơ mạnh hoặc hoạt động quá mức gây ra. Phần lớn tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe, vì chúng có thể tự di chuyển xuống bìu hoặc can thiệp bằng tay bởi bác sĩ chuyên môn.