U xơ tử cung khi mang thai có sao không? Điều trị như thế nào?

Ngọc Anh

29-04-2024

goole news
16

U xơ tử cung khi mang thai là bệnh lý lành tính gây nhiều khó khăn cho người phụ nữ như ảnh hưởng xấu đến thai kỳ như sảy thai, sinh non, bất thường nhau thai,...  Trong thời kỳ nội tiết tố estrogen tăng cao khiến khối u tăng nhanh về kích thước và mật độ, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm để chủ động giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

U xơ tử cung khi mang thai

U xơ tử cung khi mang thai là tình trạng người phụ nữ có khối u lành tính từ các mô và sợi cơ ở tử cung trong thai kỳ. Đây là các khối u lành tính, tăng sinh do nồng độ estrogen khi mang thai tăng cao. Hình dạng khối u là khối tròn có cuống (khi phát triển trên 1 cuống) hoặc không uống (phát triển trên nội mạc mà không lồi ra ngoài).

Trên thực tế, mỗi người phụ nữ thường có nhiều u xơ. Hiện tượng u xơ tử cung khi mang thai không quá hiếm gặp, vì bản chất các khối u cơ trơn này tăng sinh do hàm lượng nội tiết tố tăng cao trong thai kỳ. Vì đáp ứng estrogen nên chúng có xu hướng to lên và giảm dần kích thước khi mãn kinh. 

(Hình 1 - Các bác sĩ có thể phát hiện u xơ tử cung khi siêu âm thai)

Các bác sĩ có thể phát hiện u xơ tử cung khi siêu âm thai

Nhìn chung u xơ tử cung là bệnh lý khá phổ biến nhưng ngay cả khi bạn phát hiện u xơ tử cung khi mang thai cũng không cần quá lo lắng vì đây không phải bệnh khó chữa. Cách tốt nhất là điều trị sớm, tránh không để khối u to lên và giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng thai kỳ.

Phân loại u xơ tử cung khi mang thai theo vị trí

Các vị trí thường phát khối u lành tính bao gồm:

U xơ tử cung dưới cơ tử cung

Đối với khối u nằm trong cơ hay còn gọi là khối u trong thành tử cung. Điểm đặc biệt của khối u này là chúng tăng sinh mạnh mẽ to lên nhanh và phát triển thành nhiều khối u khác nhau gây chèn ép lên các cơ quan lân cận.

Ảnh hưởng của khối nhân xơ này lên thai kỳ là nguy cơ tiềm tàng gây vỡ khối u, khó sinh, sảy thai,... và các bất thường sản khoa khác. 

U xơ tử cung dưới thanh mạc (thường gặp nhất)

Khối nhân xơ nằm ở mặt ngoài tử cung dưới lớp thanh mạc có cuống dài, đây là loại nhân xơ tăng sinh điển hình do nội tiết tố thai kỳ. Các chị em mắc u xơ tử cung dưới thanh mạc khi mang thai thường đi khám vì bụng to bất thường và cảm giác nặng bụng dưới hoặc đau bụng. 

(Hình 2 - Các vị trí thường xuất hiện của u xơ tử cung khi mang thai)

Các vị trí thường xuất hiện của u xơ tử cung khi mang thai

Tác động của loại u xơ này với phụ nữ mang thai rất nguy hiểm. Nó xảy ra khi khối u phát triển lớn chèn ép và chiếm diện tích có thể khiến tử cung bị biến dạng. Biến chứng cụ thể như sau:

  • Sảy thai liên tiếp và sinh non
  • Chảy máu trong thai kỳ
  • Xoắn, vỡ khối u, hoại sinh khối u
  • Biến dạng thai nhi
  • Nhau tiền đạo, bong nhau thai,...

U xơ tử cung dưới niêm mạc (ít gặp nhất)

Khối u phát triển ngay dưới niêm mạc, mọc quanh buồng tử cung và hướng dần về âm đạo. Khi khối u lớn dần lên choán chỗ phát triển của thai nhi, cản trở sự cung cấp máu và chất dinh dưỡng từ sản phụ sang em bé. Đồng thời, khối u sẽ chèn ép lên tử cung tử cung co giãn kém gây vỡ khối u rất nguy hiểm. 

Bên cạnh đó, nguy cơ thai phụ phải chịu biến chứng sản khoa sinh non, sảy thai, thai chậm phát triển, bất thường rau thai,... cũng khá lớn.

Diễn biến và triệu chứng của u xơ tử cung khi mang thai

3 tháng đầu thai kỳ

Đây là giai đoạn khối u to ra nhanh nhất. Như đã đề cập đến ở trên, nhân xơ tử cung tăng kích thước lên vì estrogen. Trong khi đó, tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cơ thể người phụ nữ dồi dào estrogen nhất.

Các dấu hiệu mà mẹ bầu có thể nhận biết khối u xơ tử cung trong giai đoạn này là:

  • Đau bụng bất thường, không có lý do
  • Chảy máu âm đạo trong thai kỳ

Một số ca bệnh có cả hai triệu chứng trên nhưng đa số bệnh nhân chỉ có một trong hai dấu hiệu trên.

(Hình 3 - Bà bầu bị u xơ tử cung hay bị đau bụng hơn bình thường)

Bà bầu bị u xơ tử cung hay bị đau bụng hơn bình thường

3 tháng giữa thai kỳ

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng và bắt đầu chèn ép lên khung xương chậu. Khi đó, tử cung có thể bị chèn ép biến dạng và thai phụ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao hơn. Tỷ lệ này sẽ cao hơn khi thai phụ có nhiều khối u xơ hoặc nhân xơ to.

Tương tự với thai kỳ giai đoạn đầu, tam cá nguyệt thứ hai của các mẹ bị u xơ tử cung khi mang thai cũng có cảm giác:

  • Đau quặn bụng: Do khối u chèn ép hoặc bị hoại tử. Nếu bạn cảm thấy đau bụng dữ dội thì phải đi cấp cứu đề phòng nguy cơ sảy thai ngay lập tức.
  • Rau bong non: Nhau thai bong ra khỏi thành tử cung quá sớm đe doạ tính mạng của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Mẹ có thể bị mất máu, sốc, sinh non và lưu thai ngay thời điểm đó. 

(Hình 4 - Bất thường nhau thai khiến rau thai bong sớm hết sức nguy hiểm trên lâm sàng)

Bất thường nhau thai khiến rau thai bong sớm hết sức nguy hiểm trên lâm sàng

3 tháng cuối thai kỳ

Đây gần như là chỉ định bắt buộc dành cho các trường hợp mang thai bị u xơ tử cung. nguyên nhân là khối u khiến khả năng co bóp của tử cung yếu đi, cổ tử cung không mở để thai nhi đi ra ngoài. 

Mặt khác, các khối u xơ ở eo tử cung có thể làm tắc ống sinh. Trên lâm sàng các bác sĩ đã quan sát nhiều xa sản phụ mắc u xơ và có thai nhi ngôi ngược, tức mông em bé đặt ở phần dưới tử cung. Khi đó, sản phụ không còn lựa chọn nào khác ngoài sinh mổ lấy thai ra ngoài. 

U xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Đây là bệnh lý nguy hiểm khiến người phụ nữ phải đối mặt với các biến chứng khó lường của thai kỳ, bao gồm:

Sảy thai, thai chết lưu

Khối u xơ dưới niêm mạc choán chỗ, tăng sinh nhiều mạch máu có thể làm lớp nội mạc không được phát triển đầy đủ và buồng tử cung bị chèn ép. Đây chính là lý do khiến bệnh nhân u xơ tử cung đang mang thai dễ sảy thai. Với tỷ lệ thai lưu là 14%, cao hơn tỷ lệ bình quân 7,6% của phụ nữ bình thường.

Lưu ý, mẹ bị u xơ tử cung có thể sảy thai sớm vào 3 tháng đầu do tử cung co bóp, tống thai ra ngoài. Hoặc mẹ bị sảy thai muộn do buồng tử cung bị khối nhân xơ chiếm chỗ, diễn ra vào tháng thứ 4 - 6 của thai kỳ.

(Hình 5 - Sảy thai muộn là một trong các hậu quả của u xơ tử cung trong thai kỳ)

Sảy thai muộn là một trong các hậu quả của u xơ tử cung trong thai kỳ

Sinh non

Ngôi thai bất thường và bất thường nhau thai như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược,... khiến bệnh nhân có nguy cơ sinh non từ khá đến rất cao. Thông thường, các bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện dự phòng sinh non cho các sản phụ từ tháng 7 trở đi.

Sinh khó, sinh mổ can thiệp

Thai phụ có bất thường ở buồng tử cung sẽ mất thời gian dài và tốn nhiều sức lực khi chuyển dạ hơn. Bởi sản phụ thường có khối u xơ tử cung dễ bị rối loạn cơn co khi chuyển dạ làm đảo ngược chiều hướng cơn co gây chuyển dạ kéo dài và suy thai.

Băng huyết sau sinh 

Theo các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, u xơ tử cung sau khi thai xổ ra ngoài có thể gây băng huyết sau sinh nở. Lý do là u xơ gây giảm khả năng co bóp của tử cung khiến khả năng cầm máu kém đi.

Chính vì thế, đây cũng được coi như tai biến sản khoa hàng đầu mà các bác sĩ sản khoa lưu ý với các bệnh nhân có u xơ tử cung.

(Hình 6 - Băng huyết sau sinh là tai biến vô cùng đáng sợ với hầu hết các chị em phụ nữ)

Băng huyết sau sinh là tai biến vô cùng đáng sợ với hầu hết các chị em phụ nữ

Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

Bế sản dịch sau sinh, nhiễm khuẩn hậu sản,... là những bất thường sản khoa có thể đe doạ sức khoẻ của sản phụ hậu sinh nở. 

Đồng thời, trong thời kỳ hậu sản, người mẹ còn có thể bị sót rau thai hoặc hoại tử nhiễm khuẩn,...

Thai nhi chậm phát triển

Thai nhi không có đủ không gian phát triển, thai nhi không được cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến em bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng. 

Cách điều trị u xơ tử cung khi mang thai

Căn cứ theo phác đồ cá nhân hóa, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp. Trong thai kỳ, người bệnh sẽ uống thuốc Progesterone để hỗ trợ giảm co thắt tử cung và giảm sự phát triển của khối u xơ. 

Ngay khi đủ tháng hay chuyển dạ, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u ngay bằng mổ mở hoặc mổ nội soi. 

(Hình 7 - TTND.TS.BSCKII Nguyễn Huy Bạo Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thực hiện mổ u xơ tử cung)

TTND.TS.BSCKII Nguyễn Huy Bạo Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thực hiện mổ u xơ tử cung

Tuy nhiên, trên thực tế, kế hoạch điều trị còn chịu sự chi phối của kích thước, vị trí khối u, kinh nghiệm của bác sĩ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân,...

Câu hỏi liên quan

Khi nào cần điều trị u xơ tử cung trong thai kỳ?

Chỉ định bóc tách u xơ tử cung trong thai kỳ không phải can thiệp y tế thường thấy. Nó chỉ được thực hiện khi khối u xơ có các diễn biến:

  • Hoại tử, nhiễm trùng
  • Vị trí khối u nằm ngay đường rạch cơ tử cung trong ca mổ lấy thai
  • Gây bít đường thoát sản dịch

U xơ tử cung khi mang thai nên ăn gì?

Người bệnh có thể hạn chế sự tiết ra estrogen, làm chậm diễn bệnh bệnh bằng các thực phẩm hỗ trợ như 

  • Các loại cá biển: cá hồi, cá ngừ, cá thu
  • Rau xanh và trái cây tươi
  • Thịt trắng như thịt gà, vịt, ngan, ngỗng
  • Ngũ cốc và các loại hạt giàu chất xơ: yến mạch, gạo lứt
  • Trà xanh
  • Thực phẩm giàu canxi như sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, phô mai,...

Đồng thời, người bệnh nên hạn chế các thực ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và thực phẩm có hàm lượng muối cao. 

Có thể nói, u xơ tử cung khi mang thai là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và chữa trị sớm. Người bệnh phải được chăm sóc đặc biệt bởi chế độ dinh dưỡng riêng, duy trì tái khám đều đặn và thực hiện theo các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 

Nếu có thắc mắc hay cần bất kì hỗ trợ nào thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
68

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám