Những điều bố mẹ cần biết khi trẻ bị đau nhức xương khớp

Thiên Hương

12-03-2024

goole news
16

Trẻ bị đau nhức xương khớp có nhiều nguyên nhân khác nhau và hiện nay, tình trạng này đang gia tăng nhanh chóng. Vì thế, bố mẹ cần biết những điều dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý đau nhức xương khớp ở trẻ nhé!

Triệu chứng khi trẻ bị đau nhức xương khớp

Trẻ bị đau nhức xương khớp thường xuất hiện các triệu chứng và biến đổi tùy theo vị trí ảnh hưởng. Dưới đây là một số biểu hiện dễ thấy ở trẻ khi mắc phải căn bệnh này:

  • Đầu gối bị đau: Trẻ sẽ cảm thấy phía sau đầu gối bị đau. Đồng thời, vùng này cũng có thể trở nên sưng nóng, đỏ đau và cứng khớp. Nếu tình trạng này có xu hướng đau nhức và rát thì thường là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
  • Chân bị đau: Trẻ hay phàn nàn với bố mẹ về các cơn đau âm ỉ hay đau nhói ở vùng như cẳng chân, bắp chân, mặt sau của đầu gối và phần đùi trước.
  • Cánh tay bị đau: Tình trạng này không quá phổ biến nhưng trẻ bị đau thì bố mẹ sẽ thấy con kêu đau ở hai cánh tay và cơn đau hay xảy ra cùng lúc.  
  • Lưng bị đau: Trẻ vận động quá mức cũng có thể gây đau nhức ở lưng. Song cơn đau không thuyên giảm, mức độ đau tăng dần, kéo dài đến vài ngày, bố mẹ cần lưu tâm và đưa trẻ đi khám kịp thời.
  • Gót chân bị đau: Những trẻ hiếu động, liên tục vận động thường bị đau gót chân. Đặc biệt, đối với trẻ có cơ, gân, dây chằng phát triển chậm hơn so với xương khớp, xương sụn gót chân lúc này dễ bị áp lực đè lên gây ra tổn thương.

Từng trẻ sẽ có triệu chứng xương khớp bị đau nhức ở các vị trí khác

Từng trẻ sẽ có triệu chứng xương khớp bị đau nhức ở các vị trí khác

Các cơn đau khi trẻ bị đau nhức xương khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi chiều và tối, nhưng thường giảm đi vào buổi sáng. Từ đó, giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh nếu các cơn đau không được kiểm soát.

Nguyên nhân trẻ bị đau nhức xương khớp

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng trẻ bị đau nhức xương khớp thường xuất phát từ việc tham gia hoạt động thể thao với cường độ và tần suất cao. Nhất là sau những buổi vận động tích cực và kéo dài thì các cơn đau sẽ phát sinh. Chưa kể, vấn đề chấn thương dù nhẹ nhưng bố mẹ không nên chủ quan.

Thiếu hụt vitamin D, canxi và các khoáng chất quan trọng khác cũng góp phần vào tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ. Hay trong trường hợp trẻ thừa cân hoặc béo phì, xương khớp phải chịu áp lực lớn hơn để nâng đỡ cơ thể, dẫn đến cảm giác đau và mệt mỏi tại các điểm như thắt lưng và khớp gối.

Bên cạnh đó, căn bệnh này ở trẻ có thể phản ánh mối liên hệ với các bệnh lý liên quan đến xương khớp và cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của trẻ theo thời gian. Các bệnh lý này bao gồm như viêm khớp, bệnh lý dây thần kinh, và các vấn đề về cột sống. Sau đây là một số nguyên nhân cụ thể:

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Là bệnh lý có thể gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp trên toàn cơ thể, thể hiện rõ nhất là trên các ngón tay. Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh này gồm:

  • Khi bố mẹ chạm vào khớp trẻ sẽ có cảm giác đau và nóng rát
  • Các vị trí bị ảnh hưởng xuất hiện tình trạng phát ban
  • Lúc nào cơ thể của trẻ cũng cảm thấy mệt mỏi, cân nặng giảm đáng kể, giấc ngủ bị rối loạn.
  • Sưng đau ở các hạch bạch huyết.

Hội chứng đau cơ xơ hóa

Theo các chuyên gia, mọi đối tượng trong đó có cả trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải hội chứng đau cơ xơ hóa và đây là một bệnh lý mãn tính, gây ra hiện tượng trẻ bị đau nhức xương khớp. Ngoài ra, còn dẫn đến các triệu chứng bất thường khác như đau đầu, không thể tập trung, lo lắng bồn chồn, thậm chí là rối loạn.

Hội chứng tăng động

Đối với những trẻ mắc hội chứng tăng động thường không kiểm soát được hoạt động tay chân của mình một cách bình thường nên phạm vi di chuyển các khớp có thể bị rộng hơn. Từ đó, cơ bắp và xương khớp dễ bị đau nhức, cứng lại. Nhất là có thể xảy ra tình trạng bong gân, trật khớp và chấn thương ở phần mô mềm.

Và hiện tượng xương khớp đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ tham gia các hoạt động vận động, tập thể dục nhưng lúc nghỉ ngơi, vận động ít hơn triệu chứng này sẽ được cải thiện rõ rệt.

Cách điều trị đau nhức xương khớp

Hiện tại, tỷ lệ trẻ bị đau nhức xương khớp đang có dấu hiệu gia tăng. Trường hợp trẻ bị đau nhức không quá nghiêm trọng, không cần điều trị đặc biệt, bố mẹ hàng ngày có thể thực hiện các động tác massage, xoa bóp một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, để hỗ trợ làm giảm các cơn đau, bố mẹ hãy nhắc nhở trẻ vận động đúng cách.

Tuy nhiên, cơn đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm dấu hiệu viêm khớp thì bố mẹ cần lưu tâm đến trẻ và đưa con đến cơ sở uy tín để được thăm khám chính xác, điều trị kịp thời.

Có nhiều cách điều trị khi trẻ bị đau nhức xương khớp, tùy vào tình trạng của trẻ mà bố mẹ lựa cách phù hợp

Có nhiều cách điều trị khi trẻ bị đau nhức xương khớp, tùy vào tình trạng của trẻ mà bố mẹ lựa cách phù hợp

Điều trị trẻ bị đau nhức xương khớp bằng thuốc Tây y

Nếu cơn đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau phù hợp. Các loại thuốc này bên cạnh công dụng giảm đau còn giúp xương khớp phục hồi chức năng vận động và phòng ngừa tổn thương hiệu quả như:

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Để điều trị và phòng ngừa các biến chứng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc này nhưng khi trẻ sử dụng có thể cảm thấy buồn nôn, hoạt động của gan cũng bị giảm sút.
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Ví dụ như Naproxen và Ibuprofen là một trong những loại thuốc nằm trong nhóm thuốc chống viêm không chứa Steroid và có tác dụng cải thiện các cơn đau nhức, sưng viêm xương khớp ở trẻ. Thế nhưng sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như làm đau dạ dày và chức năng gan, thận bị ảnh hưởng.
  • Corticosteroid: Là loại thuốc đặc biệt, có thể uống trực tiếp hoặc tiêm qua tĩnh mạch, thường chỉ được bác sĩ chỉ định cho những trẻ bị đau nhức ở mức độ nghiêm trọng, không thể kiểm soát nổi cơn đau. Tác dụng phụ của loại thuốc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, nhất là làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm trùng ở quanh màng tim.

Bác sĩ khuyến cáo, bố mẹ hãy mua thuốc theo đơn được bác sĩ chỉ định, không tự ý cho trẻ uống thuốc, tránh tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. 

Chữa bệnh tại nhà bằng những mẹo dân gian

Khi trẻ gặp phải vấn đề đau nhức xương khớp nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp dân gian sau để giúp điều trị ngay tại nhà:

  • Đắp ngải cứu: Có thể bố mẹ chưa biết, tinh dầu ngải cứu được xem như một chất gây tê giúp cải thiện những cơn đau nhức xương khớp. Ngoài ra, ngải cứu còn chứa kháng sinh tự nhiên, hỗ trợ làm giảm khớp bị sưng viêm. Bố mẹ có thể sao nóng ngải cứu với một chút rượu gạo rồi đắp lên vùng xương khớp đau nhức của trẻ và dùng khăn mỏng quấn lại là được. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo độ nóng phù hợp với làn da nhạy cảm của bé, tránh gây bỏng da.
  • Gừng: Gừng không chỉ là một loại gia vị thông thường mà còn là một phương thuốc tự nhiên hữu ích trong việc điều trị bệnh tật. Các hợp chất có trong gừng có khả năng giảm đau nhức và sự viêm nhiễm tại các khớp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của gừng trong việc giảm đau nhức và viêm nhiễm ở xương khớp. Bố mẹ chỉ cần lấy gừng đun lên xong cho một chút muối và và để trẻ ngâm chân trước khi đi ngủ, kiên trì làm như vậy hàng ngày tình trạng trẻ bị đau nhức xương khớp sẽ đỡ dần.
  • Các món ăn từ đu đủ xanh: Đu đủ xanh được coi là một loại phương thuốc quý trong việc chữa trị các tình trạng đau nhức và sưng viêm của xương khớp, trong đó có trường hợp trẻ bị đau nhức xương khớp. Thành phần tự nhiên trong đu đủ xanh có khả năng tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn và đồng thời trừ phong hữu hiệu. Bên cạnh đó, các hoạt chất giúp phần gai xương bị mài mòn từ từ, nhờ đó triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ giảm dần. Vì thế, bố mẹ hãy bổ sung những món ăn từ đu đủ xanh vào thực đơn của bé một cách hợp lý.

Phụ huynh chỉ sử dụng những phương pháp dân gian để chữa trị bệnh tại nhà cho trẻ khi trẻ gặp phải đau nhức xương khớp nhẹ và không phải do bệnh lý gây ra.

Trị bệnh tại nhà không dùng thuốc

Bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà cho trẻ ngoài việc dùng thuốc Tây y. Những phương pháp này mang lại hiệu quả cao giúp kiểm soát bệnh và làm giảm thời gian điều trị.

  • Chườm nóng/lạnh: Thay vì dùng thuốc Tây y, bố mẹ có thể áp dụng chườm nóng hoặc lạnh để giảm sưng viêm và đau nhức xương khớp ở trẻ. Thế nhưng, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ tránh gây tổn thương da cho trẻ.
  • Massage, xoa bóp: Một phương pháp khác là massage và xoa bóp một cách nhẹ nhàng ở vùng bị đau nhức, giúp cải thiện tuần hoàn máu và làm giảm sưng viêm cũng như cảm giác đau sẽ được thuyên giảm đáng kể.
  • Vận động, thể dục: Trẻ có thể thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. Điều này giúp cải thiện triệu chứng đau nhức bằng cách tăng cường sự linh hoạt và sự lưu thông máu trong cơ thể.

Phòng tránh đau nhức xương khớp

Để phòng ngừa bệnh, bố mẹ và trẻ cần lưu ý một số biện pháp như sau:

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin
  • Vận động và tập thể dục phù hợp với lứa tuổi, thực hiện thêm các bài tập kéo giãn và làm căng cơ thể
  • Khi trời lạnh nhớ giữ ấm cho trẻ, nếu nhiệt độ tăng cao hãy mặc thoáng mát với những bộ quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hấp thụ vitamin D tự nhiên hàng ngày bằng cách phơi nắng, buổi tối trẻ nên đi ngủ sớm và trước khi ngủ hãy tắm nước nóng, triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ giảm dần.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với đội ngũ chuyên khoa Nhi - Xương khớp hàng đầu, cùng trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với đội ngũ chuyên khoa Nhi - Xương khớp hàng đầu, cùng trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả

Nếu bố mẹ còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng trẻ bị đau nhức xương khớp hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số hotline 19001806, để được hỗ trợ và đặt lịch khám nhanh chóng. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
291

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám