Triệu chứng trẻ bị cúm là gì?
Cúm là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh qua đường hô hấp do virus cúm thuộc nhóm Orthomyxoviridae, được chia thành các type A, B, C và D.
Với triệu chứng lâm sàng dễ nhầm, bệnh có thể trở nặng nhanh chóng ở trẻ. Dẫn đến hàng loạt biến chứng không lường đến sức khỏe như viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp,...
Trẻ bị cúm có nhiều biểu hiện giống với cảm lạnh thông thường. Nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn dẫn tới bỏ sót và chậm trễ trong chẩn đoán, điều trị. Sau khoảng 2 - 3 ngày tiếp xúc với virus cúm. Trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Các biểu hiện này thường nghiêm trọng và kéo dài, cụ thể:
- Thở dốc, thở nhanh và khó thở.
- Sắc mặt tái xanh, nhợt nhạt.
- Khó chịu và nôn mửa liên tục.
- Xuất hiện các cơn co rút ở sườn theo nhịp thở.
- Xuất hiện cơn đau ở ngực.
Con đường lây lan chủ yếu của bệnh cảm cúm từ dịch tiết khi bệnh nhân ho, hắt hơi
- Trẻ thiếu tỉnh táo khi tỉnh ngủ.
- Xuất hiện cơn co giật, động kinh.
- Trẻ bị khô miệng, mất nước tiểu, khóc không chảy nước mắt.
- Sợ ánh sáng, đau đầu và đau nhức sau mắt.
- Đau nhức cơ thể đặc biệt ở lưng và chân.
- Không muốn bú mẹ, ăn uống không ngon miệng, kém hơn bình thường.
- Khóc quấy do không ngủ ngon giấc.
Mặc dù cảm lạnh và cúm mùa có một số triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh riêng biệt. Các triệu chứng của cúm ở trẻ diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Gây biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, khi trẻ có dấu hiệu khởi phát bệnh. Cha mẹ cần chú ý theo dõi tình hình và diễn tiến các dấu hiệu. Khi gặp phải các triệu chứng như sốt cao, co giật,... nên đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay lập tức.
*Tìm hiểu thêm: Cảm cúm và cảm lạnh khác nhau như thế nào? Dấu hiệu nhận biết
Thời gian ủ bệnh cảm cúm ở trẻ là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh cúm ở trẻ thường rất ngắn. Chỉ khoảng 1-4 ngày, thời gian trung bình khoảng 48 giờ sau khi nhiễm virus gây bệnh. Đặc biệt, thời gian lây bệnh khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và sau 3-5 ngày khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Trẻ nhỏ, sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc cảm lạnh
Sau thời gian ủ bệnh, cúm khởi phát triệu chứng rát họng kèm sốt cao; trẻ quấy khóc, đau nhức toàn thân, ho; tiếp theo là nghẹt mũi, chảy nước mũi và có thể là hắt hơi. Sau 5 ngày, các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi chỉ ở mức độ nhẹ và khỏi hẳn.
Biến chứng khi trẻ bị cúm không được điều trị
Khi phát hiện trẻ bị cúm, cha mẹ không nên chủ quan. Tùy theo cơ địa cũng như sức khỏe của từng bé, cúm sẽ có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Nhiều trường hợp trẻ chỉ có biểu hiện như cúm thông thường nhưng ba mẹ không điều trị sớm. Dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ mắc cúm là suy hô hấp với các triệu chứng khó thở, đờm có lẫn máu, thở gấp… lâu dần sẽ dẫn đến thiếu oxy, viêm phổi, thậm chí có thể tử vong.
- Viêm đường hô hấp: Thanh quản, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản kịch phát, viêm phổi, áp xe phổi,…
- Viêm nhiễm ngoài hô hấp: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm tai giữa và đặc biệt với trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh có nguy cơ gây tử vong cao.
- Biến chứng gây viêm phổi: Trẻ bị nhiễm virus cúm A/H1N1 có nguy cơ gặp biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên. Còn đối với nhiễm cúm A/H5N1 dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.
- Cơ quan thần kinh: Viêm tủy cắt ngang, viêm màng não, liệt nửa người, liệt thần kinh sọ não,…
Sốt cao thường gặp khi trẻ bị cúm
- Hội chứng Reye: Gây sưng tấy trong gan và não. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm. Tuy hội chứng này ít gặp nhưng di chứng rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong cao.
Phương pháp điều trị khi trẻ bị cúm
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng của bệnh cúm như: Hắt hơi, sổ mũi,… thì cha mẹ đừng quá lo lắng. Bởi vì lúc này, thời tiết thay đổi, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất dễ mắc bệnh.
Vậy, cha mẹ nên làm thế nào khi trẻ bị cúm? Để giảm triệu chứng và giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà dưới đây:
Cách ly với mọi người
Khi trẻ bị cúm, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là hãy cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho người khác. Trẻ có thể được cách ly tại nhà hoặc khu vực cách ly của bệnh viện cơ sở y tế. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ mà cha mẹ đưa ra phương án phù hợp.
Thường xuyên theo dõi thân nhiệt
Khi trẻ khởi phát bệnh, cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử hồng ngoại hoặc nhiệt kế điện tử số kẹp vào nách để kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Việc thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé sẽ giúp cha mẹ có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu bé sốt cao kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Sử dụng thuốc hạ sốt
Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Cha mẹ nên hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng các loại thuốc như: Ibuprofen, Acetaminophen,… Nếu không biết chắc chắn cách dùng của thuốc cũng như về tác dụng. Cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Ngoài ra, cha mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng một số bài thuốc dân gian như:
- Gừng với khả năng lưu thông máu, giảm nghẹt mũi và làm ấm cơ thể. Vì vậy, bố mẹ có thể pha trà gừng kèm với mật ong cho trẻ uống.
Cha mẹ cần áp dụng các biện pháp để hạ sốt khi bé bị sốt cao
- Để khắc phục tình trạng sổ mũi, cha mẹ có thể xông hơi cho bé bằng lá tía tô. Trong tía tô chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm. Các chất này sẽ đi vào đường hô hấp tiêu diệt virus.
- Cho trẻ uống nước cốt húng chanh. Cách này sẽ làm giảm được triệu chứng ho có đờm. Tinh dầu trong lá húng chanh có tác dụng sát khuẩn.
Vệ sinh sạch mũi
Khi trẻ bị cúm, nhất là khi bị nghẹt mũi. Cha mẹ hãy rửa mũi cho con ngày khoảng 3 - 4 lần bằng nước muối sinh lý hàng ngày để làm lỏng dịch mũi, giảm nghẹt mũi cho bé. Trường hợp trẻ chảy nước mũi nhiều thì hãy hút mũi cho bé. Giúp bé cảm thấy dễ thở hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm tai giữa.
Uống nhiều nước
Bổ sung đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp đẩy sạch chất nhờn dư thừa trong xoang mũi, khô mũi, giúp giảm nghẹt mũi. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp cơ thể trẻ có thể tự điều tiết lại nhiệt độ cơ thể để giảm sốt nhanh hơn.
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng
Để nâng cao sức đề kháng, cha mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tình trạng sốt kéo dài có thể khiến trẻ mất nước và các chất điện giải. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại trái cây giàu vitamin C hàng ngày như: Ổi, cam, quýt…
Khi mắc bệnh, trẻ thường biếng ăn do cổ họng bị đau hoặc nhạt miệng. Do đó, cha mẹ nên nấu mềm thức ăn để trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
Nên cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng để có sức đề kháng chống lại cảm cúm
Sử dụng nước ấm
Khi bị sốt để giúp trẻ thải nhiệt ra ngoài. Cha mẹ có thể dùng một chiếc mềm, khăn mỏng nhúng vào nước ấm. Sau đó vắt khô và lau người. Đặc biệt, cha mẹ nên chú ý lau kỹ ở các vị trí như: bẹn, trán và nách để nhiệt thoát ra nhanh hơn. Không nên dùng nước lạnh, rượu hoặc cồn để lau người bởi việc này không giúp trẻ hạ sốt mà còn làm bệnh trở nên nặng hơn.
Nghỉ ngơi
Cơ thể trẻ khi phải chống lại virus gây bệnh sẽ mất nhiều năng lượng. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ ngủ hoặc nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Vì vậy, để giúp trẻ thoải mái và ngủ ngon; cha mẹ nên đặt trẻ ở những nơi thoáng mát, yên tĩnh.
Biện pháp phòng ngừa cúm ở trẻ
Theo các chuyên gia, việc chủ động phòng cúm từ sớm cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi giúp tránh khỏi các rủi ro do cúm gây ra. Có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm đồng thời bảo vệ trẻ trước đại dịch Covid-19 với khả năng “miễn dịch chéo”. Phụ nữ khi mang thai cần tiêm ngừa cúm đầy đủ trước và trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đồng thời duy trì được miễn dịch cho con sau khi sinh. Ngoài ra những người trong gia đình cần duy trì, tiêm nhắc lại vắc xin cúm hằng năm để tạo “tổ kén” bảo vệ bản thân và trẻ nhỏ.… Dưới đây là cách phòng cúm hiệu quả cho trẻ từ khi lọt lòng được các chuyên gia y tế khuyến cáo:
- Tất cả phụ nữ mang thai cần tiêm chủng cúm đầy đủ để bảo vệ bé toàn diện khỏi bệnh cúm trong những tháng đầu đời. Nếu mẹ đã tiêm ngừa, kháng thể phòng bệnh sẽ được truyền đến bé qua nhau thai và sữa mẹ để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời..
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần chủng ngừa đầy đủ 2 mũi vắc xin cúm nhằm tạo “lá chắn” phòng bệnh hữu hiệu. Hiện nay, cả 4 chủng cúm phổ biến nhất là chủng cúm A/H1N1, A/H3N2 và 2 chủng cúm B/Victoria, B/Yamagata hiện đã có vắc xin phòng ngừa.
Tiêm vacxin là cách phòng bệnh cúm hiệu quả
- Người nhà, trẻ nhỏ cần đeo khẩu trang y tế. Giữ khoảng cách khi đi tới cơ sở khám và chữa bệnh hoặc phải tiếp xúc với người bệnh.
- Che mũi và miệng khi ho. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Vệ sinh và thông khí nơi ở, phòng làm việc như lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
- Theo dõi sức khỏe hằng ngày. Nếu có biểu hiện ho, đau họng, sốt… cần thông báo cho người thân, trường học, cơ quan… và cơ sở y tế địa phương.
- Phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ cần tránh tiếp xúc người nghi ngờ mắc bệnh.
- Khi mắc bệnh, tự cách ly, đeo khẩu trang. Không tiếp xúc với trẻ nếu người nhà được xác định mắc cúm.
*Tìm hiểu thêm: Dịch vụ tiêm phòng cúm mùa tại bệnh viện Phương Đông hoặc liên hệ Hotline tư vấn: 1900 1806.
Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị cúm
Bệnh cúm thường đến nhanh chóng và hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Mặc dù trẻ không thể cho người lớn biết cảm giác của mình. Nhưng những em bé bị cúm thường quấy khóc, ốm hơn hơn và có vẻ khó chịu và không vui hơn những trẻ bị cảm lạnh thông thường. Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị cúm như:
Bệnh cúm ở trẻ kéo dài khoảng bao lâu?
Theo bác sĩ chuyên khoa hầu hết trẻ bị cúm sẽ kéo dài và hồi phục từ 2-7 ngày khi trẻ không gặp biến chứng. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi và tình trạng ho có thể tồn tại dai dẳng đến 14 ngày hoặc lâu hơn.
Nhìn chung, việc mắc các chủng cúm khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh mắc các loại cúm A (như A/H3N2) thì có thể biến chứng nặng hơn. Virus cúm A/H3N2 có liên quan đến tỷ lệ nhập viện, điều trị y tế và tử vong ở cả trẻ nhỏ và người cao tuổi so với các chủng cúm khác ở người như cúm A/H1N1 và cúm B.
Nên tiêm phòng cúm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay không?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): tất cả trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên cần đi tiêm phòng bệnh cúm đầy đủ, đúng lịch và nhắc lại hàng năm.
Vaccine rất quan trọng và cần thiết với trẻ, bởi đây là nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương do cúm. Thống kê cho thấy, hằng năm có rất nhiều trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện vì biến chứng của bệnh cúm.
Ở Việt Nam, kết quả điều tra dịch tễ cho thấy dịch cúm xuất hiện quanh năm. Nên vaccine cúm có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Cần lưu ý, vaccine cúm được tiêm nhắc lại hàng năm bởi:
- Các chủng virus cúm luôn thay đổi tính kháng nguyên qua từng năm. Vì vậy, kháng thể được tạo ra do vaccine có thể hiệu quả trong năm này nhưng có thể không còn tác dụng đối với chủng virus cúm trong năm sau.
Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng cúm hàng năm
- Theo thời gian, các kháng thể của vaccine cúm tạo ra suy yếu dần.
- Thành phần vaccine cúm luôn được thay đổi và cập nhật hàng năm. Để phù hợp với các chủng cúm đang lưu hành. Việc cha mẹ cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm để kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại sự tấn công của 04 chủng virus cúm lưu hành trong năm đó là cần thiết.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ tư vấn và tiêm chủng vaccine dành cho cả trẻ em và người lớn với nhiều gói tiêm chi phí hợp lý, đa dạng, mang lại hiệu quả phòng bệnh cao.
Hi vọng thông qua bài viết, cha mẹ sẽ có thêm các kiến thức về nhận biết, điều trị và phòng tránh tình trạng trẻ bị cúm. Khi trẻ có những biểu hiện bất thường. Cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. Để trẻ được thăm khám và có biện pháp xử lý đúng cách, kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.