Trẻ sốt về đêm do nguyên nhân nào? Cần làm gì để trẻ hạ sốt?

Phan Ngọc Linh

16-05-2024

goole news
16

Trẻ sốt về đêm phần lớn do tiêm phòng, mọc răng, cảm nắng vào ban ngày, nhưng cũng có thể xuất phát từ nhiễm trùng, nhiễm virus. Phụ huynh cần trang bị kiến thức y khoa về tình trạng này, từ đó có hướng theo dõi, xử lý hoặc cấp cứu bệnh viện kịp thời.

Trẻ sốt về đêm là gì?

Trẻ sốt về đêm là hiện tượng ban ngày trẻ không có biểu hiện bất thường, vẫn sinh hoạt bình thường nhưng khi vào ban đêm, trẻ bắt đầu sốt cao. Sáng hôm sau, trẻ có thể quay trở về trạng thái khỏe mạnh, khiến cha mẹ lơ là, chủ quan không theo dõi và thăm khám y tế.

Trẻ sốt đêm và khỏe mạnh ban ngày khiến cha mẹ chủ quan trong điều trị

(Trẻ sốt đêm và khỏe mạnh ban ngày khiến cha mẹ chủ quan trong điều trị)

Chuyên gia y tế chia sẻ, trẻ sốt cao về đêm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, nếu không được xử lý kịp thời. Đặc biệt, bệnh thường khởi phát ở trẻ 1 - 2 tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu nên cần được chăm sóc sát sao, đúng cách và kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ sốt về đêm

Thực tế, trẻ ho sốt về đêm hay ngày đều tương tự nhau, là triệu chứng bệnh lý mà trẻ có thể đang mắc phải. Theo đó, có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, cụ thể:

Trẻ sốt không do nhiễm trùng

Trẻ sốt về đêm không nhất định do nhiễm trùng gây nên. Nếu sốt về đêm không rõ nguyên nhân thì có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan sau đây như:

  • Trẻ sốt về đêm tay chân nóng, lạnh hoặc cảm thông thường.
  • Sốt do mọc răng, thường sẽ thấy trẻ sốt nhẹ về đêm kèm quấy khóc, chán ăn và chảy nước dãi.
  • Sốt do tiêm phòng, thường gặp sau tiêm vaccine 5 trong 1, 6 trong 1, thủy đậu, rubella, sởi, quai bị, uốn ván,...
  • Sốt do ủ ấm quá mức.
  • Sốt do thời tiết thay đổi thất thường, trẻ không kịp thích ứng với môi trường mới.
  • Sốt do bệnh lý ác tính như ung thư, bạch cầu cấp, bệnh máu,...

Trẻ sốt về đêm không do nhiễm trùng nhanh chóng hạ sốt với các biện pháp chăm sóc thông thường

Trẻ sốt về đêm không do nhiễm trùng nhanh chóng hạ sốt với các biện pháp chăm sóc thông thường

Có thể thấy, trẻ sốt cao về đêm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số là lành tính. Bởi vậy, chăm sóc trẻ tương đối đơn giản, chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để hạ sốt nhanh chóng và an toàn.

Trẻ sốt do nhiễm trùng

Nếu trẻ sốt về đêm không rõ nguyên nhân, xác định không do tác động bên ngoài thì có thể nghĩ đến trường hợp trẻ bị nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân gây sốt mà cha mẹ cần lưu ý, bởi tình trạng trẻ con sốt về đêm có thể diễn tiến nhanh và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Trẻ sốt do nhiễm trùng rất nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời

Trẻ sốt do nhiễm trùng rất nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời

Một số nguyên nhân xuất phát từ nhiễm trùng có thể kể đến:

  • Sốt virus: Thân nhiệt trẻ có thể lên tới 30 - 40 độ, kèm biểu hiện buồn nôn, đau đầu, nhức mỏi, tiêu chảy.
  • Sốt xuất huyết: Trẻ sốt trên 3 ngày kèm tình trạng chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết dưới da, mệt mỏi, lơ mơ, vật vã, nôn ra máu, trẻ sốt về đêm tay chân lạnh, đau bụng, đi ngoài phân đen.
  • Viêm phổi: Trẻ sốt về đêm thở khò khè, thở nhanh, nôn trớ, bỏ ăn, sốt cao, viêm nặng có biểu hiện tím tái móng tay và môi.
  • Sốt cảm cúm: Trẻ sổ mũi, đau họng, chán ăn, mệt, mỏi, sốt kéo dài 2-3 ngày.
  • Sốt do bị sởi: Trẻ sốt về đêm kèm ho sổ mũi, mắt đỏ, sốt cao liên tục 1-3 ngày, đến ngày thứ 4 trở đi, trên mặt trẻ xuất hiện các nốt ban rồi lan ra tay chân.
  • Sốt do viêm tai: Trẻ bị đau tai, ù tai, tai chảy mủ, sốt cao.
  • Sốt rét: Sốt liên tục có thể kèm lạnh run, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Viêm màng não: Cổ cứng, nôn mửa, li bì, thóp phồng và sốt cao.
  • Lao: Ho ra máu, sốt nhẹ về chiều tối và kéo dài, toát mồ hôi, sụt cân, điều trị kháng sinh không hiệu quả.
  • Nhiễm trùng huyết: Sốt cao kéo dài, ăn vào nôn ra, thở gấp, mạch nhanh, có thể bị phát ban trên da,...

Dấu hiệu trẻ bị sốt virus

Theo chuyên gia nhận định, trẻ sốt về đêm là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng trẻ bị nhiễm virus. Khi này, cơ thể trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Sốt cao kéo dài 2-3 ngày, một số trẻ sốt về chiều và đêm kéo dài, li bì. Tuy nhiên hết sốt trẻ lại vui chơi bình thường.
  • Trẻ đau mỏi khắp người, trẻ nhỏ quấy khóc và khó chịu, trẻ lớn có thể bị đau cơ bắp.
  • Trẻ bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo.
  • Triệu chứng đường hô hấp như trẻ sốt về đêm kèm ho, họng đau rát, hắt hơi, chảy nước mũi…
  • Triệu chứng về tiêu hóa: Virus cư trú trong đường ruột có thể gây nên những tình trạng như đi ngoài phân lỏng nhưng không có dịch nhầy và có máu, trẻ có thể bị nôn ói sau bữa ăn.
  • Hạch sưng to, đau khi chạm vào, nhất là hạch tại vùng mặt, đầu, cổ.
  • Da bị phát ban xuất hiện thường từ 2-3 ngày từ khi bắt đầu sốt. Từ sau khi phát ban, cơ thể trẻ sẽ giảm sốt.
  • Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, có gỉ mắt.

Sốt virus chiếm phần lớn tỷ lệ trẻ bị sốt vào ban đêm do nhiễm trùng

Sốt virus chiếm phần lớn tỷ lệ trẻ bị sốt vào ban đêm do nhiễm trùng

Trẻ sốt về đêm phải làm sao?

Làm gì khi trẻ bị sốt cao về đêm? Điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm đó là thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể con bằng nhiệt kế. Nếu trẻ sốt nhẹ (37-38 độ) thì cách trị sốt ban đêm bằng phương pháp hạ sốt đơn giản đó là chườm khăn ấm và cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, không có gió lùa và mặc đồ thoải mái. Tuy nhiên nếu trẻ sốt về đêm và đổ mồ hôi trộm liên tục thì người chăm sóc trẻ cần chú ý:

  • Kiểm tra nhiệt độ trẻ tại miệng, trán, nách và hậu môn 15 phút/lần. Nếu tất cả các vị trí này > 38 độ C thì trẻ đã bị sốt cao. Khi này, các biện pháp chườm lạnh vùng trán không có tác dụng hạ sốt nhiều.
  • Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc dùng thuốc nhét hậu môn.
  • Dùng khăn nhúng nước ấm, vắt khô rồi lau vùng nách, bẹn, tuyệt đối không đắp lên vùng ngực vì trẻ có thể bị nhiễm lạnh dẫn tới viêm phổi. Không cần thiết phải đặt khăn vùng trán vì khi này không có tác dụng hạ sốt. Bạn nên thay khăn 2-3 phút/lần.
  • Mặc quần áo mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt và cho trẻ nằm tại nơi thoáng khí, khô ráo.
  • Bổ sung nước cho trẻ sốt về đêm bằng oresol, nước trái cây, các thực phẩm lỏng.

Sốt là biểu hiện, không phải là bệnh lý nên cần tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị

Sốt là biểu hiện, không phải là bệnh lý nên cần tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị

Nếu trong 2-3 tiếng thực hiện các biện pháp này mà trẻ không có dấu hiệu hạ sốt thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để tránh biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là co giật vô cùng nguy hiểm. Gia đình tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt thuốc kê đơn cho trẻ sốt về đêm. 

Cha mẹ lưu ý, trẻ sốt virus không đáp ứng với thuốc kháng sinh nên không được tự ý sử dụng. Vì thuốc có thể làm suy giảm khả năng phòng vệ của trẻ, nặng hơn gây kháng kháng sinh khiến bệnh tình kéo dài, gặp khó khăn trong điều trị.

Khi nào cần đưa trẻ bị sốt nhập viện?

Trẻ sốt 1-3 ngày sau khi khám và thực hiện điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ nếu không có hiện tượng thuyên giảm thì khi này, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện. Bên cạnh đó, những trường hợp sau đây, phụ huynh nên cho trẻ đến viện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C, không đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường.
  • Mất ý thức, lơ mơ.
  • Trẻ ngủ li bì, ngủ nhiều.
  • Sốt co giật.
  • Đau đầu liên tục, nghiêm trọng.
  • Trẻ nôn khan thường xuyên.
  • Sốt kéo dài trên 5 ngày.

Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ sốt cao ban đêm trong nhiều ngày, triệu chứng bất thường và kéo dài thì cần lập tức di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất hoặc có chuyên môn. Gia đình có thể tham khảo khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, địa chỉ y tế quy tụ đội ngũ bác sĩ và trang thiết bị hàng đầu Việt Nam và thế giới.

Đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khi có biểu hiện bất thường

Đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khi có biểu hiện bất thường

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ ưu việt với:

  • Hệ thống phòng nội trú hiện đại, tiện nghi, thoải mái nhằm tạo không gian điều trị gần gũi với người bệnh.
  • Trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như máy thở không xâm nhập NCPAP, máy truyền dịch, bơm tiêm điện, hệ thống oxy chìm - khí nén tiên tiến, máy monitor theo dõi bệnh nhân 4 và 5 thông số.
  • Khu vui chơi, giải trí cho bé ngay tại khuôn viên nội trú của khoa, tạo cảm giác thân thuộc khi trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
  • Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng có thời gian dài đào tạo, công tác tại các bệnh viện tuyến đầu như Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn,...

Trong trường hợp cấp cứu, gia đình có thể liên hệ nhanh đến số 0833 015 115 (24/7) để được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ xử lý kịp thời. Hoặc trực tiếp di chuyển trẻ em sốt về đêm đến số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm.

Câu hỏi thường gặp

Ngoài những thắc mắc chính về nguyên nhân, triệu chứng sốt về đêm ở trẻ, cách xử lý thì một số câu hỏi khác như mức độ nguy hiểm, đây là bệnh gì cũng thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Vậy nên, trong nội dung cuối Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ tổng hợp và giải đáp cụ thể.

Trẻ bị sốt về đêm có nguy hiểm không?

Trẻ sốt về đêm dù sốt nhẹ hay sốt cao về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ như viêm phổi, lao, viêm tai, nhiễm trùng máu, viêm màng não,... Cho nên, cha mẹ hãy lưu ý các cách xử lý theo từng mức độ thân nhiệt:

  • Sốt < 39 độ C: Trẻ sốt nhẹ, không quá nguy hiểm nên cha mẹ chỉ cần chăm sóc và hạ sốt cho bé đúng cách. Nếu xuất hiện tình trạng co giật, cần thông báo bác sĩ hoặc đưa đến cơ sở y tế để được theo dõi, kiểm tra triệu chứng kèm theo.
  • Sốt > 39 độ C: Khi này trẻ sốt cao, ở mức nguy hiểm, có thể xuất hiện co giật, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trẻ sốt trên 39 độ C dễ gặp các vấn đề nguy hiểm sức khỏe và tính mạng

Trẻ sốt trên 39 độ C dễ gặp các vấn đề nguy hiểm sức khỏe và tính mạng

Nhìn chung, mức độ nguy hiểm khi trẻ sốt về đêm phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể cũng như nguyên nhân gây bệnh. Nếu sốt không do nhiễm trùng hay bệnh lý, cha mẹ có thể tự xử lý và điều trị cho trẻ tại nhà, không cần can thiệp y tế.

Trẻ bị sốt về chiều và đêm là bệnh gì?

Trẻ sốt về chiều và đêm là một trong những dấu hiệu đặc trưng của sốt virus, sốt liên tục trong 2 - 3 ngày kèm triệu chứng sổ mũi nhiều, kích thích vùng hầu họng, quấy khóc, nuốt vướng, nôn trớ. Phương án an toàn và hiệu quả nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị dứt điểm.

Tựu chung lại, trẻ sốt về đêm là hiện tượng phổ biến ở trẻ 1 - 2 tuổi, do tiêm phòng, mọc răng, cảm lạnh, cảm nắng hoặc bị nhiễm trùng, bệnh lý ác tính gây nên. Dù bị ảnh hưởng bởi tác nhân nào, cha mẹ đều cần có kế hoạch chăm sóc trẻ hợp lý, đúng cách để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
12,147

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám