U tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Trường Nguyễn

20-08-2024

goole news
16

U tinh hoàn là nỗi sợ của mọi đấng mày râu, theo thống kê có khoảng 90% tổng số ca bệnh là u ác tính, gây ung thư tinh hoàn. Tỷ lệ mắc bệnh tương đối hiếm, chỉ 1 trên 250 người được tìm thấy dấu hiệu của tế bào ung thư. Tuy nhiên không được chủ quan, cần thăm khám ngay khi có biểu hiện bất thường.

Khối u tinh hoàn là gì?

U tinh hoàn là sự xuất hiện các nốt sưng, khối u bên trong tinh hoàn nam giới. Bệnh khởi phát ở mọi độ tuổi, tập trung nhiều nhất trong khoảng 14 - 45 tuổi, 90% khối u ở tinh hoàn được chẩn đoán hoặc diễn tiến thành ung thư.

U tinh hoàn khởi phát ở mọi độ tuổi, tập trung nhiều nhất trong khoảng 14 - 45 tuổi

U trong tinh hoàn khởi phát ở mọi độ tuổi, tập trung nhiều nhất trong khoảng 14 - 45 tuổi

Các khối u tinh hình thành tập trung ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, do chấn thương, bệnh lý tiềm ẩn hoặc rối loạn chức năng hoạt động. Bệnh không điều trị kịp thời gây tác động xấu đến sức khỏe nam giới, đặc biệt về khả năng sinh sản.

Phân loại u mào tinh hoàn

Y học phân chia u mào tinh hoàn thành 2 loại:

  • Khối u lành tính: Chỉ có thể phát triển ở vị trí ban đầu, không xâm lấn sang các bộ phận xung quanh, chưa gây ra ung thư.
  • Khối u ác tính: Là loại u phát triển mạnh, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như phổi, gan, hạch bạch huyết và hệ thần kinh trung ương, gây ung thư.

Các nguyên nhân dẫn đến u tinh hoàn

Hiện tượng tinh hoàn có khối u rất hiếm gặp, chỉ gặp 1 trong tổng 250 người. Bệnh hình thành, phát triển bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng sưng, viêm do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, là hệ quả của quan hệ tình dục không an toàn. Nam giới 14 - 35 tuổi là đối tượng dễ bị viêm nhiễm, bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội vùng bìu, khó tiểu, dương vật tiết dịch bất thường.

Viêm mào tinh hoàn không điều trị có thể làm hình thành các khối u bên trong

Viêm mào tinh hoàn không điều trị có thể làm hình thành các khối u bên trong

U nang mào tinh hoàn

Ung nang mào tinh hoàn là tình trạng mào tinh hoàn chứa đầy tinh dịch nhưng không được đẩy ra ngoài cơ thể, làm xuất hiện khối u sưng như quả bóng nước. Bệnh nhân cảm nhận rõ triệu chứng đau một bên tinh hoàn, trường hợp nặng hơn đau cả 2 bên.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến máu ứ đọng trong tĩnh mạch, không lưu thông ra bên ngoài bìu. Máu tích tụ thời gian dài làm tinh hoàn nóng lên, khiến lượng tinh trùng giảm xuống hoặc góp phần hình thành nên khối u vùng bìu.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm giảm số lượng tinh trùng và góp phần hình thành khối u

Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm giảm số lượng tinh trùng và góp phần hình thành khối u

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng đường tiết niệu nối với tinh hoàn bị xoắn lại, không thể cung cấp lưu lượng máu cần thiết gây nhiễm trùng, teo nhỏ hoặc vô sinh. Ngoài dấu hiệu sưng u, bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn, đau dữ dội, tiểu tiện thường xuyên, bìu sẫm màu.

Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn hay tinh toàn lò xo là hiện tượng bé trai sinh ra có một hoặc cả hai bên tinh hoàn không di chuyển xuống bìu, nằm ở vị trí khác ngoài bìu. Bệnh nhân cần điều trị đúng lúc, đúng cách để phòng tránh biến chứng nguy hiểm như u tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, ung thư, vô sinh.

Tinh hoàn lò xo không điều trị kịp thời gây xoắn tinh hoàn, u tinh hoàn hoặc vô sinh

Tinh hoàn lò xo không điều trị kịp thời gây xoắn tinh hoàn, u tinh hoàn hoặc vô sinh

Tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn khiến bìu trở nên sưng, do chất lỏng bị tích tụ ở cả 1 hoặc 2 bên tinh hoàn. Nam giới cần thăm khám y tế sớm, giảm cảm thấy nặng nề, các cơn sưng đau nhức cũng như diễn tiến nguy hiểm.

Ung thư tinh hoàn

U ở tinh hoàn trong một số trường hợp có thể tiến triển nhanh thành ung thư, phát triển ở một hoặc cả hai bên. Phái mạnh nếu nhận thấy đau nặng nề vùng bụng, lưng, ngực, độ săn cứng tinh hoàn bất thường, bìu sưng đau cần nhanh chóng thăm khám, nhận phác đồ điều trị kịp thời.

Dấu hiệu u tinh hoàn như thế nào?

Giai đoạn đầu, khối u ở bìu thường có kích thước nhỏ, diễn tiến âm thầm nên rất nghèo nàn triệu chứng. Bệnh nhân rất khó phát hiện, chủ quan không thăm khám, khi điều trị đã ở giai đoạn nặng hơn.

Song một vài ca bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện:

  • Vùng xung quanh tinh hoàn sưng to.
  • Sờ thấy khối u cứng, đau hoặc không đau ở một hoặc hai bên tinh hoàn.
  • Vướng, nặng tức do vùng bìu tụ nhiều dịch.
  • Đau lan sang thắt lưng, ngực.

Khối u lớn hơn, dấu hiệu nhận biết bệnh rõ rệt hơn như vướng, nặng một hoặc hai bên tinh hoàn, bên tinh hoàn có khối u xệ thấp hơn. Người bệnh cần thăm khám y tế ngay cả khi không thấy đau, tức, tuyệt đối không chủ quan.

Tinh hoàn có u rất nghèo nàn triệu chứng, bệnh nhân rất khó phát hiện

Tinh hoàn có u rất nghèo nàn triệu chứng, bệnh nhân rất khó phát hiện

U tinh hoàn ở trẻ em thường khó phát hiện hơn người lớn, u thường to dần và không gây khó chịu cho trẻ, quá trình phát bệnh âm thầm và không có triệu chứng đặc hiệu. Tình trạng này tạo điều kiện cho khối u chiếm chỗ tinh hoàn, di căn sang các cơ quan khác và hạch bạch huyết.

Các giai đoạn phát triển của u tinh hoàn

Chẩn đoán giai đoạn phát triển u tinh hoàn sẽ giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Có 3 giai đoạn diễn tiến chính:

  • Giai đoạn 1: Khối u phát triển nhưng nằm trong tinh hoàn, chưa di căn ở hạch và cơ quan khác. Giai đoạn này còn được gọi là tân sinh u tinh hoàn tại chỗ.
  • Giai đoạn 2: Khối u phát triển thành u lành tính hoặc u ác tính, chưa di căn hạch và cơ quan khác, có thể tăng kích thước  hoặc không.
  • Giai đoạn 3: Khối u di căn ngoài khu vực tinh hoàn, lan sang cơ quan lân cận như hạch bạch huyết, gan, phổi,... gọi là ung thư di căn.

U tinh hoàn có nguy hiểm không?

U lành tình nếu được phát hiện, can thiệp kịp thời có tỷ lệ chữa khỏi cao, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngược lại với trường hợp có biểu hiện của khối u ác tính, tiên lượng xấu và nghiêm trọng hơn, ước tính 70% người đã tử vong vì căn bệnh này.

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc u tinh hoàn đó lành tính hay ác tính

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc u tinh hoàn đó lành tính hay ác tính

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ y khoa, tỷ lệ tử vong do u ở tinh hoàn dần giảm xuống. Nhiều bệnh nhân đã được điều trị dứt điểm, bao gồm u tinh hoàn ác tính nghiêm trọng.

Phương pháp chẩn đoán

Dựa vào các phương pháp chẩn đoán dưới đây, bác sĩ đánh giá u tinh hoàn đang ở giai đoạn nào:

  • Khám tổng quát: Khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang dùng.
  • Khám chi tiết: Kiểm tra bìu, bụng, hạch bạch huyết, bộ phận khác nhằm tìm dấu vết khối u.
  • Siêu âm tinh hoàn: Xem xét phía bên trong bìu, vùng bụng dưới, kiểm tra khối u đáng ngờ trong tinh hoàn nhằm xác định giai đoạn, u đã di căn hay chưa.
  • Xét nghiệm máu: Xác định dấu hiệu nhiễm trùng, chất chỉ điểm ung thư, vấn đề sức khỏe khác.
  • Xét nghiệm sàng lọc: Đánh giá khả năng lây lan qua đường tình dục qua mẫu máu, tinh dịch đồ.
  • Chụp CT Scan, X-quang: Kiểm tra khối u đã lan sang các mô, cơ quan khác hay chưa.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn quan sát các biểu hiện dưới đây trong 1 - 2 tuần, nếu tình trạng không thuyên giảm cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra:

  • Khó chịu, đau bất thường tinh hoàn.
  • Sờ và nhận thấy có khối u săn cứng ở tinh hoàn.

Thăm khám bác sĩ lập tức khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường vùng sinh dục

Thăm khám bác sĩ lập tức khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường vùng sinh dục

Điều trị khối u tinh hoàn

U tinh hoàn gồm hai loại lành tính và ác tính, phác đồ điều trị mỗi trường hợp có sự khác nhau nhất định. Bệnh nhân tham khảo các hướng xử lý sau:

U tinh hoàn lành tính

U lành tính nếu không sưng tấy, nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nam giới thì không cần can thiệp. Ngược lại, xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nước tiểu có mủ, nước tiểu lẫn máu, sốt cao, đau nhức sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Trường hợp u hình thành do nhiễm khuẩn, bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Người bệnh tuân thủ liều lượng, thời gian dùng thuốc, không tự ý thay đổi đơn thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

U tinh hoàn ác tính

Loại u có thể phát triển thành ung thư, bác sĩ dựa vào giai đoạn, tuổi tác, tình hình bệnh để đưa phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm phẫu thuật và hóa trị. Nếu phát hiện kịp thời, người bệnh có thể bình phục sức khỏe lên tới 98%.

Tham khảo quy trình điều trị u ác tính dưới đây:

- Phẫu thuật loại bỏ khối u:

  • Bác sĩ thực hiện loại bỏ các mô khối u trong tinh hoàn, hạn chế nguy cơ di căn sang bộ phận khác.
  • Loại bỏ khối u giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và đời sống tình dục nam giới.
  • Hậu phẫu, bệnh nhân lưu viện khoảng hơn 1 tuần.
  • Trường hợp cắt bỏ 2 tinh hoàn rất hiếm, trừ trường hợp khẩn cấp.

- Hóa trị:

  • Sử dụng liều kháng sinh mạnh trong hóa trị ngăn tế bào ung thư tiếp tục phát triển.
  • Bác sĩ cân nhắc tình trạng bệnh trước khi đưa ra khuyến nghị điều trị bằng hóa trị.
  • Hóa trị áp dụng sau phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ tái phát.

- Xạ trị:

  • Chỉ định với trường hợp khối u bắt đầu di căn sang bộ phận khác.
  • Tế bào ung thư lan đến gan, phổi, hạch bạch huyết cần xạ trị sau khi hóa trị 1 lần.

Chỉ định phẫu thuật kết hợp hóa, xạ trị đối với khối u ác tính

Chỉ định phẫu thuật kết hợp hóa, xạ trị đối với khối u ác tính

Biện pháp phòng ngừa u tinh hoàn

Để ngăn chặn nguy cơ ung thư tinh hoàn, phái nam cần trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh như:

  • Đối với người lên, nếu nhận thấy có u cứng hoặc tinh hoàn thay đổi kích thước thì nên đến bác sĩ ngay để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Khi kiểm tra khối u ở trẻ em, hãy kiểm tra bé có bị dị tật bẩm sinh hay không, đặc biệt là quan sát 2 tinh hoàn có nằm trong bìu không hay nằm ở vị trí khác.
  • Bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được điều trị thì hãy tái khám theo lịch hẹn để sớm phát hiện những biểu hiện tái phát.

null
Sau khi điều trị ung thư tinh hoàn, hãy tái khám và theo dõi sức khỏe để phòng tránh bệnh tái phát

Kết luận

U tinh hoàn là bệnh lý hiếm gặp ở nam giới, bao gồm 2 loại u lành tính và u ác tính, mỗi loại có mức độ tác động nhất định đến sức khỏe người bệnh. Bệnh hình thành, phát triển ở mọi đối tượng nhưng tập nhiều nhiều ở nhóm 14 - 45 tuổi, bạn cần chủ động phòng ngừa và thăm khám y tế định kỳ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,292

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Bệnh tiết niệu

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám