U nang buồng trứng khi mang thai: Nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa

Phan Thị Hoàn

21-06-2024

goole news
16

U nang buồng trứng là một bệnh phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này có thể gây ra những hậu quả xấu trong thai kỳ như sẩy thai, sinh non khi u bị xoắn hoặc vỡ và có thể gây trở ngại cho quá trình sinh thường khi u phát triển lớn.

U nang buồng trứng khi mang thai là gì?

U nang buồng trứng là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ban đầu, nó có thể là một khối u lành tính, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, có thể biến chứng thành ung thư buồng trứng. Khi mang thai, bệnh u nang buồng trứng thường có 2 dạng:

U nang cơ năng

Đây là một khối u được hình thành do sự rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng, về mặt giải phẫu, cấu trúc của buồng trứng không thay đổi. Có tổng cộng 3 loại u nang cơ năng:

  • Nang bọc noãn là các khối u noãn đã phát triển đầy đủ nhưng không bị vỡ hoặc rụng trứng. Chúng tiếp tục phát triển và có thể đạt kích thước lên đến 8cm, gây ra sự không đều trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
  • Nang hoàng thể hình thành khi hoàng thể vẫn tiếp tục phát triển sau khi noãn đã được phóng ra. Các nang này sau đó tạo ra vỏ mỏng chứa dịch bên trong, gây ra đau và chảy máu ở vùng chậu.
  • Nang hoàng tuyến thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, cũng như trong các trường hợp liên quan đến ung thư nguyên bào nuôi.

U nang buồng trứng thực thể

Trong các khối u này, sự biến đổi về cấu trúc của tế bào trong buồng trứng có thể dẫn đến nguy cơ chuyển biến thành ung thư. 

Dưới đây là các dạng u thực thể bao gồm:

U nang bì

U nang bì thường bao gồm u quái, chiếm khoảng 25% trong số các u nang buồng trứng, hầu hết là lành tính. Chúng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi từ trẻ em đến người phụ nữ tuổi dậy thì, sinh đẻ và mãn kinh. Cấu trúc của chúng thường giống như một lớp sừng, bên trong chứa các tế bào tóc, xương, răng, tuyến bã... và thường dễ bị xoắn.

U nang nhầy

U nang nhầy chiếm khoảng 20% tổng số u nang buồng trứng, có nhiều thùy nên thường có kích thước lớn hơn so với các loại u khác. Chúng thường chứa dịch nhầy màu vàng, đặc, thường dính với các cơ quan xung quanh.

Nang lạc nội mạc buồng trứng

Nang lạc nội mạc buồng trứng là sự phát triển của tổ chức nội mạc tử cung trên bề mặt của buồng trứng, gây hại cho mô buồng trứng. Chúng thường có vỏ rất mỏng và dính vào các tổ chức xung quanh. Bên trong chứa màu sắc giống như chocolate và thường gây đau khi kinh nguyệt. Nó cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng và gây vô sinh.

U nang nước

U nang nước là dạng phổ biến nhất, thường đi kèm với một túi chứa dịch bên trong, có vỏ mỏng và thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trên bề mặt xuất hiện nhiều mạch máu hoặc có các nhú trên bề mặt hoặc trong lòng u, có thể là dấu hiệu nghi ngờ về chuyển biến thành ung thư.

Đang có thai mà bị u nang buồng trứng chữa được không?

Đang có thai mà bị u nang buồng trứng chữa được không?

Nguyên nhân nào dẫn đến u nang buồng trứng khi mang thai?

Dưới đây là một số yếu tố có thể tăng nguy cơ u nang buồng trứng khi mang thai, chị em cần hết sức lưu ý:

  • Phụ nữ mắc phải nhiễm trùng vùng chậu có thể tăng nguy cơ phát triển u nang buồng trứng khi nhiễm trùng lan đến buồng trứng.
  • Trong suốt quá trình thai kỳ, một số trường hợp ghi nhận u nang có thể hình thành khi trứng đã rụng nhưng vẫn tồn tại trên bề mặt buồng trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung và có khả năng gắn vào buồng trứng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của u nang.
  • Tiền sử gia đình cũng có thể là một yếu tố quan trọng, nếu có trường hợp mẹ hoặc chị gái từng mắc u buồng trứng, người bệnh có nguy cơ cao hơn để phát triển u nang.

Dấu hiệu nhận biết đang mang thai bị u nang buồng trứng

Khoảng 65- 80% u nang buồng trứng trong thai kỳ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và thường được phát hiện ngẫu nhiên trong quá trình kiểm tra thai kỳ.

Tuy nhiên, trong số ít trường hợp khi u có biến chứng như xoắn hoặc vỡ, có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, đau vùng chậu, buồn nôn, nôn, hoặc khi bướu to có thể sờ được khi khám bụng.

U nang buồng trứng khi mang thai có sao không?

U nang buồng trứng khi mang thai có sao không?

U nang buồng trứng khi mang thai có bị sao không?

U nang buồng trứng trong thai kỳ có thể gây ra một số tình huống đáng lo ngại cho cả mẹ và thai nhi như sau:

Ảnh hưởng đến thai nhi 

  • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật u nang buồng trứng trong thai kỳ có thể gây ra nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân khi sinh dưới 2500 gram và thai chậm phát triển trong tử cung.

Tăng nguy cơ phẫu thuật

  • Những trường hợp u nang buồng trứng phát triển biến chứng như xoắn hoặc vỡ trong thời kỳ mang thai có thể yêu cầu phẫu thuật cấp cứu để loại bỏ khối u. 
  • Trong một số trường hợp, khi u nang buồng trứng phát triển biến chứng xoắn, việc phẫu thuật muộn có thể yêu cầu cắt bỏ cả buồng trứng chứa u thay vì chỉ loại bỏ khối u, bởi vì buồng trứng bị xoắn trong thời gian dài có thể dẫn đến sự thiếu máu và chết tế bào.
  • Các khối u nang buồng trứng nghi là ác tính thường được khuyến nghị phẫu thuật trong thai kỳ để chẩn đoán và xác định tính chất của u, cũng như để điều trị ung thư ở giai đoạn sớm, nhằm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

Khó khăn trong việc chuyển dạ

  • Các trường hợp u nang buồng trứng có kích thước lớn hoặc nằm gần vị trí đoạn dưới tử cung có thể gây cản trở cho quá trình chuyển dạ tự nhiên, gây ra tình trạng chuyển dạ tắc nghẽn. 
  • Trong tình huống này, phẫu thuật mổ sinh được khuyến nghị, có thể kết hợp với việc loại bỏ khối u nang buồng trứng trong quá trình mổ lấy thai.

U nang buồng trứng khi mang thai có sao không?

U nang buồng trứng trái khi mang thai.

Cách chẩn đoán u nang buồng trứng khi mang thai

U nang buồng trứng khi mang thai có thể đặt ra những thách thức đáng chú ý trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.  Chính vì vậy việc chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng là rất quan trọng.

Xét nghiệm máu

  • Ở phụ nữ không mang thai, các chỉ dấu sinh học như CA-125, HE4, AFP thường được sử dụng kèm theo siêu âm để đánh giá khả năng ác tính của khối u. 
  • Tuy nhiên, trong thai kỳ các chỉ số này có thể tăng lên do yếu tố sinh lý như CA-125 tăng trong tam cá nguyệt thứ nhất và thời kỳ hậu sản. Điều này có thể gây hạn chế trong việc đánh giá kết quả của các chỉ dấu sinh học.

Siêu âm

  • Phần lớn thai phụ mắc u nang buồng trứng khi mang thai thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, siêu âm được xem là một phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán và đánh giá các biến chứng của u nang buồng trứng trong thai kỳ.
  • Siêu âm thường được thực hiện qua đường âm đạo trong ba tháng đầu thai kỳ, đây là thời điểm tốt nhất để phát hiện u nang buồng trứng. 
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi thai đã lớn ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm qua bụng để chẩn đoán u nang buồng trứng.

Cách chẩn đoán u nang buồng trứng khi mang thai như thế nào?

Cách chẩn đoán u nang buồng trứng khi mang thai như thế nào?

Chụp cộng hưởng từ

  • Chụp cộng hưởng từ không tiêm thuốc cản từ được coi là an toàn trong thai kỳ và thường được chỉ định sau khi siêu âm, khi mà siêu âm không đủ để đánh giá toàn bộ khối u nang buồng trứng. 
  • Đặc biệt khi kích thước của u quá lớn hoặc khi không thể xác định rõ nguồn gốc của khối u trong vùng chậu, có thể là từ buồng trứng hoặc từ các cơ quan khác như đường tiết niệu, đường tiêu hóa.

Xem thêm:

Điều trị u nang buồng trứng khi mang thai như thế nào?

Khi phụ nữ mắc u nang buồng trứng khi mang thai đều cảm thấy hoang mang và không biết nên điều trị bệnh như thế nào. Liệu điều trị bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Điều trị ung thư buồng trứng trong thai kỳ

  • Điều trị u ác tính trong thai kỳ có thể thực hiện bằng phẫu thuật đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, tuổi thai, loại mô bệnh học của khối u. 
  • Hơn nữa, việc điều trị bệnh ở giai đoạn sớm cũng giúp cải thiện tỷ lệ sống cho người bệnh.

Phẫu thuật u nang buồng trứng ác tính khi mang thai

  • Phẫu thuật nội soi mang nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ hở. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi có thể tăng nguy cơ vỡ u trong quá trình mổ, làm tăng nguy cơ lan tràn tế bào ác tính trong ổ bụng khi u vỡ, hoặc tăng nguy cơ di căn tế bào ác tính khi lấy u ra khỏi ổ bụng qua các vị trí phẫu thuật. 
  • Do đó, trong các trường hợp nghi ngờ u nang buồng trứng là ác tính, để hạn chế nguy cơ lan tràn tế bào ác tính và giảm giai đoạn bệnh, các thai phụ thường được chỉ định phẫu thuật mổ hở.

Phẫu thuật nội soi

  • Phẫu thuật nội soi ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực phẫu thuật phụ khoa. Phương pháp này được ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật mổ hở truyền thống. 
  • Một số ưu điểm như ít mất máu hơn trong quá trình mổ, thời gian nằm viện ngắn hơn, đau sau phẫu thuật ít hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ và vết mổ rất nhỏ, tạo điều kiện cho tính thẩm mỹ cao hơn.

Cách phòng ngừa u nang buồng trứng trước khi mang thai

Để tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến u nang buồng trứng, phụ nữ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh trước khi mang thai.

  • Không nên sử dụng quá nhiều các loại thuốc tránh thai hoặc thực hiện phá thai nhiều lần.
  • Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và tập luyện đều đặn là quan trọng để tránh tình trạng béo phì, đồng thời cũng giúp giảm nguy cơ mắc u nang buồng trứng.
  • Chị em phụ nữ được khuyến cáo đi khám phụ khoa định kỳ trước khi có kế hoạch sinh con, nhằm phát hiện các u nang buồng trứng trước khi mang thai và có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ u trước khi mang thai nếu cần thiết.

Phụ nữ được khuyến cáo đi khám phụ khoa định kỳ trước khi có kế hoạch sinh con.

Phụ nữ được khuyến cáo đi khám phụ khoa định kỳ trước khi có kế hoạch sinh con.

Hy vọng qua bài viết U nang buồng trứng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh u nang buồng trứng và cách phòng ngừa để luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra nếu như chị em còn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh sản phụ khoa hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 1806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc để lại thông tin tại đặt lịch khám để được tư vấn và điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
52

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám