Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không?

Trần Hồng Nụ

24-03-2021

goole news
16

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đây thường là hiện tượng không quá nguy hiểm tuy nhiên cần có biện pháp chăm sóc và điều trị để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không?

Để biết bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm hay không, trước hết hãy tìm hiểu về căn bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nói chung. Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đây là hiện tượng trẻ bị nôn mửa khi sữa từ dạ dày bị chảy ngược lên thực quản. Tình trạng có thể khiến trẻ bị sặc và ảnh hưởng tới chức năng hô hấp.

Hiện nay trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày được xếp vào 2 nhóm chính là GER và GERD, cụ thể như sau:

  • GER: Đây là tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ sơ sinh do các chức năng trong dạ dày chưa hoàn chỉnh. Nếu bé bị mắc chứng trào ngược do nguyên nhân này và vẫn ăn ngủ, tăng cân đều thì cha mẹ không cần quá lo lắng, đa phần tình trạng sẽ hết khi bé lớn lên.
  • GERD: Là bệnh trào ngược dạ dày thực quản và được đánh giá nghiêm trọng hơn so với hiện tượng GER. Bệnh lý có thể đi theo bé trong quá trình phát triển sau này nên cần được phụ huynh quan tâm.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ

Vậy tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không. Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đây có thể là vấn đề đáng lo ngại nếu kéo dài tới khi bé được 1 tuổi mà vẫn chưa chấm dứt. Khi ấy các biểu hiện có thể bắt gặp bao gồm::

  • Bé hô hấp kém, thở khò khè, ho kéo dài, nhiều đờm ở cổ họng. Nếu không được điều trị, các biểu hiện này kéo dài có thể gây ra biến chứng hen suyễn ở các bé.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày từ khi sinh ra tới hơn 1 tuổi có thể bị còi cọc do khả năng ăn uống đã bị ảnh hưởng. Thậm chí còn có thể gây ra hội chứng barrett thực quản làm bộ phận này bị viêm.
  • Bé gặp phải các vấn đề liên quan tới răng miệng do pH trong thực quản, hầu họng của bé bị mất cân bằng bởi axit dạ dày. 

Bé bị trào ngược dạ dày nếu được nhận biết sớm và xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp phụ huynh tìm ra phương pháp khắc phục và hạn chế các biến chứng sau này. 

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ bị trào ngược dạ dày do nguyên nhân nào là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Bác sĩ chuyên khoa cho biết có 2 nguyên nhân chính dẫn tới chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi và trẻ sơ sinh là do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện và mẹ cho bé bú không đúng tư thế. 

  • Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Vòng cơ là bộ phận có tác dụng đóng mở giữa thực quản và dạ dày. bộ phận này sẽ giúp thức ăn không bị trào ngược lên dạ dày, nó thường chỉ mở khi có đồ ăn cần nuốt xuống. Ở trẻ sơ sinh bộ phận này chưa phát triển hoàn thiện. Do đó gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi và trẻ sơ sinh. 
  • Do trẻ bú không đúng tư thế: Dạ dày của bé thường nằm nghiêng về phía bên phải hoặc nằm ngang. Vì thế nếu cho bé bú không đúng cách thì rất có thể dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày. Khi ấy sữa chảy ngược lên thực quản dẫn tới biểu hiện nôn mửa, người tím tái và khó thở. 

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Bên cạnh 2 nguyên nhân chính nói trên thì hiện tượng trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh còn có thể xảy ra do một số các nguyên nhân khác như sau:

  • Trẻ bị thiếu cân hoặc sinh non.
  • Cha mẹ để bé nằm ngửa quá nhiều khiến thức ăn trào ngược lên thực quản.
  • Một nguyên nhân khác là thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa, ở dạng chất lỏng nên dễ lòi quan các khe hở và gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. 
  • Trẻ bị viêm thực quản có biểu hiện trào ngược dạ dày. 

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi nếu là hiện tượng sinh lý với các biểu hiện nôn trớ ít và không thường xuyên thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Hiện tượng thường không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu đó trào ngược dạ dày bệnh lý thì cha mẹ cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám ngay.

Tình trạng ọc sữa là một trong những biểu hiện của trào ngược dạ dày ở trẻ

Tình trạng ọc sữa là một trong những biểu hiện của trào ngược dạ dày ở trẻ

Trường hợp bé bị trào ngược dạ dày bệnh lý sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ nhỏ bị nôn mửa thường xuyên khi bú. 
  • Bé xuất hiện tình trạng ọc sữa qua đường miệng hoặc mũi. 
  • Các bé có biểu hiện khó chịu khi được mẹ cho bú. 
  • Bé quấy khóc thường xuyên, nhất là vào buổi đêm. 
  • Theo dõi cân nặng thấy bé chậm tăng cân, còi cọc thậm chí còn sụt cân. 
  • Trẻ bị khò khè không dứt.
  • Trẻ nhỏ bị viêm phổi, khó thở, tái phát nhiều lần. 
  • Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi sẽ khiến bé khó khăn khi hô hấp. 

Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày - Ba mẹ phải làm sao?

Phải làm gì khi phát hiện dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là câu hỏi chung của nhiều bậc cha mẹ. Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, giải pháp khắc phục vấn đề này sẽ phụ thuộc vào việc trẻ mắc trào ngược dạ dày sinh lý hay bệnh lý. 

Với hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em do yếu tố sinh lý, ba mẹ cần lưu ý:

  • Nên cho bé bú sữa theo nguyên tắc “trái trước, phải sau”, có nghĩa là khi cho bé bú cần đặt nằm nghiêng bên trái trước sau đó mới đến bên phải. 
  • Nên hạn chế việc cho bé nằm bú vì có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày rất nguy hiểm. 
  • Với các bé bú bình thì nên đặt bình sao cho vị trí đầu núm vú luôn đầy sữa. 
  • Không cho bé bú bình khi đang quấy khóc, sau khi bé bú xong nên bế bé từ 15 tới 20 phút để sữa được tiêu hóa dễ dàng hơn. 
  • Cha mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé mỗi khi ăn xong để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở bé 2 tháng tuổi.

Cha mẹ cần biết cách vỗ ợ hơi cho bé để phòng tránh hiện tượng trào ngược dạ dày

Cha mẹ cần biết cách vỗ ợ hơi cho bé để phòng tránh hiện tượng trào ngược dạ dày

Trường hợp nhận thấy các biểu hiện trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý thì nên đưa bé tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng hiện tại, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. 

Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày - khi nào cần đi khám?

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi khi nào cần đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế. Chuyên gia tư vấn hãy đưa bé tới gặp bác sĩ khi xuất hiện các biểu hiện sau đây.

  • Trẻ thường xuyên nôn, thậm chí có thể kèm theo máu. 
  • Bé thường quấy khóc hoặc bỏ ăn kéo dài.
  • Bé bị nôn bất thường sau mỗi lần bú sữa. 
  • Trẻ nhỏ bị viêm phổi. 
  • Trẻ có biểu hiện ốm yếu, chậm tăng cân và thường xuyên mệt mỏi. 

Khi tới bệnh viện các bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể tình trạng của bé và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là vấn đề cần được cha mẹ theo dõi và đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và có phương hướng điều trị sớm để tránh biến chứng, đảm bảo sự phát triển tốt nhất về sức khỏe. Khi cần tư vấn hoặc đặt lịch khám, liên hệ tới số 19001806 để được hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,171

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám