Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu báo hiệu những bất thường và tổn thương của đường ruột đang diễn ra trong cơ thể em bé. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sức khỏe của bé.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu báo hiệu những bất thường và tổn thương của đường ruột đang diễn ra trong cơ thể em bé. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sức khỏe của bé.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nếu có một trong các dấu hiệu sau:
Cùng với đi ngoài ra máu, trẻ có thể có các biểu hiện khác như:
Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu đáng tổn thương của hệ tiêu hoá hay vấn đề về dinh dưỡng của bé. Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Màu sắc phân là một trong các yếu tố quan trọng cha mẹ cần chú ý
Hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu cần được xác nhận nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng bởi các xét nghiệm y tế và bác sĩ chuyên khoa. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có thể là do các nguyên nhân dưới đây:
Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ khiến phân cứng lại, giống như những viên đá nhỏ. Khi bé cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài, vùng hậu môn có thể bị tổn thương khiến phân ra ngoài dính theo máu tươi.
Nếu bé bú mẹ hoàn toàn và thường xuyên đại tiện ra phân lỏng. Điều này có thể khiến lớp niêm mạc ở hậu môn bị mài mòn gây xước và lẫn máu trong phân.
-> Cách chăm sóc: Trong trường hợp này, cha mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng và thay bỉm cho bé thường xuyên. Ngoài ra có thể dùng thuốc mỡ bôi vào vết nứt để hỗ trợ nhanh lành.
Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu có thể là dấu hiệu cho thấy một đoạn nào đó của đại tràng hoặc ruột già bị viêm. Do đó, phân trẻ sơ sinh đi ra ngoài có lẫn sợi máu.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là di truyền. Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện nên đi ngoài ra máu cũng có thể cảnh báo rằng bé đang bị nhiễm trùng. Vi khuẩn khiến thành ruột bị viêm, kéo theo tình trạng bé đại tiện ra máu.
Viêm đại tràng khiến phân trẻ sơ sinh dính máu
-> Cách chăm sóc: Trẻ sơ sinh cần được đưa Bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ có thể ra chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc chống viêm. Cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để hệ miễn dịch của bé có khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy hoặc sợi máu có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị dị ứng với các thức ăn đã tiêu thụ. Bao gồm cả sữa (sữa bột, sữa bò), thức ăn mẹ tiêu thụ,... Sau này khi bắt đầu ăn dặm, dị ứng lúa mạch hay yến mạch cũng có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu.
-> Cách chăm sóc: Bé cần được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cắt hoàn toàn thực phẩm có thành phần gây dị ứng hoặc có khả năng gây dị ứng cao ra khỏi khẩu phần ăn.
Đây là tình trạng viêm loét thành trong của ruột non và ruột già, biểu hiện ra ngoài là trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Bệnh Crohn được xếp vào một trong các bệnh tiêu hoá nguy hiểm, gây tổn thương từ vùng hồi - manh tràng, ruột non và đại tràng. Tiếp theo là các biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, loét, lỗ rò, nứt hậu môn,...
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có di truyền, hệ thống miễn dịch, chế độ ăn uống,...Nếu rơi vào số ít trường hợp đi ngoài ra máu và được chẩn đoán trẻ mắc bệnh viêm ruột từng vùng thì tuỳ thuộc diễn biến bệnh, bé sẽ được chỉ định điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.
-> Cách chăm sóc: Theo chỉ định của bác sĩ, cần điều chỉnh chế độ ăn đặc biệt, phối hợp cùng các phương pháp điều trị.
Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến màu phân, khiến cho cha mẹ nhầm lẫn với hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu:
Ngoài ra, nếu đang được bổ sung sắt, phân của trẻ sơ sinh cũng có thể đổi sang màu đỏ đen hoặc màu đen như hắc ín.
Cha mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh, vệ sinh sạch sẽ và đưa bé đến ngay bệnh viện uy tín để được kiểm tra y tế và điều trị. Điều quan trọng là tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc, điều trị theo các phương pháp không khoa học tại nhà.
Phụ thuộc vào tình trạng đi ngoài ra máu mà bé sẽ thực hiện các chỉ định phục vụ mục đích chẩn đoán.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có thể được chỉ định xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân
Nguyên nhân khiến trẻ đại tiện ra máu, thời gian điều trị và các yếu tố khác sẽ quyết định tình trạng sức khoẻ của bé. Đi ngoài ra máu nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ sơ sinh gặp các biến chứng nguy hiểm sau:
Để bảo vệ sức khỏe đường ruột cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
Trẻ sơ sinh nên bú mẹ trong 6 tháng đầu để giảm thiểu tình trạng đi ngoài ra máu
Đồng thời, cha mẹ cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn để giảm áp lực lên hệ tiêu hoá của trẻ như sau:
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ được nhiều cha mẹ yên tâm, gửi gắm con em bởi các lý do như sau:
TS.BS Dương Bá Trực thăm khám cho bệnh nhi
Kỹ thuật viên trong Phòng chiếu đèn vàng da của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Trên đây là những thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Đây có thể là tín hiệu về tình trạng bệnh lý nguy hiểm của bé. Chính vì thế, nếu phát hiện bé đi cầu phân có máu thì nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.
Để đặt lịch khám nhi, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để đội ngũ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.