U máu ở trẻ sơ sinh là một loại khối u phổ biến, thường nổi lên như vết bớt màu đỏ rồi lớn dần theo cơ thể. Sau này có thể phát triển thành mảng có màu hồng đậm. Tuy đây là khối u lành tính, thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
U máu trẻ sơ sinh là gì?
U máu ở trẻ sơ sinh là một loại u bẩm sinh, lành tính được hình thành từ nhiều mạch máu, phát triển tăng sinh quá mức hợp lại với nhau, những mạch máu này không liên quan đến bệnh ung thư. U máu hiện lên dưới dạng nốt sáng đỏ, bề mặt nhìn giống như trái dâu tây. U máu có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể như đầu, mặt, cổ, tay chân, hầu họng, quanh mắt, khí phế, âm hộ,... Thế nhưng phổ biến nhất ở phần đầu, mặt và cổ.
U máu có tỷ lệ mắc là 1-5% trên số trẻ sinh ra. 80% trẻ mắc u máu không gây vấn đề gì bất thường, u máu tự ổn định không cần điều trị. Một số ít u ở mặt có thể gây sẹo hoặc biến dạng mãi mãi. Nếu u máu xuất hiện ở gan hoặc phổi sẽ gây suy giảm chức năng, gây loét mạch máu hoặc các bất thường nếu nằm ở mạch máu lớn. U máu ngay trên da thường có màu đỏ, nếu ở sâu hơn thì có màu xanh xám.
U máu hiện lên dưới dạng nốt sáng đỏ, bề mặt nhìn giống như trái dâu tây
U máu ở trẻ thường xuất hiện trong những tuần sau sinh và tăng sinh trong suốt cả năm đầu cuộc đời bé. Quá trình hình thành của u máu bao gồm những giai đoạn sau:
- Giai đoạn phát triển nhanh chóng trong 2 - 3 tháng đầu đời.
- Giai đoạn phát triển thoái triển (giai đoạn này là từ 6 đến 18 tháng tuổi): ở giai đoạn này thì hầu hết các u máu sẽ dần cải thiện, các u máu giảm dần sắc đỏ rồi chuyển dần sang màu xám, phần mô bị u máu sẽ mềm và phẳng hơn (hay còn gọi là u máu phẳng ở trẻ sơ sinh)
Phân loại u máu ở trẻ sơ sinh
Để phân loại u máu ở trẻ sơ sinh thường sẽ được phân loại dựa trên cơ chế hình thành và vị trí của bệnh. Cụ thể:
Dựa vào cơ chế hình thành
Dựa vào cơ chế hình thành nên u máu trẻ sơ sinh thì lại được chia thành 2 loại sau:
U máu tế bào nội mạch máu
- Là loại u máu xuất hiện ngay từ khi mới sinh, phát triển nhanh chóng có khả năng thoái triển khi trẻ đến độ tuổi từ 5 đến 7 tuổi.
- Bệnh lý này do sự tăng trưởng của các tế bào biểu mô lát thành mạch máu, các ống mạch máu mới được tạo thành từ các tế bào nội mạc mới, sẽ khiến khối u phát triển nhanh hơn.
- Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn bé gái từ 3 đến 5 lần.
U dị dạng mạch máu
- Đây là một dạng u dị dạng động mạch, tĩnh mạch hay các bạch mạch gọi chung là u máu mao mạch ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh u dị dạng mạch máu chủ yếu phát triển ở tuổi trưởng thành.
- Bệnh hình thành do các tế bào nội mạch máu không tăng trưởng, không thể tạo nên các ống mạch máu mới. Những trường hợp dị dạng mạch máu nếu như không được phát hiện kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé gây ra một số bệnh như gây loét, các vùng hoại tử do không không có nuôi dưỡng, suy tim ở trẻ, tắc nghẽn đường thở, nhiễm trùng,...
Bệnh có thể gây ra một số hệ lụy khác nếu không được điều trị kỹ càng
Dựa vào vị trí
Dựa vào vị trí mà u máu ở trẻ sơ sinh cũng được chia làm 2 loại:
U máu dưới da ở trẻ sơ sinh
- Đó là sự tích tụ bất thường của các mạch máu trên hoặc dưới bề mặt da, thường phát triển trong giai đoạn bé chưa ra đời.
- Tại các vị trí như mặt, cổ, sau tai và u máu ở đầu trẻ sơ sinh.
- Hiện lên đặc trưng bởi những nốt nổi lên trên bề mặt da, màu đỏ như nốt ruồi son hay vết bớt, kích thước của u sẽ tăng dần theo thời gian và độ tuổi của trẻ, có thể phát triển thành dạng khối u lớn hoặc các mảng rộng.
- Các dạng u máu phổ biến là u máu mao mạch và u máu thể hang.
Các cục u máu xuất hiện trên mặt của trẻ
U máu gan ở trẻ sơ sinh
- Là loại khối u xuất hiện bên trong hoặc ngoài bề mặt gan.
- Nghiên cứu cho thấy u máu trên gan nhạy cảm với estrogen, do đó sử dụng thuốc tránh thai, hay đang mang thai có thể làm tăng nhanh kích thước của u máu.
U máu hình thành ở gan
Nguyên nhân gây u máu ở trẻ
Hiện nay, u máu vẫn chưa kết luận chính thức được nguyên nhân gây u máu trẻ em, một số giả thuyết được đưa ra là:
- Do sự di truyền từ bậc cha mẹ sang con, có nguy cơ 50 %. Mặc dù việc bị mắc u máu của bố mẹ đã đến giai đoạn thoái triển, nhưng tỉ lệ sinh con mắc bệnh vẫn rất cao.
- Do rối loạn miễn dịch, hoocmon trong cơ thể.
- Hiện tượng bất thường về mạch máu.
- Các chất hóa học, chất độc hại cũng gây ảnh hưởng lớn
- Sau một số chấn thương.
- Trong thời kỳ mang thai người mẹ không cẩn thận, nên bị nhiễm khuẩn hay virus, là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng trẻ bị u máu bẩm sinh.
U máu ở trẻ sơ sinh và sự nguy hiểm của nó?
U máu lành tính ở trẻ sơ sinh ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Bình thường, ở những trẻ bị u máu, bệnh tình sẽ tiến triển tốt hơn và tự thoái triển khi bé lớn từ 5 đến 10 tuổi. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp điều có tiến triển tốt.
Một số trường hợp khối u vẫn tăng sinh dẫn đến những biến chứng sau:
- U máu bị tổn thương gây loét, chảy máu hay nhiễm trùng.
- Có nguy cơ hình thành sẹo khi khối u máu bị dãn ra.
- U máu sẽ gây ảnh hướng đến chức năng hoạt động của những bộ phận khác, như u máu sát mắt gây hạn chế tầm nhìn, giảm thính lực và cản trở đường hô hấp.
Ai có thể bị u máu?
U máu thường gặp ở những đứa bé có những đặc điểm sau:
- Trẻ có màu da trắng.
- Trẻ sinh non.
- Em bé sinh ra từ một thai đa thai.
- Nhẹ cân so với tuổi thai.
Cục u máu có thể xuất hiện nhiều nếu không chữa kịp thời
Biện pháp chẩn đoán bệnh chính xác
Sau đây là một số biện pháp chẩn đoán chuyên sâu được xem là các chỉ điểm cho tình trạng thâm nhiễm và bệnh hóa khối u gồm:
- Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu có trong máu và nước tiểu.
- Yếu tố tăng trưởng beta nguyên bào sợi có trong nước tiểu.
Biện pháp chẩn đoán bệnh chính xác gồm có siêu âm và chụp cộng hưởng, vai trò chính:
- Phân biệt được khối u máu trên da với những tổn thương khác.
- Xác định được vị trí u máu trong các cơ quan.
- Phân biệt được khối u máu với các bất thường, liên quan đến mạch máu khác như dị dạng mạch.
Chẩn đoán bệnh sớm có thể vết u máu của bé không lan rộng
Phương pháp điều trị u máu
- Điều trị Steroid đường uống: Phương pháp này đòi hỏi các bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị và theo dõi sự đáp ứng của thuốc. Nếu dùng kéo dài phương pháp này sẽ gây ra các biến chứng như hội chứng cushing, nấm miệng, chậm phát triển tinh thần.
Điều trị Steroid đường uống
- Tiêm xơ: Có hiệu quả với u nội mạch máu và u dị dạng mạch máu nhưng phải do bác sĩ có kinh nghiệm điều trị.
- Điều trị Interferon a-2b (Heberon): theo nghiên cứu của Juan Manuel Marquer – Pediatric University hospital La Habana – Cu Ba có đáp ứng tốt cho trẻ từ 1,5 đến 14 tháng tuổi.
- Phẫu thuật: Tùy thể bệnh, vị trí và mức độ khu trú khối u.
- Nút mạch: Trường hợp u dị dạng mạch máu nhưng phải tiến hành phẫu thuật ngày mới có hiệu quả.
- Phương pháp laser: Phương pháp được sử dụng với loại u phẳng và nông.
- Propranolol đường uống: mang lại hiệu quả đáp ứng thuốc tốt cho nội mạc mạch máu. Cần có sự khám xét toàn thân trẻ, trước khi có chỉ định điều trị như xét nghiệm chức năng gan, thận, siêu âm tim, khám chuyên khoa nhi.
Chăm sóc cho trẻ bị u máu
U máu có thể bị chảy máu không ngừng nếu trầy xước, cha mẹ cần cắt ngắn móng tay và chà mịn đầu móng để tránh bé gãi gây xước.
Nếu chẳng may bị chảy máu, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể lấy gạc sạch đè lên vết tổn thương khoảng 5 phút, lúc đó máu có thể ngừng chảy. Máu sẽ chảy tiếp nếu cha mẹ vừa thấm đã bỏ ra luôn. Sau thời gian 5 phút nếu tình trạng máu vẫn chảy, cần cho bé đi khám bác sĩ.
U máu có bề mặt rất mỏng và có thể bị khô, việc tiếp xúc với xà phòng khi tắm rửa cho bé là không nên. Chỗ u máu cần được chăm sóc bằng cách thấm khô nhẹ nhàng, có thể thoa kem vaseline hai lần/ngày để tránh bề mặt bị khô.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và triệu chứng của bệnh nhân và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Lựa chọn phòng khám phù hợp để kiểm tra sức khỏe thai nhi thường xuyên
Khi trẻ mới sinh, bố mẹ luôn luôn có những lo lắng xoay quanh bé dù là nhỏ nhất. Vì thế khi thấy những dấu hiệu bệnh, bố mẹ lên đưa bé đi kiểm tra, điều đó tránh được việc lo lắng thái quá, cũng như áp dụng những phương pháp chữa trị truyền miệng không đáng tin cậy, gây nên tình trạng không mong muốn.
Hi vọng bài viết trên của chúng tôi về u máu ở trẻ sơ sinh đã đem lại thông tin hữu ích dành cho bạn. Để đặt lịch thăm khám tại BVĐK Phương Đông, quý khách vui lòng bấm số 1900 1806.