Uốn ván sơ sinh - nỗi lo lắng của mẹ bầu sau sinh

Phan Ngọc Linh

11-08-2022

goole news
16

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng gần 500.000 trẻ sơ sinh tử vong vì căn bệnh uốn ván sơ sinh. Ở nước ta đã bắt đầu thực hiện lịch tiêm chủng uốn ván mở rộng định kỳ cho trẻ sơ sinh vào năm 1981. Tình trạng loại trừ uốn ván cũng đã đạt được dấu mốc tích cực vào năm 2005.

Uốn ván sơ sinh là gì?

Uốn ván sơ sinh là bệnh do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bởi trực khuẩn sinh bào tử kỵ khí gram dương gây ra: Clostridium tetani. Vi khuẩn uốn ván có mặt ở mọi nơi ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc với chất thải của súc vật khi không được tiêm phòng đầy đủ.

Vi khuẩn uốn ván
Vi khuẩn uốn ván

Uốn ván là nhiễm khuẩn nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao, không loại trừ bất kỳ đối tượng nào, dù là người già người trẻ nam nữ đều có thể mắc bệnh.
Bệnh uốn ván sơ sinh đã gây ra hơn 7% tổng số ca tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ này chiếm khoảng 250.000 ca tử vong mỗi năm. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng bao gồm cả việc đỡ đẻ, xử lý cuống rốn sai hay điều kiện tiệt trùng còn kém.
Vi khuẩn uốn ván nhất là nha bào, bào tử uốn ván có mặt ở mọi nơi trong đất cát bụi, phân trâu bò ngựa, gia cầm, dụng cụ phẫu thuật không được vệ sinh kỹ. Chúng sẽ xâm nhập vào vết thương, vết trầy xước, vết thương hở và sinh sôi nảy nở.
Độc tố sẽ lan dần vào tủy sống, bộ phận não bộ, ngăn chặn tín hiệu hoá học từ não và tủy sống đến cơ khiến cho cơ co giật nặng. Bệnh nhân có thể ngưng thở và tử vong nếu tình trạng co cứng kéo dài làm liệt các cơ hô hấp. Bệnh uốn ván còn có tên gọi khác là chứng bệnh “uốn đòn gánh” gây ra hiện tượng co quắp cơ, gồng cong người ra sau như cái đòn gánh.

Vi khuẩn uốn ván

Uốn ván sơ sinh

Uốn ván ở sơ sinh chính là tình trạng mắc bệnh uốn ván nhưng đối tượng là ở các em bé sơ sinh. Tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ mắc phải bệnh uốn ván sơ sinh có thể lên tới 80 - 95% - những con số rất cao. Vào năm 1989, đại hội đồng Y tế Thế giới đã xác nhận và nhận định uốn ván sơ sinh là vấn đề rất nghiêm trọng, liên quan đến sự sống còn của trẻ em và của các bà mẹ. Từ đó, họ đưa ra quyết định đặt mục tiêu loại trừ uốn ván trong phạm vi toàn cầu.

Nguyên nhân uốn ván sơ sinh

Một số lý do thường thấy khiến trẻ sơ sinh nhiễm bệnh:
Như đã đề cập, ở những nơi vùng sâu vùng xa và những khu vực phát triển ngành nông nghiệp, chăn nuôi nói chung: có nhiều phân bón, chuồng trại, không khí ẩm ướt là một điều kiện sống rất lý tưởng để vi khuẩn Clostridium tetani tồn tại. Khi đó, nếu người lớn đã hoàn tất công việc của mình nhưng vệ sinh không kỹ càng, hoặc để khu vực sống không sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ khiến bản thân cũng như em bé sơ sinh bị nhiễm vi khuẩn uốn ván này, thông qua những lần tiếp xúc, bồng bế…của người lớn.
Đối với phụ nữ mang thai không được tiêm chủng ngừa uốn ván khi mang bầu, mẹ sẽ không có miễn dịch, không có đủ kháng thể để truyền cho con. Vì vậy khi em bé được sinh ra sẽ không có đủ kháng thể, hệ miễn dịch…để tự đối mặt, kháng cự lại vi khuẩn trong cơ thể.
Trong quá trình sinh đẻ, việc vệ sinh không đúng cách, không đạt chuẩn đặc biệt là lúc cắt rốn sẽ làm em bé bị nhiễm vi khuẩn uốn ván, thông qua vết cắt đường dây rốn.

Quá trình vệ sinh cuống rốn cho em bé

Quá trình vệ sinh cuống rốn cho em bé


Đối với những trường hợp xỏ lỗ tai cho bé, nhưng không an toàn, dụng cụ không sạch cũng có thể gây lây nhiễm vi khuẩn uốn ván thông qua những vết xước, trầy…hoặc em bé bị mắc bệnh từ những quá trình chăm sóc sau đó, tùy tình huống.

Vết xỏ lỗ tai bị sưng

Vết xỏ lỗ tai bị sưng

Quá trình diễn tiến của bệnh uốn ván sơ sinh và triệu chứng

Khi đã bị vi khuẩn xâm nhập, bệnh sẽ diễn tiến thông qua các giai đoạn sau đây:
Trong giai đoạn đầu, bệnh biểu hiện với khoảng từ 5-7 ngày trong sự thầm lặng. Em bé không có triệu chứng gì bất thường. Đôi lúc sẽ trẻ quấy khóc, ăn ít đi.
Giai đoạn khởi phát: giai đoạn này chỉ kéo dài trong một vài giờ hoặc tới một ngày rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát. Trong giai đoạn này triệu chứng đặc hiệu là trẻ bỏ bú hoặc bú rất khó khăn.

Uốn ván sơ sinh hay còn gọi là uốn ván rốn

Uốn ván sơ sinh hay còn gọi là uốn ván rốn

Trong giai đoạn toàn phát, triệu chứng rất nghiêm trọng: môi bé chúm chím, bỏ bú mẹ, cũng có biểu hiện cứng hàm nhưng kèm theo sẽ là lên cơn co giật: giật ở mặt hoặc giật toàn thân. Em bé thường ưỡn ngửa người ra, gồng cứng người cùng với đó là những cơn ngừng thở, tím tái người nhanh.
Trong giai đoạn này, những cơn co giật lại xuất hiện thường xuyên hơn, làm em bé nhanh chóng đến giai đoạn li bì, bỏ bú hoàn toàn. Sau đó có xuất hiện những cơn ngừng thở, tím tái và rối loạn nhịp tim, có nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết. Các cơ quan sẽ nhiễm khuẩn và có nhiều nguy cơ nguy hiểm.
Ví dụ Nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa, nhiễm độc gan. Những xét nghiệm thường nhiễm toan hóa, có những nốt xuất huyết khi rối loạn đông máu.

Tay chân em bé càng co quắp lại. em bé thường bị cứng cơ mặt, cứng cơ các chi, cơ ngực và toàn thân. Biểu hiện sốt cao 38-39 độ C trong 1-2 tuần. Vì đây là thời điểm mà trẻ hay bị co giật nên nguy cơ tử vong cũng cao hơn.

Trẻ quấy khóc và bỏ bú mẹ

Trẻ quấy khóc và bỏ bú mẹ

Nguy cơ biến chứng ở trẻ sơ sinh do uốn ván

Vì nguyên tắc của uốn ván là làm các cơ gồng cứng, dẫn đến không điều khiển được các cơ hay làm các cơ mềm ra, trong những cơ bị ảnh hưởng đó thì có những cơ hô hấp. Khi không điều khiển được cơ hô hấp sẽ không thể điều khiển đầu để nâng nhịp thở, vì vậy em bé sẽ không thở được, thanh quản siết chặt lại, thiếu oxy và tử vong.

Cơ thể em bé bị tím tái vì thiếu oxy

Cơ thể em bé bị tím tái vì thiếu oxy

Khi uốn ván rốn mà được cấp cứu kịp thời, em bé sẽ qua được cơn hiểm nghèo. Nếu điều trị chậm, phát hiện muộn thì dù có điều trị tích cực với phương tiện hiện đại hay thuốc men đầy đủ, phác đồ đúng thì em bé cũng có thể qua khỏi nhưng vẫn dễ có những di chứng sau này, đặc biệt là di chứng về thần kinh, bé chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra, khi nhiễm khuẩn uốn ván nhiễm khuẩn huyết sẽ làm cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể ảnh hưởng xấu, làm cho đề kháng kém, khả năng của hệ tiêu hóa kém đi.
Trường hợp khác, trong quá trình điều trị nếu không cung cấp đủ oxy não thì sẽ bị thiếu oxy não lâu ngày để lại di chứng: em bé chậm đi, chậm biết nói, sự phát triển về thể chất cũng yếu dần hoặc nguy hiểm hơn là bị bại não.

Xem thêm:

Nguy cơ bại não từ uốn ván sơ sinh ở trẻ nhỏ

Nguy cơ bại não từ uốn ván sơ sinh ở trẻ nhỏ

Điều trị uốn ván sơ sinh và phòng ngừa

Trong điều trị thường sử dụng thuốc thuốc giải độc tố uốn ván chống co giật, chống gồng, thở máy,…để độc tố được thải ra. Cần rất nhiều thời gian để chữa bệnh, đáp ứng thuốc. Hơn thế nữa, khi đặt nội khí quản có thể gây bội nhiễm, đòi hỏi có kháng sinh và đảm bảo dinh dưỡng. Nên nói chung điều trị cũng khá khó khăn.

Đối với biện pháp phòng ngừa, cần làm gì để phòng ngừa uốn ván sơ sinh?
Người phụ nữ mang thai phải chích ngừa uốn ván trong khoảng 2-3 tháng cuối khi mang thai. Nếu không chích ngừa sẽ làm mất đi một cơ hội bảo vệ con mình trong bệnh uốn ván.

Tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu
Tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu

Nếu ở vùng sâu vùng xa phải xác định dụng cụ cắt rốn phải sạch sẽ, khử trùng tuyệt đối. Nếu dùng dụng cụ không sạch như lưỡi liềm, lưỡi kéo,…có những chất sắt hay bào tử của vi khuẩn sẽ làm em bé mắc bệnh ngay.

Cắt cuống rốn cho trẻ sơ sinh

Cắt cuống rốn cho trẻ sơ sinh

Uốn ván sơ sinh là một căn bệnh dễ mắc phải và cũng để lại rất nhiều biến chứng, di chứng nguy hiểm cho bé. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần tiêm phòng đúng thời điểm quy định cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình chăm sóc em bé sau sinh.
Nếu có nhu cầu tìm hiểu về uốn ván sơ sinh hoặc các bệnh lý liên quan cũng như tìm kiếm giải pháp điều trị, bạn có thể liên hệ và thăm khám tại các cơ sở bệnh viện uy tín.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,881

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám