Chăm sóc trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Không chỉ nô đùa nghịch ngợm, biếng ăn vào mỗi bữa, tình trạng khóc đêm khiến trẻ trở nên cáu gắt hơn vào ban ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời gây nên sự mệt mỏi cho người chăm sóc trẻ. Vậy trẻ 2 tuổi khóc đêm xuất phát từ nguyên nhân nào? Bệnh viện Phương Đông sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này.
Hiểu hơn về giấc ngủ của trẻ nhỏ
Ngủ là nhu cầu sinh lý tự nhiên có vai trò giúp cân bằng yếu tố nội và ngoại sinh của con người. Giấc ngủ cần thiết trong quá trình phát triển và phục hồi cơ thể. Ở trẻ em, nhu cầu về giấc ngủ cao hơn bình thường, trong khi ngủ, thuỳ trước tuyến yên của não trẻ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng và kích thích phát triển trí não.
Theo nghiên cứu, giấc ngủ của con người gồm 2 chu kỳ là giấc ngủ REM và giấc ngủ không REM. Trong khi ngủ, hai chu kỳ này sẽ diễn ra xen kẽ và liên tục lẫn nhau. Có khoảng 4-6 chu kỳ REM và không REM lần lượt luân phiên diễn ra với thời gian mỗi chu kỳ dài khoảng từ 90-120 phút. Càng vào đêm muộn, thời gian của REM sẽ kéo dài hơn, không REM sẽ ngắn lại hơn.
Tìm hiểu nhu cầu ngủ ở từng lứa tuổi để tìm ra bất thường khi trẻ 2 tuổi khóc đêm:
- Với trẻ sơ sinh: Mỗi ngày thường ngủ 20-22 giờ và chỉ thức dậy khi bị ướt và đói.
- Trẻ dưới 1 tuổi: Nhu cầu giấc ngủ là từ 16-18h mỗi ngày.
- Trẻ từ 1-8 tuổi thường bị các cơn hốt hoảng khi ngủ với các biểu hiện là la hét, vùng vẫy sau khi ngủ được vài giờ. Cơn hốt hoảng này kéo dài từ 10-15 phút, trẻ biểu lộ sự sợ hãi, căng thẳng và không thể dỗ dành được. Sau đó trẻ sẽ tự động ngủ thiếp đi.
Giấc ngủ vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ
Trẻ 2 tuổi khóc đêm thế nào là bình thường?
Về cơ bản, trẻ khóc đêm là một hiện tượng sinh lý bình thường. Trẻ có thể có những biểu hiện “dự báo” trước khi bước vào giấc ngủ như khó chịu, trằn trọc, quấy khóc, khi vào giấc, trẻ hay giật mình và khóc thét. Ở trẻ sơ sinh, trường hợp trẻ khóc đêm còn gọi là khóc dạ đề và thường kéo dài cho đến khi trẻ được 3 tháng tuổi. Sau 3 tháng, trẻ sẽ ngừng khóc mà không cần can thiệp điều trị.
Với trẻ 2 tuổi, tình trạng khóc đêm không còn là bình thường nữa mà giấc ngủ của trẻ đang gặp phải một hoặc một vài nguyên nhân.
Trẻ khóc đêm kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh lý
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi khóc đêm
Trẻ bước qua giai đoạn sơ sinh (sau 3 tháng tuổi) nếu thường xuyên khóc đêm sẽ ảnh hưởng tiêu cực với sự phát triển của con và sức khỏe của người chăm sóc. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có thể đang gặp phải các nguyên nhân sau:
- Cơ thể thiếu vi chất: Vi chất rất quan trọng với sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng tới thể chất và trí não của con. Thiếu vi chất khiến cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, ngủ chập chờn và hay khóc đêm. Vi chất cần thiết để giúp trẻ ngủ ngon là vitamin D, canxi, kẽm,... Đặc biệt là canxi, tham gia vào dẫn truyền thần kinh trung ương, tác động vào giấc ngủ của trẻ. Thiếu kẽm khiến trẻ hay thức giấc vào ban đêm, khó chịu trong người dẫn tới quấy khóc.
- Nghẹt mũi: Trẻ sức đề kháng yếu dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và dẫn tới nghẹt mũi. Trẻ thở bằng miệng gây khô họng, giấc chập chờn do gián đoạn giấc ngủ khiến trẻ quấy khóc.
- Mọc răng: Trẻ từ 5 tháng tuổi bắt đầu mọc răng gây hiện tượng đau nướu, thân nhiệt tăng khiến trẻ khó chịu, ngủ không sâu giấc.
- Trẻ 2 tuổi khóc đêm do không gian ngủ của trẻ bị quấy rầy bởi tiếng ồn, đặc biệt là âm thanh lớn bất ngờ làm trẻ giật mình.
- Trẻ quen “hơi” với người chăm sóc như bà, mẹ hoặc trẻ quen với tư thế ngủ được mẹ ôm trong lòng. Khi thay đổi tư thế hoặc mẹ rời đi sẽ khiến trẻ bất an, thức giấc và khóc lớn.
- Trẻ bị đói, quấy khóc và đòi ăn.
- Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc ngủ quá sớm vào giờ tối.
- Trẻ ngủ ngay sau khi ăn dẫn tới đầy bụng khó tiêu.
- Nếu trẻ quấy khóc vào ban đêm trong thời gian dài, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân bất thường sinh lý hoặc tìm ra bệnh lý gây ảnh hưởng.
Cơ thể thiếu vi chất có thể là nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ khóc đêm?
Trẻ 2 tuổi khóc đêm gây đến nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, do đó nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, cha mẹ cần sớm tìm ra nguyên nhân để xử lý ngay. Cụ thể là:
- Kiểm tra những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, chẳng hạn như chăn gối, nhiệt độ phòng, bỉm ướt,... Đảm bảo chăn gối của trẻ luôn sạch sẽ, phòng thoáng đãng, không ruồi muỗi, nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh, thay bỉm mới sau khi trẻ tè dầm khi ngủ.
- Xem lại giờ giấc sinh hoạt của con, nếu trẻ ngủ ngày quá nhiều sẽ cần điều chỉnh giảm thời gian ngủ. Vào buổi tối, mẹ cũng không nên để trẻ ngủ quá sớm. Xây dựng giờ ngủ nghỉ đều đặn vào mỗi ngày.
- Trước giờ ngủ, không để trẻ vui chơi, nô đùa quá mạnh.
- Tắm và massage cho trẻ vào buổi chiều để cơ thể trẻ thoải mái.
- Đọc sách hoặc bật nhạc nhẹ và vỗ về trẻ trước khi ngủ.
- Khuyến khích trẻ vui chơi, hoạt động thể chất vào ban ngày để trẻ ngủ ngon hơn vào buổi tối.
- Cho trẻ ăn uống đủ khẩu phần vào từng bữa, uống thêm sữa trước khi đi ngủ tùy vào nhu cầu của từng bé.
- Nếu trẻ tỉnh dậy và đòi uống sữa, cha mẹ không nên bật đèn mà chỉ vỗ về trẻ để trẻ ngủ lại.
Tạo không gian ngủ lý tưởng và loại bỏ các tác động bên ngoài để trẻ ngủ sâu giấc
Trẻ 2 tuổi khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân, đa phần đến từ các yếu tố từ bên ngoài tác động. Tuy nhiên cũng vẫn có trường hợp trẻ mắc bệnh lý nào đó ảnh hưởng tới sức khỏe, do đó nếu trẻ khóc nhiều và kéo dài nhiều ngày, cha mẹ hãy đưa trẻ đến chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Phương Đông để các bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp giúp trẻ ổn định giấc ngủ.