Chấm dứt tình trạng trầm cảm ở học sinh như thế nào?

Dương Minh Ngọc

06-10-2022

goole news
16

Các bạn ở lứa tuổi học sinh là các bạn đang có sự bắt đầu phát triển về mặt tâm sinh lý, nên lứa tuổi này rất nhạy cảm với các tác động xung quanh. Các em học sinh dễ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ, áp lực và các lối sống tiêu cực. Những ảnh hưởng đó dẫn đến sự bi quan, chán nản và nặng nhất là ý nghĩ tự tử. Điều đó gây ra bệnh trầm cảm ở học sinh. Vì vậy, cha mẹ cần phải quan tâm, chia sẻ để tránh xảy ra những hậu quả xấu do bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm hay còn gọi là depression, đây là bệnh rối loạn tâm trạng. Người bệnh thường hay có cảm giác buồn bã, triệu chứng hay khóc (có hoặc không xuất hiện kèm theo). Bệnh này khiến cho người gặp tình trạng không có động lực, giảm động lực và hứng thú trong mọi công việc; kể cả những việc đó nằm trong sở thích của họ.

Căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành động của người bệnh. Nó khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Trầm cảm hay còn gọi là chứng rối loạn tâm trạng

Trầm cảm hay còn gọi là chứng rối loạn tâm trạng

Trầm cảm là bệnh cần được quan tâm, phát hiện và điều trị kịp thời. Ở những người bị nhẹ, người bệnh sẽ không cần dùng đến thuốc và biểu hiện của họ chưa có sự nghiêm trọng. Nhưng người bệnh cần có sự quan tâm của gia đình, người thân và bạn bè. Lúc này, việc gặp bác sĩ để hỗ trợ điều trị là điều tốt nhất cho người bệnh. Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng tệ hơn.

Tại sao học sinh THCS và THPT dễ bị trầm cảm?

Trầm cảm ở học sinh THCS và THPT có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Do áp lực từ gia đình, xã hội và cuộc sống:

Những áp lực từ việc học tập; từ các mối quan hệ bạn bè; quan hệ xã hội và việc dạy dỗ từ gia đình, nhà trường. Điều đó đã gây ra tâm trạng mệt mỏi, stress. Những bạn học sinh sẽ dần bị trầm cảm khi những sự căng thẳng, áp lực đó lớn và kéo dài.

  • Tuổi dậy thì là giai đoạn tâm sinh lý thay đổi:

Ở lứa tuổi này, các em học sinh đang bước vào giai đoạn dậy thì. Các em chưa có đủ khả năng nhận thức, xử lý về một tình huống mà mình gặp phải. Vì thế, các em dễ bị ảnh hưởng bởi những hành động và suy nghĩ tiêu cực. Điều đó dẫn đến cảm xúc và hành vi bản thân cũng bị ảnh hưởng. Nếu các em không được định hướng đúng đắn, thì những hành vi ấy sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc.

  • Nguyên nhân sinh học:

Các chất dẫn truyền ở vùng thần kinh đảm nhiệm chức năng dẫn truyền tín hiệu đến các vùng khác của não bộ và cơ thể. Khi các chất này bị thay đổi hoặc hư hại, thì chức năng cảm thụ của hệ thần kinh cũng bị biến đổi. Điều ấy dẫn đến căn bệnh trầm cảm ở học sinh.

  • Các đặc điểm di truyền:

Những em học sinh có người thân bị trầm cảm thường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm hơn người bình thường.

  • Bị ám ảnh từ những sự đau thương trong quá khứ lúc nhỏ:

Những việc đau thương thời thơ ấu, mà các em đã từng trải qua như: bị lạm dụng tinh thần và thể chất; người thân qua đời;… nó sẽ gây ra sự thay đổi trong não bộ. Nó khiến các em ở lứa tuổi học sinh dễ bị trầm cảm.

  • Do lối sống không lành mạnh:

Những thói quen, lối sống xấu ở tuổi thanh thiếu niên như: nghiện điện tử, thức khuya, lười vận động, ăn uống không đầy đủ, sử dụng các chất kích thích,... Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự trầm cảm do suy nhược thần kinh, suy giảm thể chất.

  • Người thuộc giới tính thứ ba ở lứa tuổi học sinh:

Đây là một vấn đề nhạy cảm. Nên khi các em nhận ra giới tính thật của bản thân sẽ thường có sự mặc cảm, tự ti. Những bạn bè cùng trang lứa chưa có nhận thức đúng đã trêu chọc, dè bìu. Khiến những em nhận ra giới tính thứ ba càng mặc cảm và dẫn đến trầm cảm.

Áp lực căng thẳng học hành là một trong những nguyên nhân gia tăng trầm cảm ở học sinhÁp lực căng thẳng học hành là một trong những nguyên nhân gia tăng trầm cảm ở học sinh

Biểu hiện mắc bệnh trầm cảm ở học sinh

Lứa tuổi này là lứa tuổi luôn có những bất thường trong hành vi, tính cách, suy nghĩ. Vì đây là giai đoạn tâm sinh lý bắt đầu thay đổi và dần có nhận thức. Nhưng nếu tâm lý lứa tuổi này có những biểu hiện không tích cực, thì đây có thể là sự bắt đầu cho căn bệnh trầm cảm ở học sinh. Những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh như:

Biểu hiện trầm cảm về mặt tinh thần

  • Thường xuyên cảm thấy cáu giận:

Ở giai đoạn này, các em học sinh chỉ học tập là chủ yếu. Vậy nên các em mất kiểm soát mỗi khi cảm thấy chán nản hay mất động lực. Các em thường hay nóng tính và thể hiện sự tức giận của bản thân bằng cách la hét, đập cửa,…

  • Cảm thấy bản thân không có giá trị hoặc vô dụng:

Khi mới ở độ tuổi này, các em bắt đầu thấy cuộc sống bản thân vô vị, không có giá trị nào, mất hứng thú. Nếu các em thường nói bản thân mình vô dụng thì các cha mẹ phải để ý cẩn thận. Đây là dấu hiệu cho thấy các em đang bắt đầu tới mức độ nặng hơn của bệnh trầm cảm.

  • Cảm giác buồn nhưng không rõ lý do:

Nếu phụ huynh thấy con mình trầm lắng, ảm đạm hơn bình thường mà không có lý do cụ thể. Tình trạng diễn ra với tần suất xảy ra ngày một nhiều hơn. Thì đây chính là lúc cần dành nhiều thời gian tìm hiểu, chia sẻ và giúp đỡ con vượt qua.

  • Mất hứng thú trong học tập, sở thích:

Khi thấy con mình chỉ ngồi yên một chỗ, mà con không có sự quan tâm đến bất kỳ hoạt động nào dù là con từng yêu thích. Điều đó chứng minh con đang gặp vấn đề khúc mắc về tâm lý cần được tháo gỡ.

  • Thích ở một mình:

Mỗi đứa trẻ đều thích được người khác tôn trọng sự riêng tư. Nhưng nếu đứa trẻ ấy tự tách bản thân khỏi gia đình, người thân và bạn bè. Thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ cần sự giúp đỡ từ mọi người.

Trẻ cô lập bản thân là biểu hiện về tâm lý bị trầm cảmTrẻ cô lập bản thân là biểu hiện về tâm lý bị trầm cảm

  • Có thái độ chán ghét hay thù địch với cha mẹ và xã hội:

Các em hay giải tỏa cảm xúc chán ghét quá mức hay nổi loạn để đối phó với gia đình và xã hội. Lúc này, bậc phụ huynh thay vì trách móc, la mắng, thì cha mẹ nên cố gắng chia sẻ, quan tâm con hơn. Việc cha mẹ tìm hiểu những lý do đằng sau những hành vi và cảm xúc như vậy giúp ích cho việc điều trị tình trạng trầm cảm của con.

  • Bị ám ảnh và có suy nghĩ với việc tự sát hay cái chết:

Nếu cuộc trò chuyện của một đứa trẻ chỉ xoay quanh chủ đề hay cảm xúc của việc tự tử hay cái chết. Phụ huynh cần ngay lập tức đưa con tìm đến bác sĩ để hỗ trợ thăm khám, điều trị.

Biểu hiện về sức khỏe thể chất

  • Có cảm giác chán hoặc thèm ăn quá mức:

Trẻ mắc bệnh thường chán ăn, bỏ bữa. Ăn không đầy đủ hay có thể ăn nhiều quá mức kiểm soát. Một số các bạn thanh thiếu niên tự chống lại căn bệnh trầm cảm và áp lực bằng cách ăn uống nhiều hơn bình thường. Việc đó chỉ dừng lại ở việc ăn quá mức, nhưng bố mẹ cũng phải để ý cẩn thận.

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi:

Trẻ thường có triệu chứng đau lưng, đau đầu, chóng mặt. Trẻ có vận động chậm chạp, lười biếng, không chịu di chuyển, nằm một chỗ. Phụ huynh hãy quan sát các bạn bè của con xem chúng có biểu hiện mệt mỏi mọi lúc như con mình hay không? Vì đây có thể là một dấu hiệu trầm cảm ở học sinh.

  • Các thói quen ngủ bị thay đổi:

Sự thay đổi rõ rệt trong kiểu ngủ và thói quen ngủ. Đây là một dấu hiệu quan trọng nhận biết của bệnh trầm cảm ở học sinh THCS và THPT. Các em thường ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Trẻ có những giấc ngủ không sâu, không ngon giấc, bị rối loạn giấc ngủ, thường mơ thấy ác mộng hoặc ngủ quá nhiều. Lúc này, các bậc cha mẹ cần phải chú ý theo dõi con một cách cẩn thận và thận trọng.

Rối loạn giấc ngủ là biểu hiện của tình trạng trầm cảm ở học sinhRối loạn giấc ngủ là biểu hiện của tình trạng trầm cảm ở học sinh

Hậu quả trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm ở học sinh thcs và trầm cảm ở học sinh thpt là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Trầm cảm học sinh có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân. Nếu người bệnh không được quan tâm, phát hiện và chữa trị kịp thời. Thì bệnh sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh.

Kết quả học tập bị suy giảm:

Các dấu hiệu trầm cảm kéo dài sẽ khiến các em học sinh mất tập trung. Trí nhớ của các em sẽ suy giảm gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập dẫn đến chất lượng học tập bị sa sút.

Chất lượng cuộc sống không tốt:

Căn bệnh này có thể khiến chất lượng cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên bị giảm sút. Hầu như các em đều không muốn làm bất kì công việc gì. Thậm chí việc chăm sóc hay vệ sinh cơ thể hàng ngày. Vì vậy, việc này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của các em.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ:

Dấu hiệu đặc trưng thường thấy của trẻ bị trầm cảm là tự cô lập bản thân; xa lánh mọi người; ngại nói chuyện với bất kỳ ai. Chính vì những biểu hiện đó ở trẻ, nó cũng khiến trẻ mất dần các mối quan hệ bạn bè, xã hội.

Nguy cơ tự tử cao:

Nếu căn bệnh trầm cảm của học sinh không được phát hiện kịp thời. Sẽ khiến trẻ có những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Suy nghĩ của các em không thông dẫn đến có nguy cơ tự sát cao.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh trầm cảm ở học sinh là tự tửHậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh trầm cảm ở học sinh là tự tử

Các biện pháp điều trị trầm cảm ở học sinh

Bệnh trầm cảm ở học sinh có thể gây ra những hậu quả không nhỏ. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập bị giảm sút. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và can thiệp kịp thời, thì các biểu hiện của người bệnh sẽ được cải thiện tích cực hơn.

Trầm cảm khi còn là học sinh cũng sẽ được áp dụng các giải pháp như bệnh trầm cảm khác: hỗ trợ cải thiện tại nhà, sử dụng thuốc và liệu trình trị liệu tâm lý. Việc điều trị tùy vào mức độ và nguyên nhân, mà các bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra lời khuyên, cũng như những phương pháp chữa trị thích hợp nhất.

Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Đối với những em bị ở mức độ nhẹ, các biểu hiện bệnh chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Các nhà tâm lý sẽ khuyến khích người nhà sử dụng các biện pháp cải thiện tại nhà. Nó sẽ giúp các em học sinh cải thiện tâm lý và thể chất. Từ đó nó khắc phục được bệnh theo hướng tốt hơn:

  • Học sinh không được sử dụng các chất kích thích như:

Rượu bia, thuốc lá hoặc các chất gây nghiện, nhất là trong quá trình đang điều trị bệnh.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học:

Phụ huynh cần lựa chọn những thực phẩm có nhiều khoáng chất, vitamin. Như: rau củ quả, trái cây, những thứ tốt cho não bộ cho các em sử dụng. Việc này sẽ giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nó giúp cải thiện cảm xúc, giảm áp lực và âu lo. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần hạn chế ăn những món cay, những đồ ăn nhiều chất béo, đóng hộp hay chế biến sẵn.

  • Đảm bảo giấc ngủ ở trẻ:

Trẻ cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và cần tập thói quen ngủ trước 11 giờ đêm. Giấc ngủ cho trẻ để được đảm bảo các phụ huynh nên chọn những không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát. Trang bị ánh sáng và nhiệt độ thích hợp. Nếu con vẫn cảm thấy khó ngủ, bạn hãy sử dụng thêm tinh dầu để con ngủ sâu hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có khả năng tập trung cao hơn; có năng lượng tích cực và hoàn thành công việc tốt hơn vào hôm sau.

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao:

Việc thường xuyên vận động sẽ giúp gia tăng các hormone hạnh phúc. Điều đó giúp tăng cường sự tập trung và giảm stress ở những em học sinh bị trầm cảm. Các em chỉ cần tập những bài tập hay các hoạt động đơn giản như: chạy bộ, bơi lội, yoga, ngồi thiền,...

  • Cha mẹ hãy khuyến khích các con chủ động trò chuyện với mọi người xung quanh

Những người mà trẻ có cảm giác tin tưởng như bạn thân, người thân. Thói quen mới này sẽ giúp trẻ tâm sự được những khó khăn đang gặp. Đồng thời giảm stress, áp lực và căng thẳng. Ngoài ra, trẻ có thể còn nhận được những lời khuyên hữu ích, giúp cải thiện và cân bằng tâm trạng tốt hơn.

  • Cân bằng thời gian giữa việc học và giải trí:

Cha mẹ hãy tạo điều kiện để trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí mà trẻ yêu thích. Điều đó để giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ thay vì kỳ vọng quá nhiều ở trẻ, bố mẹ nên cố gắng chủ động quan tâm, trò chuyện và chia sẻ với con.

  • Các thành viên nên quan tâm, chú ý đến các em nhiều hơn

Việc đồng hành cùng các em trong giai đoạn điều trị bệnh là điều quan trọng nhất giúp tình trạng nhanh được cải thiện.

  • Nhà trường, thầy cô cũng nên tạo một môi trường học tập thoải mái

Giáo viên không được gây áp lực lên trẻ về thành tích và điểm số. Hơn thế nữa, việc kiểm soát bạo lực học đường, cũng nên được nhà trường kiểm soát chặt chẽ.

Phụ huynh quan tâm con nhiều hơn là biện pháp điều trị tại nhà cải thiện bệnh trầm cảmPhụ huynh quan tâm con nhiều hơn là biện pháp điều trị tại nhà cải thiện bệnh trầm cảm

Trị liệu tâm lý

Ngày nay, trị liệu tâm lý đang là một giải pháp phổ biến và được áp dụng trong quá trình điều trị các bệnh về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm ở học sinh. Ưu điểm của phương pháp này là không sử dụng thuốc, nó đảm bảo sự an toàn cho lứa tuổi học sinh và hạn chế sự tái phát.

Đây là một biện pháp trò chuyện trực tiếp giữa người bệnh và chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng những kỹ thuật chuyên môn để có thể dần tìm hiểu những vấn đề, nguyên nhân của bệnh nhân, từ đó hiểu hơn về căn bệnh.

Chuyên gia sẽ giúp cho các em dần dần nhận thấy những sự bất thường của bản thân. Đồng thời họ sẽ tìm ra những hướng đi khắc phục tốt nhất về vấn đề của bệnh nhân. Trong giai đoạn điều trị, các em sẽ dần hồi phục sức khỏe tự nhiên. Các em còn học được cách kiểm soát tốt tâm trạng và hành động của mình sao cho ngăn chặn bệnh tái phát.

Điều trị bằng thuốc Tây

Nếu bệnh trầm cảm ở học sinh THCS và THPT có sự chuyển biến nặng hơn. Bệnh nhân bắt đầu thực hiện các hành vi làm tổn thương bản thân và những người xung quanh. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng biện pháp này. Việc dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được những triệu chứng bất thường, phòng ngừa những biểu hiện xấu. 

Phương pháp này được đánh giá là không tốt, vì nó có nguy cơ cao gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn và nó chỉ giải quyết một vài triệu chứng. Vì vậy, những trường hợp trầm cảm học sinh, các cha mẹ nên quan sát và theo dõi trẻ. Phụ huynh không được cho trẻ tự giữ thuốc và sử dụng thuốc, điều đó để hạn chế uống thuốc quá liều. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình sử dụng thuốc, trẻ có những biểu hiện lạ, thì cha mẹ cần báo ngay với chuyên gia để được tư vấn và thay đổi phương pháp điều trị.

Học sinh mắc trầm cảm có thể được chỉ định dùng thuốc tây để kiểm soát triệu chứng bất thườngHọc sinh mắc trầm cảm có thể được chỉ định dùng thuốc tây để kiểm soát triệu chứng bất thường

Bài viết trên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp cho bạn thông tin về bệnh trầm cảm ở học sinh. Nếu con của bạn có những dấu hiệu cũng như biểu hiện trên, bạn hãy quan tâm và hỗ trợ chúng kịp thời. Việc dẫn con đến gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý là điều cần thiết để có một hướng đi đúng đắn và giúp các em vượt qua được giai đoạn khó khăn của căn bệnh này.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
9,441

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám